Cách sơ cứu cá cảnh sắp chết
Nuôi cá cảnh là một thú vui tao nhã đang rất phổ biến hiện nay được rất nhiều người yêu chuộng. Mặc dù vậy, nhiều người chơi cá cảnh lâu cũng rất chán nản khi những chú cá cảnh cứ chết dần trong bể, thậm chí là chết hàng loạt gây tốn kém về kinh tế. Vậy làm thế nào để hạn chế tình trạng đó xảy ra? Bài viết dưới đây sẽ chỉ cho bạn một số cách để sơ cứu cá cảnh sắp chết. Các bạn cùng theo dõi nhé!
Có thể bạn quan tâm:
>>> Sau bao lâu thì mới nên cho cá ăn?
>>> Cách chọn đèn cho hồ thủy sinh
>>> Tại sao cá cảnh chết nhiều khi nuôi trong bể thủy tinh?
Xác định rõ các triệu chứng của cá trước khi sơ cứu
Xác định rõ và sớm được các triệu chứng của cá cảnh sắp chết sẽ giúp bạn có thể sơ cứu hiệu quả hơn. Bạn nên kiểm tra các dấu hiệu bệnh của cá trước thời điểm cho cá ăn, đó là thời điểm tốt nhất để phát hiện bệnh của cá. Có nhiều dấu hiệu giúp bạn nhận biết được các triệu chứng bệnh mà cá cảnh sắp chết đang mắc phải như:
- Nếu bạn để ý thấy cá có các dấu hiệu biếng ăn hay gầy đi thì đó chính là do ký sinh trùng bên trong cá
- Cá đớp không khí, thở gấp, hay trôi lềnh đềnh trên mặt nước hay lặn dưới sát đáy bể thì chứng tỏ cá đang bị bệnh hoặc do chất lượng nước kém
- Xuất hiện các vùng trắng sữa trên vây hay đuôi cá hoặc bộ vây bị rách tả tơi thì cá bạn đang bị nhiễm nấm; v...v…
Dùng nhíp để loại bỏ các ký sinh trùng
Đối với những loại cá cảnh sắp chết do mắc phải kí sinh trùng, bạn có thể sơ cứu cho cá bằng cách dùng nhíp để loại bỏ những loại ký sinh trùng này. Với một số loại kí sinh trùng đã ở sâu bên trong thân cá thì bạn có thể kết hợp với loại bỏ bằng tay hay sử dụng các loại thuốc diệt ký sinh trùng. Lưu ý trong quá trình thực hiện bạn nên nhẹ tay để không làm tổn thương đến cá.
Tiến hành xử lý nước bằng muối và nhiệt
Nếu trên thân cá xuất hiện những đốm trắng thì rất có thể nó đang bị mắc bệnh bởi ký sinh trùng hay rận. Trong trường hợp này, bạn có thể tăng nhiệt độ nước lên 30 độ C trong vòng 48 tiếng đồng hồ để ngăn chặn ký sinh trùng sinh sôi nảy nở.
Bạn nên thực hiện như vậy trong vòng 10 ngày, sau đó giảm nhiệt độ nước trong bể xuống 18 độ C. Đồng thời, bạn cũng nên thêm vào bể 1 thìa canh muối cá cảnh với mỗi 20 lít nước để đạt hiệu quả tốt hơn. Chú ý là nên thay nước bể cá vài ngày một lần nhé.
Xử lý nước trong bể
Những căn bệnh nấm ở cá bạn có thể sơ cứu bằng cách tháo ngay bộ lọc nước và xử lý nước trong bể. Trong quá trình xử lý nước, bạn có thể dùng các loại thuốc như Maracyn - Two để trị các bệnh thối vây hay thuốc xanh methylene để chữa bệnh nhiễm nấm ở cá. Chú ý bạn chỉ nên dùng các loại thuốc này khi bạn biết chắc căn bệnh cá cảnh sắp chết đang mắc phải.
Thay thế đồ ăn bằng rau hay thức ăn có hàm lượng protein thấp:
Thay nước trong bể đôi lúc vẫn không hữu hiệu trong việc sơ cấp cứu cho các loại cá cảnh sắp chết, đặc biệt đối với các loại cá mắc bệnh bong bóng. Với những trường hợp như vậy, bạn nên cho cá ăn rau như đậu đông lạnh hay các loại thức ăn có hàm lượng protein thấp. Trong khi cho ăn, bạn không nên cho cá ăn quá nhiều mà nên cho ăn khi những thức ăn trước đã ăn xong.
Sử dụng thuốc điều trị thương mại
Vì một số nguyên nhân nào đấy bạn không phát hiện được nguyên nhân mắc bệnh của cá thì bạn có thể dùng thuốc thương mại để điều trị bất cứ các loại bệnh nào ở cá. Loại thuốc này bạn có thể dễ dàng tìm được tại các cửa hàng thú cưng hay một số nhà bán lẻ lớn.
Trên đây là một số gợi ý giúp bạn có thể sơ cứu cá cảnh sắp chết của mình. Hi vọng qua bài viết này, bạn sẽ nắm được một số bí quyết để có thể chữa bệnh cho cá cảnh và có những biện pháp phòng bệnh tốt nhất cho những chú cá cảnh của mình. Chúc bạn thành công!
Xem thêm