Đặc điểm và kỹ thuật nuôi cá Xiêm
Cá xiêm là 1 giống cá rất dễ ép đẻ!bạn có thể chọn 1 con đực va 1 con mái khác loại. Nhưng bạn nên nhớ chọn 1 con đực cồ, con mái nhỏ hơn con đực 1 chút. Sau do kiếm bể ép, có thể là 1 cái 1 xô hay 1 cai lu cũng được.
Có thể bạn quan tâm:
>>> Cách ép cá betta hiệu quả nhất
>>> Chuẩn bị dụng cụ ép cá betta
>>> Cá betta không sung nên làm gì?
Hiện nay, việc nuôi cá cảnh đã trở thành một thú vui và niềm đam mê phổ biến đối với xã hội. Trong thế giới cá cảnh, cá xiêm là loài cá không chỉ được biết đến là loài cá cảnh mà còn là loài cá đá. Cá xiêm có nguồn gốc từ Thái Lan, chúng được nuôi cách đây khoảng 700 năm.
Với hình dáng độc đáo, đa dạng về màu sắc, đặc điểm nổi bật nhất ở cá xiêm đó chính là vây đuôi. Vây đuôi cũng có rất nhiều loại với màu sắc và độ xòe rộng khác nhau. Bởi vì cá xiêm có tính hung hăng, ngoài môi trường thiên nhiên chúng thường hay đánh đuổi đồng loại đi nơi khác nên những người nuôi cá xiêm không chỉ với mục đích chiêm ngưỡng mà còn đem nó thi đấu.
Nếu như có ý định muốn đem về cho mình một con cá xiêm về làm kiểng thò bạn cần phải có những kiến thức và hiểu biết như thế nào về cách nuôi cá xiêm kiểng? Dưới đây là một số hướng dẫn cho người nuôi về quy trình và cách nuôi cá xiêm.
Cá xiêm có nguồn gốc từ Thái Lan
- Chọn mua cá xiêm: cá xiêm kiểng có rất nhiều loại, mỗi loại mang một hình dáng và màu sắc sặc sỡ khác nhau. Các dòng cá xiêm phổ biến ở nước ta hiện nay: cá xiêm Halfmoon, cá xiêm đuôi tưa Crowntail, Plakat,... chọn mua ở cửa hàng uy tín, nổi tiếng. Loài cá xiêm giá đa phần sẽ rẻ hơn nhiều so với các loài cá cảnh khác.( giá từ 50-100 nghìn nếu mua ở các xe đậu vỉa hè khoảng 20-50 nghìn/con) Nên chọn cá xiêm được nuôi ở trong bể nước sạch, không có cặn bã, sống trong môi trường không có loài thủy sinh chết vì sẽ gây ra ô nhiêm nguồn nước.
- Môi trường sống: Nguồn nước thích hợp là rất quan trọng đối với cá kiểng nói chung và cá xiêm nói riêng. Cá xiêm thích hợp với chất nước mềm, độ PH thích hợp là PH trung tính hoặc nhẹ( tốt nhất là trong khoảng 6.8- 7.4) Cá xiêm có thể sống ở nguồn nước ngọt, nước sông hoặc cả nước giếng. Nhiệt độ nước cũng không kém phần quan trọng. Nước ấm là môi trường tốt nhất cho cá xiêm phát triển( dao động từ 24-30 độ C) .
- Trang trí bể nuôi: Bể nuôi cá xiêm chứa tối thiểu 15 lít nước. Cá xiêm kiểng thích nghi dễ dàng với môi trường sống chật hẹp như ta có thể đựng trong các lọ thủy tinh, hũ keo. Bởi vì cá xiêm có hệ hô hấp rất đặc biệt gọi là labyrinth mà đa phần cac loài khác không có, nó có thể hô hấp qua bề mặt nước. Khi nuôi cá xiêm kiểng ta không cần gắn các thiết bị sục khí oxy như một số loài khác. Để tăng vẻ đẹp của bể nước, ta có thể cho vào một ít viên sỏi long lanh và một số loài cây thủy sinh.
- Thả cá vào bể: Trước tiên, ta phải cho cá thích nghi với môi trường mới, ta ngâm bịch cá trong bể khoảng 15 phút cho một ít nước vào trong bể để cá quen với môi trường mới, sau đó mới thả cá vào bể.
Ngâm bịch cá trong bể khoảng 15 phút cho một ít nước vào trong bể để cá quen với môi trường mới
- Thức ăn cho cá xiêm: Cách nuôi cá xiêm kiểng có mức tăng trưởng tốt và khỏe mạnh, bạn cần phải có chế độ dinh dưỡng cân bằng và hợp lí. Nơi môi trường hoang dã, cá xiêm ăn hầu hết cac loại ấu trùng sâu bọ. Cá xiêm rất thích ăn các loại thức ăn sống như: lăng quăng, trùn chỉ, bobo Còn nơi môi trường nuôi nhốt trong các bể nước, lọ thủy tinh, bạn cần phải cung cấp thêm các loại thức ăn đông lạnh như bò xay nhuyễn, tôm băm nhuyễn, tảo lục, .. để tăng thêm chất dinh dưỡng và các chất cần thiết khác để giúp cá phát triển hơn trong môi trường nhân tạo. Hay bạn cũng có thể cho chúng ăn các loại thức ăn dạng viên. Các loại thức ăn viên có chứa Astacin, loại này kích thích tế bào sắc tố, làm cho màu sắc của cá trở nên tươi đẹp hơn. Tuy nhiên không cho cá ăn thường xuyên các loại thức ăn viên mà cần phải thêm các loại thức ăn sống hoặc thức ăn đông lạnh để cung cấp đủ dinh dưỡng và duy trì bản năng hoang dã của chúng.
- Tần suất ăn: khi cá ở 3 ngày tuổi vì còn non nên không thể ăn được các loại thức ăn; khi cá sau 3 ngày tuổi lúc này cá chỉ có thể ăn được các loại thảo trùng; khi cá đủ lớn chúng bắt đầu ăn được các loại thức ăn sống như bobo, trùn chỉ, thức ăn dạng viên,... bạn cần phải thường xuyên thay đổi khẩu phần ăn của chúng nhằm cung cấp đầy đủ, đa dạng chất dinh dưỡng. Sau khi cá ăn xong phải lấy hết phần thừa của thức ăn để nó không gây ra ô nhiễm môi trường nước. Nên ăn 2 lần / ngày, tránh không được cho cá ăn quá no.
- Có nên cho cá xiêm sống chung với nhau không? Khi còn nhỏ có thể nuôi chung với nhau nhưng khi trưởng thành thì bộc lộ bản tính hung hăng, thích đấu đá lẫn nhau. Vì thế khi cá trưởng thành thì được tách riêng các con đực với nhau, còn con cái chỉ đuổi nhau chứ không đấu đá nhau như con đực.
- Thường xuyên vệ sinh bể nước, lọ thủy tinh sạch sẽ, thay nước định kì (đa phần thì thay nước 2 lần/ tuần nhưng tốt nhất là thay lượng nước khoảng 50% mỗi ngày hoặc 100% mỗi ngày).
Thường xuyên vệ sinh bể nước, lọ thủy tinh sạch sẽ để cá xiêm khỏe mạnh
Đó là một số cách nuôi cá xiêm kiểng, hy vọng nhờ đó mà bạn sẽ tích lũy được cho mình một ít kinh nghiệm về cách nuôi cá xiêm kiểng. Cá xiêm kiểng có màu sắc sặc sỡ và bộ vây đuôi đa dạng độc đáo. Cá xiêm sẽ góp phần tô điểm cho ngôi nhà của bạn trở nên sang trọng và sinh động hơn.
Xem thêm