Những bệnh thường gặp ở cá 7 màu (Phần 2)

Tiếp tục ở bài viết chia sẻ lần này là các bệnh thường gặp ở cá 7 màu. Nắm biết được loại bệnh của cá, chúng ta sẽ có cách điều trị và chăm sóc cá cảnh hiệu quả hơn.

Có thể bạn quan tâm:

>>> Cá bảy màu nuôi ở nhiệt độ bao nhiêu?

>>> Cách thay nước cho cá bảy màu

>>> Tại sao cá bảy màu lại chết? (Phần 1)

Bệnh thường gặp ở cá 7 màu - Cá bảy màu bị sình bụng

Cá bảy màu bị sình bụng khác với cá bảy màu bị tóp bụng. Chúng có phần bụng căng phồng. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này. Đôi khi, bệnh này không lây nhiễm nhưng cá bị bệnh nên được cách ly và điều trị thích hợp.

Những nguyên nhân khác gồm nhiễm virus, tổn thương nội tạng, suy thận vì sử dụng quá nhiều thuốc hay thuốc quá mạnh.

  • Sình bụng cấp tính: tức bụng căng lên bất thình lình. Cá bị nhiễm khuẩn gây xuất huyết nội.

  • Sình bụng mãn tính: tức bụng căng lên từ từ. Ký sinh trùng hay bướu phát triển ở bụng cá có thể gây nên tình trạng này.

  • Sình bụng mãn tính: tức bụng căng lên từ từ. Cá bị bệnh lao cá Mycobacterium tuberculosis. Bệnh này lây rất mạnh.

Bệnh này rất khó chữa trị nhưng nếu nguyên nhân là vi khuẩn và được phát hiện sớm thì có thể chữa khỏi. Vì vậy cần phải tìm hiểu xem có phải bệnh do vi khuẩn gây ra hay không, việc phát hiện nguyên nhân gây bệnh là một phần của điều trị và phòng bệnh.

Khi các vẩy xù lên chứng tỏ cá bị bệnh trầm trọng. Ngâm cá trong nước muối có thể giúp tiêu bớt chất lỏng trong mình cá. Có một loạt các loại thuốc dùng để chữa bệnh sình bụng do nhiễm khuẩn nội tạng. Các loại thuốc chữa bệnh ngoài da không có tác dụng trong trường hợp này.

Bệnh thường gặp ở cá 7 màu - Bệnh mốc nước

Miệng, mắt, cơ thể và các bộ phận khác có màng trắng. Vết thương có sợi nấm và bị mốc, cá bảy màu bỏ ăn. Ở nước ít dinh dưỡng, tỷ lệ mắc bệnh này rất nhỏ. Nếu kết hợp với nhiệt độ cao trên 25°C thì hiệu quả phòng ngừa sẽ cao hơn.

Điều chỉnh nhiệt độ hợp lý theo khả năng kiểm soát chất lượng nước là cách đơn giản và hiệu quả nhất để ngăn ngừa căn bệnh. Khi khả năng kiểm soát chất lượng nước thấp thì nhiệt độ tương đối cao. Nhưng tỷ lệ mắc bệnh cụp đuôi sẽ tăng lên. Vì vậy bạn nên điều chỉnh nhiệt độ một cách phù hợp.

Nhiệt độ thấp là môi trường được nấm mốc yêu thích nhất. Đặc biệt là trong khoảng 18 – 22 °C. Nếu bạn có thể điều chỉnh nhiệt độ trong phạm vi này mà đàn cá không bị bệnh nấm thì xin chúc mừng. Khả năng quản lý chất lượng nước của bạn đã đạt đến mức rất tốt.

Bệnh thường gặp ở cá 7 màu - Nấm mang

Đây cũng là một loại nấm khác với bệnh thối mang. Bệnh cá thối mang chủ yếu xuất hiện vào mùa xuân và mùa hè. Cơ chế hoạt động là do số lượng lớn vi khuẩn trong mang cá sẽ dẫn đến tắc nghẽn, bị thủng và bị viêm nghiêm trọng. Còn bệnh nấm mốc là số lượng các loại nấm được nhân lên trong mang cá.

Các triệu chứng là mang cá sẽ không mở mà sẽ phồng lên. Triệu chứng của cá khi ở giai đoạn cuối của bệnh là nghẹt thở. 

Triệu chứng trên da cá xuất hiện đốm màu trắng, trông giống được rải những hạt muối cỡ to. Cá sẽ luôn “lao vụt đi”, bơi rất nhanh và đâm vào những hạt sỏi hay những vật dụng khác dùng để trang hoàng trong bể cá.

Bệnh thường gặp ở cá 7 màu - Đốm trắng

Cá bảy màu bị đốm trắng tương đối khó chữa, nhưng nếu phát hiện bệnh, cách ly, chữa trị sớm và hợp lý thì bệnh này hoàn toàn có khả năng được chữa khỏi.

Nguyên nhân do kí sinh trùng đơn bào gây ra. Bệnh phát triển thành 3 giai đoạn:

  • Giai đoạn dưỡng thể của kí sinh trùng quả dưa, chúng bám vào lớp da của cá, tạo ra những u nang màu trắng. Chúng lấy thức ăn từ phần thịt xung quanh, chuẩn bị cho giai đoạn sinh sản.

  • Kí sinh trùng giờ đã phát triển sang thể trưởng thành. Nó rời khỏi da cá và rơi xuống đáy bể, ở yên đó để sinh ra hàng trăm kí sinh trùng mới.

  • Nang có Trophont phân chia sẽ bơi tự do, tìm một vật chủ. Ký sinh trùng ở thể trưởng thành bung ra hàng trăm nang như thế này, từ đó chúng bắt đầu một vòng đời mới.

Cách chữa trị:

Khác với việc cá bảy màu bị tóp bụng, sình bụng, loại bệnh này rất khó chữa bởi vì bản chất của kí sinh trùng có 3 giai đoạn trong vòng đời của chúng. Trong suốt giai đoạn dưỡng thể và thể trưởng thành của kí sinh trùng, lớp nhớt cá và lớp nhầy của chúng lần lượt làm lớp bảo vệ cho chúng.

Giai đoạn có thể chữa trị duy nhất chỉ là giai đoạn nang (chúng bơi tự do trong nước). Vì vòng đời của chúng kéo dài khoảng 2 tuần.

Cho nên nếu bạn bắt đầu chữa trị khi lượt nang mới đang hình thành và ngưng trước khi thể trưởng thành của chúng bung ra để sinh sản, thì bạn sẽ có cả một loạt kí sinh trùng mới.

Do đó, bạn nên tiến hành chữa bệnh cho cá trong suốt 4 tuần hoặc trong suốt 2 vòng đời đầy đủ của chúng. Tăng nhiệt độ để thúc đẩy vòng đời của chúng và có thể làm giảm thời gian chữa trị.

Có thể dùng Sulphat đồng (0.15 – 0.20 ppm) để chữa và ngăn ngừa bùng phát bệnh. Các thuốc khác cũng dùng được là thuốc Malachite Green, Formalin và Methylene blue.


Tin tức liên quan

Vị trí đặt bể cá mini phong thủy giúp mở cung tài lộc
Vị trí đặt bể cá mini phong thủy giúp "mở cung tài lộc"

250 Lượt xem

Chơi bể cá mini không chỉ đơn thuần là một thú vui tao nhã để xả stress. Bể cá còn ảnh hưởng đến cả yếu tố phong thủy, tài lộc bạn có biết? Hồ Cá Mini sẽ gợi ý cho bạn vị trí đặt bể cá mini phong thủy giúp “mở cung tài lộc”. Cùng tham khảo ngay nhé! 

