Cá otto - "Chiến sĩ" diệt rêu tảo - Kinh nghiệm nuôi cá otto

Khám phá những điều thú vị về cá otto để hiểu rõ hơn về tập tính và vai trò quan trọng của loài cá này trong hệ sinh thái bể thuỷ sinh. Cá otto được mệnh danh là “chiến sĩ" diệt rêu tảo. Dưới đây, Hồ Cá Mini sẽ chia sẻ đến bạn kinh nghiệm nuôi cá otto.

Có thể bạn quan tâm:

>>> Cách khử clo trong nước máy để nuôi cá cảnh

>>> Cá otto ăn gì?

>>> Cách tự làm hồ cá mini đẹp mắt cho không gian nhỏ gọn

Cá otto sở hữu ngoại hình và tính cách như thế nào?

Cá otto có thân hình thon dài với hai màu là xám và trắng. Ở phần giữa người chúng sẽ có thêm một vạch đen lớn. Tùy vào dòng otto mà chúng có thể có thêm một số loại hoa văn khác.

Cá otto có vây ngắn kèm với miệng hút mạnh, giúp chúng có thể bám chắc vào đá để bào rêu trong những khu vực nước chảy ngoài tự nhiên.

Cá otto cái sẽ không có nhiều điểm khác biệt so với cá đực. Cá otto cái sẽ lớn và tròn hơn cá đực khi nhìn từ trên xuống.

Cá otto là loài cá hiền lành, hiền đến mức bị nhát. Chúng là loài cá bơi nhanh, sẽ phóng vòng quanh bể và tìm chỗ trốn khi chúng cảm nhận được nguy hiểm. Cá otto sẽ chỉ bận rộn tìm kiếm thức ăn thay vì tương tác với loài cá khác. Chúng sẽ không tấn công bất kì loài nào, kể cả là cá con cũng như là tép con.

Cá otto sẽ hoạt động chủ yếu về đêm. Chúng là bạn cùng bể tốt với các loài cá cộng đồng có chung kích thước khác.

Cá otto là loài bơi theo đàn. Nếu không nuôi theo số lượng lớn thì chúng sẽ nhát và dễ bị stress hơn. Vậy nên khi nuôi cá thì bạn nên nuôi chúng theo bầy ít nhất là 5 con trở lên.

Kinh nghiệm nuôi cá otto

Nuôi cá otto như thế nào hiệu quả, để chúng trở thành “trợ thủ” giúp bạn giữ vệ sinh cho bể cá?

Kích thước bể và môi trường nuôi

Để nuôi một đàn cá nhỏ thì bạn cần bể có kích thước tối thiểu là 30 lít.

Cá otto ngoài tự nhiên sống tại những khu vực nước nông có dòng chảy chậm, có nhiều ánh nắng mặt trời và rêu tảo tụ nhiên.

Khi nuôi cá bạn cần phải mô phỏng lại môi trường tự nhiên của chúng tốt nhất có thể nếu muốn cá thoải mái và khỏe mạnh.

Bể cá nên có nên hạt nhỏ như là phân nền chuyên dụng hoặc là nền cát. Cá otto là loài cá sống tầng đáy, đôi khi chúng cũng có thể sục đáy nền. Vậy nên bạn nên tránh dùng các loại nền sỏi lớn hoặc cứng, sắc, có thể làm cá bị thương.

Bể cũng nên có thêm đá, lũa, để tạo nơi cho rêu mọc và cung cấp chỗ trốn cho cá.

Lưu ý khi chăm sóc cá otto

Cá otto không phải loài cá quá dễ cũng như là quá khó để trăm sóc. Điều quan trọng nhất bạn cần nhớ khi chăm sóc cho cá là cung cấp cho chúng nguồn thức ăn tự nhiên. Khi bể quá sạch thì cá sẽ bị chết đói – đây là nguyên nhân phổ biến nhất khiến nhiều người không nuôi được cá otto.

Cá otto ăn gì?

Ngoài tự nhiên, cá otto là loài chuyên ăn thực vật. Thực đơn của chúng chủ yếu bao gồm rêu, tảo, vi khuẩn và các loại chất thải hữu cơ từ thực vật khác. Vậy nên khi nuôi cá bạn cần phải cung cấp cho chúng nguồn rêu tự nhiên để cá có thể khỏe mạnh.

Nếu bể của bạn không có đủ rêu để cho cá ăn thì bạn cần phải cho chúng ăn thêm thức ăn bổ sung. Bạn có thể mua viên tảo hoặc là luộc rau củ cho cá ăn. Các loại rau củ phổ biến cho cá otto là dưa chuột, rau cải, cà rốt,…

Khi cho cá ăn rau củ luộc thì bạn hãy luộc mềm, bỏ vào cho cá. Sau khoảng 24 tiếng nếu cá không ăn hết thì hãy vớt ra.

Nuôi cá otto chung với cá gì?

