Tại sao cây thủy sinh lại chết?
Trong suốt quá trình tư vấn cho khách hàng trong việc chăm sóc hồ cá cảnh và hồ thủy sinh, hocamini.vn thường xuyên nhận được phản ánh và thắc mắc của không ít người chơi hồ thủy sinh về việc: Tại sao cây thủy sinh chết? Đây cũng là hiện tượng phổ biến mà rất nhiều người chơi bể cảnh thường xuyên gặp phải và chưa biết nên khắc phục và xử lý như thế nào? Sau đây, chúng tôi sẽ chia sẻ một số thông tin về vấn đề này như sau:
Có thể bạn quan tâm:
>>> Các phụ kiện cần thiết cho một bể thủy sinh
>>> 4 điều cần lưu ý khi lựa chọn bể cá và chăm sóc bể cá
>>> Hướng dẫn nuôi cá cảnh vô cùng đơn giản
Thiếu hụt chất dinh dưỡng
Đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng cây thủy sinh chết.
Trên thực tế, nguồn cung cấp chất dinh dưỡng chủ yếu cho cây thủy sinh chính là lớp nền dưới đáy bể. Tuy nhiên, khác với những lớp nền đất khác, lớp nền này thường không được bổ xung dinh dưỡng và tưới bón như bình thường. Vì vậy, sau một thời gian, chất dinh dưỡng trong lớp nền không còn đủ để cung cấp cho cây thủy sinh. Từ đó, cây thủy sinh dần trở nên còi cọc và chậm phát triển rồi chết.
Nếu bạn có hồ thủy sinh lớn, lớp nền dày và bổ xung các chất dinh dưỡng đầy đủ thì bạn có thể sử dụng các loại cây cần nhiều dinh dưỡng. Ngược lại, nếu hồ thủy sinh nhà bạn chỉ là những hồ nhỏ, có lớp nền mỏng hoặc bạn chỉ sử dụng suy nhất 1 loại phân thủy sinh thì bạn chỉ nên trồng những loại cây cần ít dưỡng chất. Nếu bạn cố tình trồng các loại thủy sinh đòi hỏi dinh dưỡng mạnh thì khả năng cây thủy sinh chết hoàn toàn có thể xảy ra.
Vì vậy, muốn tránh trường hợp cây thủy sinh chết, bạn cần phải lựa chọn loại cây phù hợp với đất nền. Đồng thời, chú trọng việc bổ xung phân thủy sinh cho đất nền để đảm bảo cung cấp dinh dưỡng cho cây thủy sinh.
Hệ thống đèn chiếu sáng không phù hợp
Trên thực tế, hệ thống đèn chiếu sáng không chỉ có tác dụng làm đẹp cho hồ thủy sinh mà còn cung cấp năng lượng ánh sáng cho cây thủy sinh phát triển. Vì vậy, nếu hệ thống ánh sáng không phù hợp không chỉ ảnh hưởng đến màu xanh tự nhiên của cây thủy sinh, mà còn dẫn tới tình trạng cây thủy sinh chết.
Như vậy, muốn đảm bảo cây thủy sinh trong hồ không bị chết, bạn cần phải thiết lập hệ thống ánh sáng phù hợp với hệ thực vật trong hồ. Nếu như muốn bổ xung loại cây thủy sinh mới, hãy tìm hiểu những đặc điểm dinh dưỡng và ánh sáng của loại cây đó xem có thích nghi được với bể cá nhà bạn hay không để chọn lựa. Tránh chọn sai cây thủy sinh khiến cho chúng dễ bị chết hoặc phá hoại vòng tròn sinh thái trong hồ.
Thiếu CO2
Cũng giống như các loại cây xanh bình thường khác, cây thủy sinh trong bể ở điều kiện ánh sáng sẽ hút CO2 để nhả O2. Tuy nhiên, trong môi trường nước, khí CO2 hòa tan để cây thủy sinh hấp thụ thường rất ít. Vì vậy, nếu bạn không có các biện pháp bổ xung khí CO2 cho hồ thủy sinh nhà mình, thì nguy cơ cây thủy sinh chết là điều hoàn toàn có thể diễn ra.
Nếu bạn muốn chơi bể thủy sinh lâu dài và đảm bảo cho cây thủy sinh phát triển khỏe mạnh bình thường, hãy đầu tư một bình CO2 cho bể cảnh nhà mình.
Nhiệt độ nước hồ
Nhiệt độ nước hồ cũng ảnh hưởng rất lớn và có thể quyết định tới việc cây thủy sinh bị chết. Bởi mỗi cây thủy sinh lại có sự thích nghi riêng biệt với nền nhiệt khác nhau. Vì vậy, nếu không đảm bảo được nền nhiệt phù hợp cho chúng, thì cây thủy sinh sẽ khó phá triển và rất dễ bị chết.
Ngoài ra, việc không có kiến thức chăm sóc cây thủy sinh và nuôi các loại cá ăn cây thủy sinh cũng là nguyên nhân dẫn tới tình trạng cây thủy sinh chết.
Trên đây là chia sẻ của hocamini.vn về tại sao cây thủy tinh chết. Mong rằng những chia sẻ của chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân dẫn tới tình trạng này và có biện pháp khắc phục kịp thời.
Xem thêm