Điểm đặc biệt của cá SAM cảnh mà bạn cần biết

Với vẻ đẹp từ những hoa văn đặc sắc trên người, cá sam vẫn được nhiều người yêu thích dù đã được cảnh báo đây là loài cá có độc. Tuy nhiên, nếu biết cách chăm sóc cẩn thận thì việc có một bể nuôi cá sam trong nhà cũng là một điều rất thú vị.

Có thể bạn quan tâm:

>>> Cách trị bệnh nấm và các bệnh ở mang cá cảnh

>>> Đặc điểm và cách chăm sóc cá Dĩa

>>> Cá Lia Thia: Loài cá cảnh đẹp và dễ nuôi

Cá sam là loài chủ yếu sống ở tầng đáy và rất dễ nuôi, đặc biệt cách bơi lội vô cùng uyển chuyển của chúng sẽ đem lại một không khí mới mẻ cho bể cá nhà bạn.

1. Một số thông tin về loài cá sam

Tên gọi: Cá sam có tên tiếng Anh là “freshwater stingray” và người Việt Nam hay gọi bằng cái tên là cá đuối nước ngọt. Tuy nhiên, người ta nhắc đến tên cá sam hơn do kiêng kỵ dùng từ “đuối” sợ rằng sẽ làm cho công việc làm ăn không phát đạt, thăng tiến như ý muốn.

Nguồn gốc: Cũng như nhiều loài cá khác, cá sam cũng bắt nguồn từ lưu vực sông Amazon- nơi có lượng phù sa màu mỡ và hệ động thực vô cùng phong phú. Cá sam là một loài sinh vật rất cổ sơ mà lại sinh sống ở một nơi rậm rạp như vậy nên chúng không có nhiều biến đổi so với thời kì đầu.

Các loại cá sam: Hiện nay có rất nhiều các loại cá sam khác nhau và được phân biệt chủ yếu qua màu sắc và hoa văn.

Cá sam cũng là loài tương đối dễ nuôi, khi trưởng thành có thể đạt kích thước 50-60cm nên cần có một chiếc bể nuôi khá lớn. Điều đặc biệt là cá sam có 1 chiếc gai độc nên khi chăm sóc cần lưu ý cẩn trọng.

Giá của cá sam có thể dao động từ vài triệu đến vài chục triệu/con tùy vào từng loại.

2. Nét độc đáo của cá sam ở vùng Amazon

Cái tên cá sam “stingray” sở dĩ được đặt như vậy là do chúng có một cái gai nhọn có độc hình răng cưa nằm phía sau đuôi. Đây cũng là vũ khí quan trọng giúp chúng tồn tại và phát triển đến ngày nay. Nếu không may bị gai đâm phải thì sẽ tạo nên vết rộp lớn và cảm giác cực kì bỏng rát. Muốn điều trị không phải là cho vào nước lạnh mà ngâm vào nước nóng hết sức chịu đựng để trung hòa chất độc. Và cách nhiều người dân Amazon hay dùng là đi tiểu vào vết thương vì nước tiểu vừa nóng, vô trùng lại hơi có tính a-xít.

Ở Amazon, đa số tai nạn với cá sam đều do người dân vô tình đạp phải khi chúng ẩn mình dưới lớp cát để nghỉ ngơi hoặc săn mồi. Ngay lập tức, chúng sẽ nhanh chóng tẩu thoát nếu không muốn bị bắt giữ. Với người nuôi cá thì hầu hết tai nạn đều xảy ra ở tay và cánh tay khi họ làm vệ sinh hồ hay bắt cá. Đôi khi đó chỉ là tai nạn ngẫu nhiên nhưng cũng có khi là do bất cẩn khi tiếp xúc với cá. Do vậy khi nuôi loài cá này, bạn cũng cần hết sức cẩn thận để không làm mình bị thương.

3. Kĩ thuật nuôi cá sam cơ bản

– Kích thước bể cá: Hầu hết cá sam đều lớn rất nhanh và nếu được chăm sóc thích hợp thì chúng sẽ nhanh chóng phát triển đến kích thước mà một hồ nhỏ không thể chứa nổi. Chúng cần hồ có kích thước lớn, thậm chí ngay từ khi mới thả. Tốt nhất bạn nên nuôi riêng cá sam vì nuôi chung với các loài khác có thể gặp rủi ro. Một trong số những loài thường được nuôi chung là cá rồng, nhưng nếu chúng không có kích cỡ phù hợp với cá đuối thì có thể gặp vấn đề.

– Thông số nước: Nước sông Amazon hầu như rất mềm với một ít khoáng chất. Độ pH ở đây xấp xỉ 6,5 nhờ có lượng nước mưa khổng lồ nên độ pH không bị giảm mạnh. Khi được thuần dưỡng, đa số cá đuối đều có thể thích nghi với nước máy và không đòi hỏi phải xử lý hóa học trước khi dùng. Tuy nhiên, chúng ăn nhiều và thường xuyên bài tiết nhiều chất thải nên chế độ chăm sóc rất quan trọng trong việc giữ nước và bộ lọc không bị tích cặn bẩn. Bạn nên thay nước ít nhất 2 lần mỗi tuần, mỗi lần thay ít nhất 25% nước hồ, bằng nước đã để hả. Thay nhiều hơn nếu hồ nuôi nhiều cá. Cá đuối dễ bị tồn thương nội tạng vì ngộ độc ammonia và nitrate do đó cần theo dõi những thông số này và duy trì chúng ổn định ở mức bằng 0 thông qua việc thay nước và bộ lọc sinh học chất lượng.

– Thức ăn: Cá sam khỏe mạnh rất phàm ăn và chấp nhận nhiều loại thức ăn khác nhau. Thích hợp nhất là thức ăn tươi sống như trùn đen (blackworm) và trùn đất, tép ma (ghost shrimp). Ngoài ra, nếu đã quen mùi, hầu hết cá sam sẽ chấp nhận tôm đông lạnh và các loại thức ăn tương tự khác như rhịt cá mướp (smelt), cá hồi (salmon), sò ốc, tuy nhiên một số làm nước rất bẩn nên cần thử nghiệm hoặc chỉ cho ăn trước khi thay nước. Thức ăn tự chế biến và thức ăn viên chìm chế biến sẵn cũng có thể trở thành bữa ăn chính của chúng nếu cần bổ sung thêm dinh dưỡng.

– Cách thả cá vào hồ: Bạn cần một đoạn ống nhựa để hút nước chầm chậm từ hồ sang hộp/bịch đựng cá. Nước trong bịch cá sẽ đầy tràn, kết quả là nước hồ sẽ dần dần thay thế nước cũ trong bịch. Duy trì từ 30 phút đến một giờ. Sự khác biệt giữa nước trong bịch và nước hồ được thu hẹp dần. Khi hoàn tất, bạn bỏ càng nhiều nước trong bịch càng tốt rồi nhẹ nhàng đặt bịch cá vào hồ để cá tự bơi ra khỏi bịch.

– Cách trang trí hồ cá: Bạn có thể sử dụng cát nhân tạo để làm nền cho bể đồng thời tránh những vết thương cho cá sam. Cá sam có xu hướng điều chỉnh màu sắc cho phù hợp với nền đáy, thường nhạt hay đậm hơn một chút sau từ vài ngày đến vài tuần nên việc sử dụng màu sắc nền ra sao cũng không quá quan trọng.

Những hoa văn đặc sắc của loài cá sam chắc chắn sẽ làm bạn cảm thấy thích thú. Chỉ cần lưu ý một chút trong việc chăm sóc thì bạn hoàn toàn có thể biến chúng trở thành công nhân dọn bể vô cùng cần mẫn. Vậy hãy cùng thử nhé!