Cá otto là loài cá nhỏ hiền lành, do đó chúng sẽ dễ bị các loài cá lớn hơn săn như là các loại cá két. Bạn không nên nuôi chung cá otto với các loài cá quá to, quá dữ hoặc có tập tính rỉa vây.

Các loại cá cộng đồng phù hợp để nuôi chung với cá otto có thể kể đến là: 

  • Cá chuột 

  • Cá bảy màu 

  • Cá mún 

  • Cá sọc ngựa 

  • Cá tam giác 

  • Cá sặc …

Hồ Cá Mini vừa chia sẻ một số kinh nghiệm nuôi cá otto. Hy vọng đã cung cấp đến bạn các thông tin hữu ích. 


Tin tức liên quan

Nên nuôi cá gì ít thay nước?
Nên nuôi cá gì ít thay nước?

42 Lượt xem

 

Bạn thích nuôi cá cảnh nhưng không có nhiều thời gian để thay nước thường xuyên? Vậy thì hãy chọn những loại cá cảnh sống khỏe. Nuôi cá gì ít thay nước? Mời bạn tham khảo ngay những chia sẻ dưới đây nhé! 

Khi chăm sóc bể cá mini để bàn cần nhớ những gì?
Khi chăm sóc bể cá mini để bàn cần nhớ những gì?

554 Lượt xem

Đối với tính chất, đặc  điểm của từng loại bể cá mini để bàn mà bạn có những cách chăm sóc, điều chỉnh khác nhau trong suốt quá trình nuôi dưỡng sao cho phù hợp. Trong bài viết dưới đây, hocamini.vn xin gửi tới các bạn một số lưu ý giá trị dành cho những người mới chơi và đang trong quá trình thiết lập các loại bể cá mini để bàn, bể cá phong thuỷ, bể cá sáng tạo cho riêng mình.

Tại sao cá 7 màu lại chết? (Phần 1)
Tại sao cá 7 màu lại chết? (Phần 1)

19 Lượt xem

Nuôi cá cảnh bày màu nhưng cá chết sớm, chết không rõ nguyên nhân. Đây là điều mà người chơi cá cảnh gặp phải, khá đau đầu. Vậy tại sao cá 7 màu lại chết? Hãy cùng Hồ Cá Mini tìm hiểu nhé! 

Nên trải nền bể cá bằng gì?
Nên trải nền bể cá bằng gì?

26 Lượt xem

 

Nền là một trong những yếu tố cần thiết cho bể cá cảnh. Đó chính là lớp cát, sỏi ở đáy bể. Nền có vai trò trong việc hỗ trợ và tác động tới hệ sinh thái và sinh vật có trong bể cá cảnh. Nên trải nền bể cá bằng gì? Mời bạn đọc cùng tham khảo ngay những chia sẻ dưới đây.

Cá sặc bướm ăn gì?
Cá sặc bướm ăn gì?

14 Lượt xem

Cá sặc bướm - Một loại cá “nhỏ mà có võ”, thuộc họ cá tai tượng. Chúng là một giống cá cảnh cỡ nhỏ, ăn tạp và dễ nuôi. Hiện nay, rất nhiều người chọn nuôi cá sặc bướm bởi những lợi ích mà chúng mang lại. Vậy cá sặc bướm ăn gì? Cùng mình tìm hiểu ngay nhé!

Hướng dẫn kiểm tra, bảo dưỡng hồ thủy sinh định kỳ
Hướng dẫn kiểm tra, bảo dưỡng hồ thủy sinh định kỳ

72 Lượt xem

 

Bạn là người mới chơi cá cảnh nên chưa có kinh nghiệm trong việc vệ sinh, bảo dưỡng bể thủy sinh? Việc kiểm tra, bảo trì, bảo dưỡng hồ thuỷ sinh là một trong những bước vô cùng quan trọng. Giúp bạn nắm được chất lượng của hồ đang ở đâu, có môi trường tốt không, cần bổ sung hoặc thay mới cái gì. 

Hướng dẫn cách châm vi sinh hiệu quả
Hướng dẫn cách châm vi sinh hiệu quả

76 Lượt xem

Bạn không nên đổ quá nhiều vi sinh vào bể cá. Vi khuẩn có lợi sinh sống trên lượng ammonia thừa trong bể. Nếu có quá nhiều vi sinh thì lượng vi sinh thừa sẽ chết hoặc trong trạng thái không hoạt động. Vậy cách châm vi sinh như thế nào hiệu quả?

Đặt bể cá mini phong thủy phòng ngủ có tốt không?
Đặt bể cá mini phong thủy phòng ngủ có tốt không?

759 Lượt xem

Vị trí đặt bể cá mini trong không gian cũng rất quan trọng, không phải cứ đặt ở đâu cũng tốt. Đặc biệt, có nên đặt bể cá mini phong thủy phòng ngủ không là điều mà nhiều khách hàng rất quan tâm. Phòng ngủ thì yên tĩnh mà những chú cá thì luôn chuyển động và bơi lội, vậy liệu đặt bể cá trong phòng ngủ có tốt không? Cùng tìm hiểu ngay nhé!


Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng