Có nên trồng cây thủy sinh trong bể cá rồng không?
Bạn đang nuôi cá rồng trong bể thủy sinh và đang tìm kiếm loại cây thủy sinh phù hợp cho bể cá của mình? Cá rồng cần chỗ để bơi lượn nên việc lựa chọn cây thủy sinh cũng cần đặc biệt chú ý. Hãy để Hồ Cá Mini gợi ý đến bạn cây thủy sinh trong bể cá rồng cũng như cách chăm sóc bể cá hiệu quả.
Xem thêm :
>> Cách vệ sinh bể cá thủy sinh chi tiết
>> Hướng dẫn cách nuôi cá cảnh con mới đẻ
>> Bỏ túi kinh nghiệm mua cá cảnh mini
Có nên trồng cây thủy sinh trong bể cá rồng không?
Nếu có điều kiện chăm nom, bể thủy sinh với cá rồng lúc nào nhìn cũng đẹp và bắt mắt cả. Hơn thế nữa, bể cá rồng với các cây thủy sinh lúc nào cũng sung sức hơn, vì cá rồng và các loại cây thủy sinh có tác dụng hỗ trợ cho nhau.
Cây thủy sinh sẽ tiêu thụ các các chất thải từ cá rồng, thanh lọc nước bể và chuyển hóa phẩm chất nước bể từ xấu trở nên tốt và tinh khiết hơn, cá rồng sẽ có môi trường sống giống tự nhiên hơn và có vẻ chúng vui hơn và màu sẽ đẹp hơn.
Cá rồng bạn sẽ nhờ cây thủy sinh khỏe và đẹp hơn về cả dáng dấp bề ngoại cũng như bên trong cơ thể (cái này gọi là trong uống ngoài thoa đây) cá rồng bạn sẽ thầm cảm ơn bạn vì nếu nói được, cá rồng sẽ hét lên là chúng tôi muốn có cây thủy sinh trong môi trường sống. Chắc chắn là như vậy vì định luật muôn đời là vẫn là chim muông cần rừng rú, và cá cần cây thủy sinh.
Cá rồng trong bể thủy sinh lên màu rất tốt, háu ăn, ít bệnh, sung sức vì cây thủy sinh là hệ thống lọc nước hữu hiệu nhất, đồng thời bạn không phải thay nước thường xuyên.
Ammonia, nitrite và nitrate là 3 độc tố làm người chơi cá rồng phải băn khoăn không ít, và mất nhiều thời gian và công sức để loại bỏ chúng ra khỏi bể cá rồng. Cây thủy sinh là cách giải pháp hữu hiệu và đạt hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên, nếu cây thủy sinh có tác dụng tốt như thế, tại sao nhiều người chơi cá rồng không ứng dụng chúng trong các bể cá rồng?
Cây thủy sinh trong bể cá rồng - Loại cây nào phù hợp?
Java moss , java fern và Anubias là các loại cây thủy sinh rất khỏe, cần ít ánh sáng, không cần chăm sóc nhiều, không cần bơm khí CO2 vào bể mà chúng vẫn sống phây phây, và chúng sống và phát triển trong hầu hết các độ pH.
Cả ba loại cây thủy sinh vừa nêu trên, bạn có lơ là không cho chúng ăn uống thêm chi, ngoài các chất thải của cá rồng, chúng vẫn sống và phát triển tốt.
Cây java moss, java fern và anubias là loài cây thủy sinh có thể sống bám vào vào đá và cây thủy mộc (chúng vẫn có thể sống bằng cách gieo xuống nền sỏi), chúng hoàn toàn không cần nền, bạn sẽ đỡ mất nhiều công sức khi thay nước bể và không lo cá rồng dễ bị bệnh vì các chất dơ tích tụ vào nền.
Anubias là loại cây thủy sinh lá rất dày và cứng, phát triển chậm. Mỗi bụi chi vi 20cm có giá 70k. Loại này bám rễ vào lũa (gỗ). Cây anubias phát triển rất chậm trong môi trường nước. Anubias cũng có thể sống trên cạn trong đất, khi ở môi trường như thế chúng phát triển nhanh hơn.
Trong môi trường nước, muốn Anubias phát triển nhanh, thì chúng cần sự hỗ trợ thêm của khí CO2. Nhưng như bạn đã băn khoăn, bơm khí CO2 sẽ không tốt cho cá rồng, vì thế bạn có thể chấp nhận sự phát triển chậm của chúng trong môi trường ít CO2 (thật ra cũng có, vì cá rồng thải khí CO2 ra mang), hay khắc phục bằng cách mua thêm nhiều cây anubias để bỏ vào bể, để lấy số nhiều.
Anubias là một trong những loại cây thủy sinh có cả được cái đặc thù mà cả người mới chơi hay kinh nghiệm dày dặn về bể thủy sinh đều thích là anubias rất trâu bò. Tuy phát triển rất chậm, nhưng được cái là lì, rất khó để bạn làm cho cây anubias chết. Theo gót chân của anubias là java moss va java fern, bọn này cũng rất lì và chì. Cho bọn này vào bể cá rồng thì chẳng chạy vào đâu được.
Với những chia sẻ trên đây, bạn không phải lo khi săn mồi cá rồng sẽ tớp/đớp thân cây hay lá cây thủy sinh trong bể cá rồng.
Xem thêm