Cách phòng và trị các bệnh thường gặp cho cá cảnh
Nuôi cá cảnh là thú vui của rất nhiều người hiện nay, trong quá trình nuôi cá cảnh người nuôi luôn mong muốn cá khỏe mạnh, lớn nhanh và sinh sản tốt. Tuy nhiên một số nguyên nhân khách quan và chủ quan sẽ gây bệnh cho cá cảnh, các bạn hãy cùng tìm hiểu 3 loại bệnh thường gặp và cách chữa trị cho cá cảnh luôn khỏe mạnh mỗi ngày.
Có thể bạn quan tâm:
>>> Các loại cá cảnh hiền lành, dễ sống
>>> Cách chọn màu cá cảnh cho gia chủ gặp nhiều may mắn
>>> Cách chọn cá nuôi cho bể cá mini
Nguyên nhân, biểu hiện bệnh nấm thủy mi và cách chữa bệnh cho cá cảnh
Bệnh nấm thủy mi là bệnh rất phổ biến, thường gặp nhiều giống cá cảnh khi nuôi, đặc biệt là ở cá chép, theo nghiên cứu của các chuyên gia cho thấy nguyên nhân là do nấm Saprolegnia và Achlya gây ra.
Đối với bệnh này khi quan sát rất dễ nhìn thấy các biểu hiện khác thường trên da cá, xuất hiện các vùng trắng xám, hoặc sợi nhỏ như sợi bông, tình trạng bệnh sẽ diễn biến nặng hơn và sẽ chết nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời.
Cách chữa bệnh cho cá cảnh khi gặp bệnh nấm thủy mi là nâng cao nhiệt độ môi trường lên 30 độ, dùng Potassium dichromate để hòa vào nước hoặc sử dụng dung dịch chuyên dụng để bôi, kết hợp hòa lẫn nước muối trong thời gian dài.
Khi phát hiện thấy tình trạng bệnh như trên có thể áp dụng tương tự cách chữa bệnh để phòng tránh, hạn chế các tác hại nguy hiểm.
Nguyên nhân, biểu hiện bệnh virus mùa xuân và cách chữa bệnh cho cá cảnh
Virus mùa xuân thường gặp ở cá chép, đặc biệt là cá con trong quá trình phát triển, nguyên nhân chủ yếu là do visrus Rhabdovirus Carpio và môi trường nhiệt độ thấp gây nên.
Khi quan sát thấy da cá chuyển màu sập, mắt lồi ra, mang nhợt nhạt và bị xuất huyết trên da.
Hiện nay vẫn chưa có cách chữa bệnh cho cá cảnh khỏi virus mùa xuân, tuy nhiên cách tốt nhất là phòng tránh bệnh bằng vaccine.
Nguyên nhân, biểu hiện bệnh Clomaris và cách chữa bệnh cho cá cảnh
Bệnh Clomaris còn có tên gọi là bệnh thúi vây, đuôi và nguyên nhân gây bệnh là vi khuẩn Flavobacterium culomaris, cá Betta là giống cá cảnh rất thường gặp bệnh này.
Biểu hiện thường thấy của bệnh khi quan sát là phần viền vây của cá bị mất màu, chuyển sang màu hanh đỏ và phần vây bị tổn hại nghiêm trọng do virus bệnh gây nên.
Sử dụng hỗn hợp các loại thuốc gồm Melafix, Maracyn và muối để hòa vào nước hoặc bôi trực tiếp lên phần vây bị nhiễm bệnh. Hạn chế sử dụng các loại thuốc kháng sinh để điều trị và phòng tránh bệnh Clomaris cho cá cảnh.
Cá nuôi rất dễ mắc bệnh bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, do môi trường nước bị ô nhiễm, ký sinh vật xâm nhập vào bể nuôi, thiếu sự chăm sóc và chăm sóc không đúng cách của người nuôi cá. Bài viết đã tổng hợp chi tiết một số bệnh thường gặp khi nuôi cá cảnh, khi gặp phải tình trạng bệnh như trên thì người nuôi phải biết cách xử lý và chữa bệnh cho cá cảnh kịp thời.
Xem thêm