Cách vệ sinh bể cá thủy sinh hiệu quả
Hồ thủy sinh là một trong những thú vui đang rất được ưa chuộng hiện nay. Cách để giữ cho bể cá cảnh của bạn luôn đẹp, cá phát triển tốt, tuổi thọ lâu chính là vệ sinh bể cá định kì. Bạn đã biết cách vệ sinh bể cá thủy sinh đúng cách chưa? Hãy để Hồ Cá Mini chia sẻ kinh nghiệm hữu ích dành cho bạn nhé!
Có thể bạn quan tâm:
>>> 5 lý do bể cá mini khiến bạn "thích mê"!
>>> Chuyên cung cấp bể cá mini, hồ thủy sinh chất lượng, giá rẻ tại TPHCM
>>> Cách tạo bố cục độc đáo cho hồ cá để bàn
Có cần thiết vệ sinh bể cá thủy sinh không?
Chắc chắn bạn sẽ không muốn bể cá quý của mình trông vừa bẩn vừa xấu với màu nước đục và rêu bám xung quanh, đúng không? Vậy nên cần vệ sinh bể cá thủy sinh thường xuyên để đảm bảo yếu tố thẩm mỹ cho bể cá.
Việc vệ sinh bể cá còn giúp khử mùi tanh của cá, giúp cá cảnh không bị môi trường nước ô nhiễm làm bị bệnh và chết.
Bao lâu thì cần vệ sinh bể cá thủy sinh?
Thời điểm thích hợp để bạn thực hiện vệ sinh bể cá thủy sinh:
-
Nên vệ sinh bể cá thủy sinh khi thấy nước cá mùi tanh, mùi hôi nhẹ.
-
Cá nuôi trong hồ dù có hệ thống lọc nước nhưng nuôi một thời gian tùy vào chất lượng bể lọc sẽ làm cho nước bị ngả màu, đổi màu, không trong như trước. Vì thế, khi nước trong bể cá có màu ngã vàng hoặc nước chuyển màu một cách rõ rệt, chính là lúc cần vệ sinh bể cá cảnh.
-
Quan sát xung quanh thành bể và dưới đáy bể có những vệt vàng hoặc rêu bám. Hoặc cợn hay cặn bám ly ti khắp mặt kính thì nên vệ sinh bể cá.
-
Quan sát hệ thống lọc nước nếu cặn bã, đồ ăn thừa trong lọc nhiều cũng nên tiến hành vệ sinh hồ.
Cách vệ sinh bể cá thủy sinh chi tiết từ A đến Z
Sau đây là các bước cách vệ sinh bể cá thủy sinh:
Bước 1: Vệ sinh đáy và kính của bể cá thủy sinh
Nhiều người có thói quen lấy hết các đồ vật trước khi vệ sinh bể cá. Tuy nhiên, đây lại là một việc làm không nên. Bởi nền hồ là nơi cư ngụ của rất nhiều vi khuẩn có lợi. Nó được xem là bộ lọc tự nhiên, tác động đến sự phát triển của thực vật trong hồ.
Việc lấy hết chúng ra đồng nghĩa với việc diệt vi khuẩn có lợi sẽ làm giảm chất lượng lọc nước, đồng thời gây nên các va chạm không nhỏ đến bể cá.
Bước 2: Loại bỏ bớt tảo trong bể thủy sinh
Trước khi tiến hành thay nước, bạn nên loại bỏ bớt tảo bám trên hồ hoặc trên các vật trang trí. Bạn có thể tìm mua dụng cụ để cào lớp tảo này ra tại các cửa hàng chăm sóc hồ nuôi. Bạn cũng có thể nuôi thêm cá lau kiếng để giúp cho việc dọn dẹp tảo đơn giản hơn. Bởi tảo là thức ăn chính của loài cá này.
Bước 3: Vệ sinh bộ lọc nước bể cá thủy sinh
Bạn không nên thay thế các thiết bị lọc nước ngay (tấm hút nước, ống thông...) mà hãy rửa sạch chúng bằng nước trước khi lắp. Việc này vô cùng quan trọng, bạn không nên chủ quan. Bởi nếu bạn đột ngột thay đổi, đồng nghĩa với việc sẽ làm ảnh hưởng đến các vi khuẩn có lợi trong hồ và biến việc vệ sinh bể cá của bạn thành công cốc.
Bước 4: Hút nước bể cá cảnh thủy sinh
Trước khi hút nước, bạn chú ý nên sử dụng một ống nhựa để hút những cặn bã đóng lại trên sỏi ra trước.
Tránh trường hợp các loại cặn bẩn làm cản trở dòng nước và nghẹt khe hở giữa các viên sỏi và vật trang trí.
Sau đó, bạn có thể tiến hành hút nước ở bể cá. Tuy nhiên, lượng nước bạn cần rút ra từ hồ chỉ nên từ khoảng 10 - 15% tổng lượng nước.
Bước 5: Bơm nước vào bể cá cảnh
Sau khi hút 10-15% lượng nước trong hồ, bạn cần thay bằng lượng nước mới tương đương như vậy. Nước được thay mới là nước đã được khử Clo và lắng cặn. Cách thực hiện như sau:
-
Sử dụng một ống nhựa bơm nước từ một cái xô vào bể cá.
-
Đặt xa ở nơi cao hơn mặt bể.
-
Chú ý không để vòi bơm ra ngoài hoặc nước tránh khi hồ đầy.
-
Giữ một khoảng cách giữa mặt nước và thành hồ để cá có thể ngoi lên khít oxy.
Trên đây Hồ Cá Mini vừa chia sẻ đến bạn các cách vệ sinh bể cá thủy sinh đúng chuẩn. Hãy áp dụng những thông tin, kinh nghiệm trên đây để giữ cho bể cá của bạn luôn sạch, đẹp, giúp cá phát triển tốt.
Xem thêm