Địa chỉ cung cấp bể cá mini 30cm tại Hà Nội uy tín
Địa chỉ cung cấp bể cá mini 30cm tại Hà Nội uy tín

1204 Lượt xem

Một chiếc bể cá mini 30cm sẽ là điểm nhấn ấn tượng cho góc học tập, làm việc của bạn. Đây cũng là thú vui vô cùng tao nhã, mang lại nhiều trải nghiệm thú vị. Bạn đang tìm địa chỉ cung cấp bể cá mini 30cm tại Hà Nội uy tín nhưng không biết nên đặt niềm tin cho đơn vị nào? Giới thiệu đến bạn Hồ Cá Mini - Cái tên mà bạn có thể “chọn mặt gửi vàng”.

Kinh nghiệm cách nuôi cá cảnh không bị chết
Kinh nghiệm cách nuôi cá cảnh không bị chết

205 Lượt xem

Làm sao để nuôi cá cảnh khỏe mạnh ít bị chết? Đây chính là vấn đề mà rất nhiều người chơi cá cảnh quan tâm. Nhằm giúp người chơi cá cảnh nuôi cá hiệu quả hơn. Hồ Cá Mini sẽ chia sẻ kinh nghiệm cách nuôi cá cảnh không bị chết. Mời bạn cùng tham khảo. 

Các phụ kiện bể cá thủy sinh tạo nên bể cá cảnh đẹp
Các phụ kiện bể cá thủy sinh tạo nên bể cá cảnh đẹp

321 Lượt xem

Một chiếc bể cá cảnh muốn đẹp cần phải có đầy đủ phụ kiện. Những món phụ kiện góp phần giúp bể cá thêm đẹp, sinh động, cá khỏe mạnh. Dưới đây, Hồ Cá Mini sẽ gợi ý đến bạn các phụ kiện bể cá thủy sinh. Mời bạn theo dõi ngay những chia sẻ dưới đây.

Bảng báo giá bể cá mini cubic
Bảng báo giá bể cá mini cubic

816 Lượt xem

Trên thị trường hiện nay ngày càng có nhiều mẫu bể cá mini với đa dạng kiểu dáng, kích thước. Một trong số dòng bể cá mini đang được ưa chuộng nhất hiện nay phải kể đến chính là bể cá mini Cubic. Đặc biệt, Hồ Cá Mini rất tự hào là đơn vị uy tín chuyên cung cấp đèn bể cá mini Cubic uy tín, giá rẻ. Dưới đây là bảng báo giá bể cá mini Cubic, cùng tìm hiểu ngay nhé! 

Địa điểm bán bể cá mini tại TP.HCM
Địa điểm bán bể cá mini tại TP.HCM

1099 Lượt xem

Hiện nay, việc nuôi cá cảnh đang được nhiều người yêu thích. Bên cạnh chọn được loại cá đẹp thì người nuôi còn mong muốn tìm được một bể cá độc đáo. Trong số các bể cá thì bể cá mini là loại được nhiều người tìm mua vì nó ít chiếm diện tích, phù hợp với mọi không gian. Bài viết sau đây sẽ giới thiệu đến mọi người những địa điểm bán bể cá mini tại tphcm chất lượng, giá rẻ.

Vi sinh trong bể cá bị chết xử lý như thế nào?
Vi sinh trong bể cá bị chết xử lý như thế nào?

391 Lượt xem

 

Hệ vi sinh khỏe mạnh là yếu tố quan trọng để bể cá có thể ổn định, cá có thể khỏe mạnh, không bị bệnh. Vi sinh trong bể cần thời gian để có thể phát triển và xử lý chất có hại trong bể cá. Tuy nhiên, đôi khi có thể có nhiều vấn đề có thể xảy ra, đó là hệ vi sinh trong bể bị chết. Vậy vi sinh trong bể cá bị chết phải xử lý như thế nào?


Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng