Thông tin và Kỹ thuật nuôi cá RANCHU

Cá Ranchu là một dòng cá vàng không có vây lưng, có thân hình trứng là dòng cá được lai tạo phát triển từ dòng cá Lan Thọ. Cá có khả năng bơi lội khoan thai, cử động nhẹ nhàng và duyên dáng cộng với thân hình đáng yêu nên cá Ranchu là loài cá vàng được ưa chuộng nhất ở Việt Nam cũng như trên thế giới.

Có thể bạn quan tâm:

>>> Thông tin và kỹ thuật nuôi cá Thủy Bao Nhãn

>>> Thông tin và kỹ thuật chăm sóc cá vàng 3 đuôi cho người mới

>>> Hướng dẫn cách làm hồ thủy sinh nuôi tép cảnh cho người mới

Cá vàng ranchu có nguồn gốc từ Nhật Bản, và là dòng cá phát triển từ dòng lan thọ. Từ cá lan thọ, các nhà lai tạo Nhật Bản đã lai tạo ra cá ranchu như chúng ta thấy ngày nay. Trong các sách về cá vàng xuất bản ở Mỹ khoảng thời gian từ giữa cho đến cuối thế kỷ 20, lan thọ và ranchu được xem như là một dòng cá. Trên thực tế, ranchu là một dòng cá vàng hoàn toàn khác biệt với lan thọ.

Giống như lan thọ, cá vàng ranchu cũng không có vây lưng và có bướu trên đầu. Ranchu khác với lan thọ ở chỗ bướu trên đầu phát triển vừa phải và phần lưng ở gốc đuôi cong hơn. Hơn nữa, thân hình cá ranchu không thẳng mà tròn trịa hơn so với lan thọ. Sau cùng, bướu ở ranchu tuy không to bằng lan thọ nhưng lại được người Nhật phát triển theo một tiêu chuẩn nhất định, khiến đầu ranchu có hình dạng rất đặc trưng.

Ở Nhật Bản, có nhiều nhóm phát triển và lai tạo cá ranchu nhưng thành viên rất chọn lọc và chỉ được gia nhập thông qua hình thức giới thiệu. Tất cả mọi thành viên sẽ bầu chọn thành viên mới và chỉ cần một phiếu chống trong vài trăm thành viên cũng đủ ngăn cản thành viên mới nhập hội. Cá ranchu được xem là đỉnh cao của nghệ thuật nuôi dưỡng cá vàng ở Nhật Bản. Ranchu được xem là dòng cá quý, vừa thanh lịch vừa mạnh mẽ.

Đặc điểm nhận dạng

Hình dạng: hình dạng chung của ranchu rất quan trọng. Cần phải có sự cân đối giữa phần đầu, thân và đuôi. Ranchu phải có khả năng bơi lội mạnh khỏe và khoan thai, cử động phải nhẹ nhàng và duyên dáng.

Đầu: đầu nên dài, rộng và vuông. Hộp sọ phải to. Khoảng cách giữa hai mắt càng rộng càng tốt. Mắt nên nhỏ và nằm đúng vị trí; không được quá cao hay quá xa về phía trước. Phần mũ hay bướu trên đầu phải thật dày. Nhờ phần bướu mà đầu cá trông sẽ vuông vức. Một con cá ranchu chất lượng phải có bướu phát triển khắp trên đầu, trên cả mang và vùng xung quanh mắt.

Thân: lưng phải thật rộng. Cá ranchu không được có vây lưng. Vảy trên lưng phải nhỏ và đều. Khi nhìn từ bên hông, viền lưng bắt đầu từ sau bướu cho đến gốc đuôi, phải cong một cách hoàn hảo. Phần cuối của lưng phải thật dốc gọi là sesagali. Đây là một đặc điểm rất quan trọng ở cá ranchu. Ranchu với lưng dài sẽ có sesagali thuôn; ranchu với lưng ngắn sẽ có sesagali thật dốc. Đuôi và gốc đuôi tạo tành một góc 45 độ.

Bụng nên cân đối hai bên.

Gốc đuôi là phần nối giữa đuôi và thân. Gốc đuôi càng rộng và to thì càng tốt. Gốc đuôi không nên quá dài hay quá ngắn. Đây là điểm rất quan trọng khi đánh giá ranchu.

Vảy nên nhỏ và đều.

Vây: vây ngực, vây bụng và vây hậu môn phải nhỏ. Cá ranchu có 1 hay 2 vây hậu môn. Hai vây hậu môn là lý tưởng nhưng một vây không bị xem là lỗi. Vây hậu môn không được nhô ra khi quan sát từ bên trên.

Màu sắc: cá ranchu có các màu sau đây:
– Toàn thân và đuôi có màu đỏ đậm.
– Toàn thân và đuôi có màu cam ửng đỏ.
– Hai màu đỏ và trắng.
– Hai màu cam ửng đỏ và trắng.
– Vảy đỏ viền trắng.
– Trắng.

Đặc điểm sinh học 

Đặc điểm sinh học của cá cũng tương đối giống với các dòng cá vàng không có vây lưng khác như là :

+ Chiều dài cá 12- 15cm

+ Ăn tạp

+ Nhiệt độ nước hoạt động phát triển tốt trong khoảng 19 – 28 độ C

+ PH sống tốt trong môi trường PH 6- 8

+ Hình thức sinh sản đẻ trứng

Cách nuôi dưỡng và chăm sóc

Cá Ranchu tương đối khỏe mạnh ít mắc các bệnh tật để chăm sóc cá đẹp bạn cần chú ý một số điểm sau :

+ Giống :

Bạn phải chọn các con cá giống khỏe mạnh nhanh nhẹn không xây sát , không mắc các bệnh có thể lây truyền không có các dị tật bẩm sinh, thân hình cân đối không có lỗi,chọn cá giống để nuôi khi biết rõ nguồn gốc cá bố mẹ là tốt nhất

+ Cho cá ăn

Thức ăn cho cá vàng có nhiều loại khác nhau chẳng hạn như dạng viên và dạng mảnh. Loại viên chìm chậm rất tốt cho cá canh vì các loại cá ở mặt bể hay đáy bể đều có thể ăn được. Chỉ nên thả lượng thức ăn cho cá ăn trong khoảng 3 phút. Bạn nên cho loại cá vàng còn nhỏ và đang phát triển ăn khoảng 2-3 lần một ngày, còn loại cá vàng lớn tuổi hơn chỉ một lần một ngày. Bạn cũng có thể bổ sung vào chế độ ăn của cá kiểng thêm giun sống và tôm (loại có sẵn từ các cửa hàng cá cảnh).

+Thay nước cho bể cá

Cá vàng Ranchu sẽ khỏe mạnh và lớn nhanh nếu được sống trong môi trường nước an toàn sạch sẽ và không có các mầm mống bệnh. Bạn nên thay nước và làm sạch bể cá kiểng thường xuyên. Nhưng mỗi lần bạn chỉ nên thay một phần nước để cá dễ dáng thích nghi được với môi trường sống mới

+: Khi cá bị bệnh

Như bất kì loại ca canh khác, cá vàng cũng dễ bị nhiễm nhiều loại bệnh. Hãy quan sát cá vàng của bạn thường xuyên để phát hiện ra bất kỳ nào thay đổi trong hành vi hay ánh mắt của chúng. Đây có thể là những dấu hiệu để phát hiện ra bệnh đốm trắng và bệnh nấm. Hầu hết các loại bệnh ở cá vàng đều có thể được chữa trị bằng thuốc. Khi cho thuốc vào bể ca kieng, trước hết hãy trộn đều nó vào một ly nước rồi từ từ đổ vào bể. Đôi khi phải cách ly con cá vàng bị bệnh trong một bể cá riêng để tránh lây nhiễm sang các con cá khác.

Mặc dù cá vàng là loại ca canh khá đơn giản nhưng chúng cần được chăm sóc cẩn thận và chú ý trang trí bên trong cho đẹp. Hãy tham khảo ý kiến của các cửa hàng bán cá cảnh, sách hướng dẫn hay những người nuôi cá cảnh có kinh nghiệm để được tư vấn khi cần.

+ Cách phòng bệnh

Cách chữa bệnh tốt nhất là phòng bệnh cho cá bằng cách giữ môi trường nước luôn sạch sẽ để tránh các mầm bệnh lây truyền từ nguồn nước vào cơ thể của cá như bệnh nấm , bệnh thối mang thối vây, bệnh trùng mỏ leo , trùng bánh xe ….

Có chế độ ăn cho cá đủ chất đạm chất xơ và chất béo cân bằng để cá khỏe mạnh có sức đề kháng tốt để chống lại các bệnh tật có thể xâm nhập vào cá

Cá mới mua về không nên thả chung với cá cũ bạn nên thả riêng ra bể dưỡng cá để theo dõi cá xem có mầm bệnh gì lây truyền không và cũng để khủ nguồn bệnh cho cá bằng cách cho nước muối , xanh metynel hay một số các loại thuốc sát khuẩn khác….


Tin tức liên quan

Thông tin và kỹ thuật nuôi cá Tài Phát
Thông tin và kỹ thuật nuôi cá Tài Phát

2016 Lượt xem

Cá tài phát với màu hồng đặc trưng hay màu trắng bạc quyến rũ chắc chắn sẽ đem lại vận may “phát tài sai lộc” cho gia chủ. Chính vì vậy mà loài cá này được đặc biệt ưa chuộng không kém gì so với cá rồng và cá la hán.

Cá sặc gấm là gì? Cách nuôi cá sặc gấm
Cá sặc gấm là gì? Cách nuôi cá sặc gấm

1548 Lượt xem

Cá sặc gấm là một trong những loại cá cảnh độc đáo và đẹp mắt được nhiều dân chơi cá cảnh yêu thích và nuôi trong bể cảnh. Đặc biệt, cá sặc gấm còn được đánh giá là loại cá dễ nuôi, có thể thích hợp với những người mới chơi bể cảnh. Sau đây, hocamini.vn sẽ giới thiệu với bạn rõ hơn về: Cá sặc gấm là gì? Cách nuôi cá sặc gấm như sau:

Cách nuôi cá betta con mới sinh ít bị chết
Cách nuôi cá betta con mới sinh ít bị chết

4817 Lượt xem

Sau đây chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu về cách nuôi cá betta mới nở thế nào cho đơn giản nhất. Để có được những chú cá betta trưởng thành đẹp đẽ và khỏe mạnh thì đây là công việc đầu tiên và cũng rất quan trọng.

Hướng dẫn nuôi cá cảnh vô cùng đơn giản
Hướng dẫn nuôi cá cảnh vô cùng đơn giản

1210 Lượt xem

Để bắt đầu nuôi và chăm sóc cho những chú cá cảnh không phải là việc đơn giản. Bạn phải tự trang bị cho mình những kiến thức để tạo được môi trường tốt nhất cho cá. Hi vọng những thông tin dưới đây sẽ giúp ích được phần nào về cách nuôi cá cảnh dành cho người mới bắt đầu.

Vi sinh sống ở đâu trong hồ cá?
Vi sinh sống ở đâu trong hồ cá?

33 Lượt xem

 

Một trong những điều mà bạn cần quan tâm khi chăm sóc hồ cá chính là vi sinh. Vi sinh sống ở đâu trong hồ cá? Vi sinh có vai trò như thế nào đối với hồ cá? Hồ Cá Mini sẽ cung cấp đến bạn các thông tin hữu ích. Cùng tìm hiểu ngay nhé!

Một số loại cá dọn bể làm cho bể cá luôn sạch
Một số loại cá dọn bể làm cho bể cá luôn sạch

8396 Lượt xem

Cá dọn bể là một trong những loại cá khá đặc biệt. Bên cạnh tính năng trang trí và làm đẹp cho bể cá, chúng còn có tác dụng giúp bạn dọn sạch môi trường nước của bể cảnh. Từ đó, góp phần quan trọng vào việc đảm bảo môi trường nước trong lành và sạch sẽ hơn cho các loại cá sinh trưởng và phát triển. Vậy, Một số loại cá dọn bể làm cho bể cá luôn sạch bạn đã biết chưa? Nếu chưa, hãy tham khảo một số chia sẻ dưới đây của chúng tôi.

Cách phòng và trị các bệnh thường gặp cho cá cảnh
Cách phòng và trị các bệnh thường gặp cho cá cảnh

836 Lượt xem

Nuôi cá cảnh là thú vui của rất nhiều người hiện nay, trong quá trình nuôi cá cảnh người nuôi luôn mong muốn cá khỏe mạnh, lớn nhanh và sinh sản tốt. Tuy nhiên một số nguyên nhân khách quan và chủ quan sẽ gây bệnh cho cá cảnh, các bạn hãy cùng tìm hiểu 3 loại bệnh thường gặp và cách chữa trị cho cá cảnh luôn khỏe mạnh mỗi ngày.

Giới Thiệu Đôi Nét Về Cá La Hán
Giới Thiệu Đôi Nét Về Cá La Hán

1195 Lượt xem

Cá La Hán là một trong những loài cá cảnh nhiệt đới được ưa chuộng trên thế giới và cả ở Việt Nam trong những năm đầu 2000 đến nay. Chúng được yêu thích do có hình dáng đẹp, mạnh mẽ và màu sắc sặc sở ở hai bên hông, chiếc đầu gù to lên giống như của một ông tiên nên có tên gọi là La Hán.


Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng