Cách nuôi cá betta con mới sinh ít bị chết
Sau đây chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu về cách nuôi cá betta mới nở thế nào cho đơn giản nhất. Để có được những chú cá betta trưởng thành đẹp đẽ và khỏe mạnh thì đây là công việc đầu tiên và cũng rất quan trọng.
Có thể bạn quan tâm:
>>> Cá lia thia: Loài cá cảnh đẹp và dễ nuôi
>>> Cách làm một hồ thủy sinh mini đơn giản
>>> Cá lau kiếng là gì? Lợi ích cá lau kiếng cảnh
Chăm sóc cá betta con như thế nào để đạt tỷ lệ sông sót cao nhất là vấn đề mà rất nhiều những người tiến hành ép cá betta gặp phải. Rất nhiều người ghép đôi cá bố mẹ thành công nhưng sau khi để trứng nở thì tỷ lệ cá con sống sót lại rất thấp.
Là một loại cá cảnh dễ nuôi xong để chăm sóc cá con mới nở không những sống sót được mà còn trở thành một chú cá đẹp khi trưởng thành lại không hề dễ dàng như bạn nghĩ. Nó đòi hỏi bạn phải nắm cách nuôi cá betta con mới nở một cách vững vàng nhất.
Chú ý khi cho cá betta thụ tinh: Sau khi cá trống ép hết trứng, trứng được phun lên tổ bọt, nhìn thấy cá mái nằm 1 góc và bụng xẹp lép thì lúc đó nên vớt cá mái ra. Khi cá con nở, khoảng được 3-4 ngày thì bạn nên vớt cá trống ra.
Trong khoảng 3 ngày đầu sau khi nở, cá betta bột sống nhờ khối noãn hoàng dưới bụng, vì thế mà chúng không cần thức ăn từ bên ngoài.
Sau 3 ngày tuổi, khối noãn hoàng dần dần teo lại, nghĩa là nguồn dinh dưỡng dự trữ sắp cạn kiệt. Lúc này cá cần nguồn thức ăn từ bên ngoài, ở giai đoạn này, vì cá còn quá nhỏ nên không thể ăn các loại thức ăn sống như bo bo, trùn chỉ; có một loại thức ăn rất tốt cho cá betta bột đó là thảo trùng.
Cách chế biến thảo trùng như thé nào cũng là một khâu rất quan trọng trong cách nuôi cá betta bột bởi đây là nguồn thức ăn chính của cá con trong những ngày đầu mới nở, bạn có thể làm thảo trùng theo cách rất đơn giản sau:
Lấy một cái chén nhựa nhỏ, bỏ vào đó một ít lá xà lách, cho nước vào, và để khoảng 3 ngày sẽ xuất hiện những con thảo trùng rất nhỏ mà mắt thường không thể thấy được.
Lưu ý: nếu chén thảo trùng có mùi hôi là do lượng lá xà lách quá nhiều, phải bỏ đi và làm lại chén khác. Trong mỗi giọt nước lấy từ chén xà lách chứa rất nhiều con thảo trùng, mỗi ngày lấy khoảng 2 muỗng cà phê thảo trùng bỏ vào bể cho cá ăn.
Sau khi cá đã đủ lơn bạn phải đổi oại thức ăn khác để đảm bảo dinh dưỡng cho cá phát triển.Khi cá con đủ lớn thì cho chúng ăn các loại thức ăn như bo bo, con đỏ (Moina), rận nước (Daplnia). Các loại thức ăn này không những là nguồn dinh dưỡng cần thiết của cá betta, mà chúng còn giúp cá betta hình thành bản năng bắt mồi của mình. Khi cho cá ăn Moina, phải chọn những con sống, bỏ đi những con chết. Để lấy những con Moina sống khỏe mạnh, cho Moina vào thau, chờ khoảng 10-15 phút, những con sống khỏe mạnh sẽ nổi lên trên, những con chết sẽ chìm xuống đáy. Nên cho cá ăn một lượng vừa đủ, không nên cho vào bể quá nhiều thức ăn nhằm tránh tình trạng cá ăn không hết, thức ăn thừa lại trong bể sẽ làm bẩn nước. Tuy nhiên cũng không để cá con thiếu thức ăn, vì như thế chúng sẽ rất dễ bị suy dinh dưỡng và dẫn đến còi cọc.
Khi cá con được khoảng 45 ngày tuổi, có thể cho chúng ăn loăng quăng, trùn chỉ, trùn muối, hoặc các loại thức ăn dạng viên. Phải thường xuyên thay đổi các loại thức ăn nhằm cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cá, đồng thời kích thích tính thèm ăn của cá. Sau khi cá ăn xong, phải lấy hết thức ăn thừa trong bể ra, nếu không nước bể sẽ bị ô nhiễm và gây bệnh cho cá.
Chúc các bạn thành công khi làm theo cách nuôi cá betta mới nở của chúng tôi.
Xem thêm