Kinh nghiệm nuôi cá lóc cảnh sinh sản
Cá lóc là dòng cá săn mồi lớn, có tính cách thú vị, vậy nên cách để chăm cá cũng sẽ khác đôi chút so với các loại cá thông thường khác. Nuôi cá lóc cảnh sinh sản là một trong những kỹ thuật mà người chơi cá cảnh cần trang bị.
Có thể bạn quan tâm:
>>> Nuôi cá bảy màu dùng nước gì?
>>> Nuôi cá lóc cảnh cần những gì?
>>> Nuôi cá lóc cảnh có cần oxy không?
Tập tính sinh sản của cá lóc
Có nhiều loài cá lóc khác nhau và mỗi loại có thể sẽ có tập tính sinh sản khác biệt một tẹo. Hầu hết đều là loài cá có tập tính chăm con, sẽ trở nên hung dữ hơn vào thời điểm sinh sản. Hầu hết cá lóc khi sinh sản sẽ tạo tổ. Cá đực và cá cái sẽ dọn dẹp một khu vực trong bể và dọn một khu ở trên mặt nước.
Khi chuẩn bị sinh sản, cá đực sẽ cuốn lấy con cái, ép trứng ra ngoài để cá đực có thể thụ tinh. Trứng sẽ nổi lên bên trên mặt nước, phía tổ đã được chuẩn bị sẵn. Sau khi trứng nở thì cá con sẽ được cá bố hoặc cá mẹ chăm sóc tùy vào từng loài.
Một số loài cá lóc lớn có thể tấn công người nuôi nếu bị tác động vào trong khoảng thời gian đang chăm con.
Các loài cá lóc lùn, tức là các loại lóc nhỏ với kích thước trưởng thành chỉ lên đến 25cm như là cá lóc vây xanh việt, Cá lóc cầu vồng vây xanh, cá lóc cầu vồng, cá lóc tiểu hoàng đế, .. sẽ giữ trứng trong miệng. Cá đực sẽ giữ trứng đã được thụ tinh và cá con sau khi nở vài ngày trong miệng.
Thông thường nếu bạn nuôi cá lóc sinh sản thì bạn không cần phải tách riêng cá bố và cá mẹ ra khỏi cá con bởi chúng là loài có tập tính chăm con tốt. Bạn chỉ nên tách riêng khi cá con đã đạt đến kích thước nhất định.
Chuẩn bị bể nuôi cá lóc cảnh
Có nhiều người sử dụng nhiều cách thức khác nhau để nuôi cá lóc con. Một số người nuôi cá lóc trong bể bé trong khoảng 3-4 tuần trước, sau đó mới cho chúng ra bể lớn hơn. Một số người thì cho luôn cá lóc bột ra bể lớn.
Dù bạn dùng cách nào thì bạn vẫn phải có một bể có kích thước đủ, để có thể nuôi cá lóc khi chúng đạt kích thước đủ lớn.
-
Cho một con cá lóc thì bạn cần: Một bể thể tích 100 lít. Bể cho cá lóc bột nên có mực nước tầm khoảng 40 cm. Bể rộng và nông sẽ tốt hơn bể cao bởi bể nông sẽ có nhiều bề mặt nước hơn, từ đó giúp nước có thể trao đổi oxy với không khí, tạo nhiều oxy cho cá hơn.
-
Nắp đậy hoặc lưới để ngăn cá lóc nhảy ra ngoài
-
Hệ thống lọc
-
Nguồn sáng (bạn có thể sử dụng ánh sáng tự nhiên)
-
Ống hút cặn để thay nước
Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ ép cá lóc cảnh đẻ
Ngoài hệ thống ao, bể nuôi, người nuôi cá cũng cần chuẩn bị các thiết bị, dụng cụ cần thiết cho quá trình ép đẻ, bao gồm:
Dụng cụ ép đẻ: Bao gồm các công cụ như khăn mềm, cối nhựa, phễu, ống nhựa,... để tiến hành thao tác ép đẻ an toàn và hiệu quả.
-
Hệ thống ấp trứng: Dùng để ấp và ương dưỡng các lứa trứng sau khi ép đẻ, như khay ấp trứng, bể ương ấp,... có trang bị đầy đủ các thiết bị như bóng đèn sưởi, máy sục khí, lọc nước,...
-
Dụng cụ kiểm tra: Như kính lúp, nhiệt kế, pH kế,... để kiểm tra chất lượng trứng, theo dõi và điều chỉnh các thông số môi trường nước.
-
Hóa chất, thuốc: Một số hóa chất, thuốc như Blue sky 999, Blue sky 9999, Metilen xanh, Formalin, kháng sinh,... dùng để xử lý, sát trùng và bảo vệ trứng, cá con.
Các dụng cụ, thiết bị này cần được kiểm tra, vệ sinh sạch sẽ trước khi sử dụng để đảm bảo vệ sinh an toàn cho quá trình ép đẻ.
Xem thêm