Tin tức liên quan

Thông tin và Đặc điểm của cá Thòi Lòi
Thông tin và Đặc điểm của cá Thòi Lòi

1914 Lượt xem

Thông tin và kỹ thuật nuôi cá Thòi Lòi
Thông tin và Kỹ thuật nuôi cá RANCHU
Thông tin và Kỹ thuật nuôi cá RANCHU

1926 Lượt xem

Cá Ranchu là một dòng cá vàng không có vây lưng, có thân hình trứng là dòng cá được lai tạo phát triển từ dòng cá Lan Thọ. Cá có khả năng bơi lội khoan thai, cử động nhẹ nhàng và duyên dáng cộng với thân hình đáng yêu nên cá Ranchu là loài cá vàng được ưa chuộng nhất ở Việt Nam cũng như trên thế giới.
Kinh nghiệm nuôi tép cảnh ít bị chết
Kinh nghiệm nuôi tép cảnh ít bị chết

624 Lượt xem

Nếu một ngày bạn cảm thấy việc nuôi cá cảnh mỗi ngày đã quá đỗi thân thuốc và muốn tìm một điều mới lạ để chinh phục vậy nuôi tép cảnh bạn nghĩ sao?
Tổng hợp các bệnh thường gặp ở cá 7 màu
Tổng hợp các bệnh thường gặp ở cá 7 màu

2366 Lượt xem

Cá bảy màu thường gặp phải những tình trạng chết hàng loại do bệnh hoặc do thay đổi thời tiết đột ngột. Để có thêm kiến thức và cách bảo vệ đối với cá bảy màu của bạn, dưới đây sẽ là tổng hợp các loại bệnh thường gặp mà người chơi cá cần biết.
Điểm qua một số nguyên nhân và cách khắc phục cho cá cảnh không chết
Điểm qua một số nguyên nhân và cách khắc phục cho cá cảnh không chết

586 Lượt xem

Mặc dù nuôi cá cảnh đã lâu nhưng nhiều người nuôi cá vẫn rất chán nản khi những chú cá cảnh trong bể cá nhà mình cứ chết dần dần có khi là chết hàng loạt gây tốn kém về kinh tế và thất vọng khi bao nhiêu công sức mình chăm sóc cá bị ra đi. sau đây là một số cách nuôi cá cảnh không bị chết cho người mới nuôi.
Địa điểm bán bể cá treo tường mini tại TPHCM
Địa điểm bán bể cá treo tường mini tại TPHCM

553 Lượt xem

Chơi cá cảnh mang lại rất nhiều ưu điểm cho người chơi, rất dễ dàng để tìm kiếm một điểm bán bể cá mini treo tường bất kì. Tuy nhiên để tìm được địa điểm uy tín thì bạn nên xem qua bài viết này.
Cách nuôi cá Neon không bị chết
Cách nuôi cá Neon không bị chết

715 Lượt xem

Hướng dẫn cách nuôi cá neon không bị chết :  Cá neon là loài cá cảnh đẹp mà ai cũng thích nhưng cá neon là 1 loài cá khó nuôi. Nên khi ta nuôi ta cần phòng bệnh cho cá neon và phải biết cách nuôi cá cho đúng để phòng tránh cá chết 1 cách bất thường.
Hướng dẫn làm hồ thủy sinh mini siêu đơn giản
Hướng dẫn làm hồ thủy sinh mini siêu đơn giản

1868 Lượt xem

Hồ thủy sinh mini không hề dễ làm kể cả với những người mới bắt đầu dù không hề có chút kinh nghiệm nào. Thế nhưng rất nhiều người cho rằng đây là vấn đề rất khó, cần phải đầu tư nhiều công sức. Nguyên nhân là do mọi người không biết đến các kiến thức cơ bản. Chính vì thế bài viết sau sẽ hướng dẫn.bạn cách làm hồ mini đơn giản nhất, bất kỳ ai cũng có thể thực hiện.

Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng