Cách nuôi cá cảnh trong bể xi măng
Với khuân viên nhà có diện tích rộng người chơi cá có thể lựa chọn xây bể xi măng. Tuy nhiên, bể xi măng sẽ khiến người chơi khó quản lý được chất lượng thủy sinh trong bể và gặp một số vấn đề cần khắc phục. Mời bạn đọc tham khảo bài viết để hiểu rõ hơn về cách nuôi cá cảnh trong bể xi măng.
Có thể bạn quan tâm:
>>> Cách nuôi cá cảnh trong bình thủy tinh nhỏ
>>> Cá cảnh nước ngọt dễ nuôi
>>> Hướng dẫn nuôi cá cảnh vô cùng đơn giản
Nuôi cá cảnh trong bể xi măng đơn giản Tùy vào sở thích, cũng như phong thủy mà người chơi cá lựa chọn đặt bể xi măng nuôi cá ở vị trí khác nhau. Đa phần bể xi măng được xây bằng xi măng, và mặt trong của bể có thể lát gạch hoặc để mộc.
Vì bể xi măng được cấu tạo như một hồ mini tại nhà, do đó người chơi cá cảnh cần phải có hệ thống lọc hút nước lên và trả nước hợp lý. Ngoài việc sử dụng các thiết bị tạo khí thì người chơi cá cũng có thể xây thác nước tại bể xin măng, vừa tạo nên vẻ đẹp cho bể cũng như tạo oxy, tạo môi trường trong sạch cho cá phát triển bình thường.
Tại bể, người chơi cá cảnh cần thả rong cũng như các giống họ bèo cho bể. Việc này giúp tạo nên nguồn thức ăn phong phú, tặng lượng oxy cho cá và giúp cá tạo nơi đẻ dễ dàng.
Bên cạnh đó, cần xây dựng thêm hòn non bộ tại bể, tạo điều kiện cho cá cảnh được yên tĩnh và tránh được ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp trong thời gian dài.
Ngoài ra, cũng không thể quên thay nước cho bể cá định kỳ. Giống như bể thủy sinh để trong nhà hay bể xi măng ngoài trời cũng vậy, việc vệ sinh và thay nước cho cá cảnh sẽ luôn giữ được môi trường sống trong sạch và hạn chế tối đa các nguồn bệnh ảnh hưởng tới cá trong bể. Tỉ lệ tốt nhất là 30-50% nước được thay trong vòng 3 tuần. Và thải bỏ các phần thức ăn dư thừa, cặn bã sau mỗi lần cho ăn.
Đối với thời tiết quá nắng nóng, người chơi cần có lưới chống nắng, cũng như mái che cho cá, nhằm giảm nhiệt độ trong bể.
Lưu ý, người nuôi cá cảnh trong bể không nên nuôi cá có số lượng quá nhiều, việc nuôi số lượng cá không phù hợp trong một bể xi măng, dễ khiến cá của bạn không thể lớn nhanh và khỏe mạnh bình thường được. Hãy nuôi thưa và phù hợp.
Ưu và nhược điểm khi nuôi cá trong bể xi măng
Ưu điểm:
Ngoài việc nuôi cá trong hồ xi măng rất đơn giản. Có thể xây dựng thủy sinh trong hồ bằng nhưng giống bèo rong dễ kiếm. Việc cá cảnh được nuôi trong bể xi măng cũng khiến cá được khỏe mạnh hơn, và phù hợp với nhiều giống cá khác nhau. Với kích thước lớn của bể, cá có thể sinh nở dễ dàng cũng như tránh được các kẻ thù gây hại.
Đối với bể xi măng, người chơi cá thể trang trí và tạo thêm phong cảnh cho khuân viên của ngôi nhà. Lựa chọn xây bể với nhiều kiểu dáng khác nhau tùy theo sở thích, không gò bó một kiểu dáng giống như sử dụng bể thủy sinh trong nhà. Tùy vào điều kiện có thể tận dụng các vách sân, bờ ao, để nuôi cá trong vườn. Xây bể cá cảnh tại nguồn nước để tiện thay nước thường xuyên mà bể thủy sinh trong nhà không thể làm được.
Nhược điểm
Ngoài những mặt tích cực mà bể xi măng đem lại, thì cũng có nhược điểm mà người nuôi cá cũng cần chú ý. Việc sử dụng bể cá cảnh bằng xi măng, bắt buộc phải xây dựng tại sân, vườn, và những nơi có ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp.
Đối với thời tiết nắng nóng hay lạnh giá, người chơi cá cũng phải lưu tâm hơn so với nuôi cá trong nhà. Sử dụng lưới che nắng, hoặc sử dụng bạt che khi trời mưa lớn hoặc các hiện tượng khắc nghiệt của môi trường.
Cũng như tại các vùng thấp, khi mưa bão lớn, việc nước trong bể dâng cao hơn và cá bơi ra khỏi bể cũng có thể xảy ra. Đối với các giống cá có giá trị kinh tế cao, giống cá quý, người nuôi cá cảnh cũng cần phải cảnh giác hơn, phòng trừ kẻ gian.
Vấn đề thủy sinh, cũng như nền đất tại bể cũng cần phải được chăm sóc kỹ hơn do không thể quan sát được rõ như đối với bể kính trong nhà.
Trên đây là những kinh nghiệm cần có để nuôi cá cảnh trong bể xi măng đơn giản và giúp cá cảnh khỏe mạnh nhất. Chúc bạn thành công.
Xem thêm