Vi sinh trong bể cá bị chết xử lý như thế nào?

 

Hệ vi sinh khỏe mạnh là yếu tố quan trọng để bể cá có thể ổn định, cá có thể khỏe mạnh, không bị bệnh. Vi sinh trong bể cần thời gian để có thể phát triển và xử lý chất có hại trong bể cá. Tuy nhiên, đôi khi có thể có nhiều vấn đề có thể xảy ra, đó là hệ vi sinh trong bể bị chết. Vậy vi sinh trong bể cá bị chết phải xử lý như thế nào?

 

Có thể bạn quan tâm:

>>> Làm sao để cây thủy sinh phát triển tốt?

>>> Hướng dẫn nuôi cá cảnh trong bình thủy sinh nhỏ

>>> Hồ cá thủy sinh mini giá bao nhiêu?

Muối có làm chết vi sinh trong bể cá không?

Vi sinh có lợi có thể chịu được nồng độ muối nhất định. Vậy nên bạn sẽ không làm ảnh hưởng đến hệ vi sinh nếu cho muối vào bể cá. Tuy nhiên, nếu bạn cho muối với nồng độ cao thì bạn vẫn có thể giết vi sinh và khiến cho bể cá bị mất cân bằng.

Than hoạt tính có làm chết vi sinh không?

Than hoạt tính có tác dụng khử độc hồ cá tốt và chúng sẽ không làm chết vi sinh có lợi. Tuy nhiên, nếu bạn xếp than hoạt tính trước ngăn để vật liệu lọc sinh học thì than có thể hấp thụ bớt ammonia – nguồn thức ăn cho vi khuẩn có lợi.

Cách xử lý khi vi sinh trong bể cá bị chết

Một khi bạn phát hiện bể cá bị chết vi sinh tức là nếu thấy cá có dấu hiệu ngộ độc ammonia thì bạn cần phải thay nước ngay lập tức. Bạn nên thay lập tức 30-50% lượng nước trong bể. Đồng thời thêm các loại thuốc khử độc như là seachem stress guard và vi sinh vào trong bể. Trong lúc đó, bạn cũng nên chạy lọc mạnh và thêm sủi oxy nếu cần.

Những ngày sau bạn hãy tiếp tục thay tầm khoảng 10% nước bể mỗi ngày, tránh thay quá nhiều nước. Nếu thay quá nhiều bạn có thể sẽ làm ảnh hưởng đến vi sinh đang phát triển và cân bằng lại trong bể.

Nếu mọi thứ thuận lợi thì bể bạn sẽ có thể bắt đầu cân bằng lại trong vài ngày sau đó.

Để hệ vi sinh trong bể khỏe mạnh, không bị chết thì bạn nên đảm bảo tất cả các điều sau:

  • Sử dụng bộ lọc đủ mạnh với vật liệu lọc tốt, giữ cho lọc chạy 24/24. 

  • Khi sử dụng thuốc hoặc đèn uv, muối để chữa bệnh thì bạn nên bắt cá ra bể chữa bệnh riêng 

  • Thay lượng nước vừa phải cho bể, tốt nhất là khoảng 10-15% lượng nước bể một tuần 

  • Sử dụng thuốc để khử clo, hoặc để nước máy bên ngoài với sục khí khoảng 1 ngày trước khi cho vào trong bể 

  • Châm thêm vi sinh cho bể mỗi khi thay nước, rửa lọc hoặc khi mới thả thêm cá.

Trên đây là một số cách xử lý khi vi sinh trong bể cá bị chết. Hy vọng bài viết đã cung cấp đến bạn các thông tin hữu ích. 


Tin tức liên quan

Bể 8 lít nuôi cá gì?
Bể 8 lít nuôi cá gì?

166 Lượt xem

Các loại cá cảnh dễ nuôi không cần oxy
Các loại cá cảnh dễ nuôi không cần oxy

282 Lượt xem

Đối với người mới chơi cá cảnh, đừng nên chọn những loại cá kích thước lớn, đắt tiền. Bởi chưa có kinh nghiệm bạn sẽ khó mà chăm sóc cá cảnh tốt được. Vậy đâu là các loại cá cảnh dễ nuôi không cần oxy? Hồ Cá Mini sẽ gợi ý cho bạn.

Nhiệt độ bể cá là bao nhiêu?
Nhiệt độ bể cá là bao nhiêu?

222 Lượt xem

 

Nhiệt độ bể cá là bao nhiêu? Nên duy trì nhiệt độ bao nhiêu cho bể cá cảnh? Những thắc mắc này sẽ được giải đáp ngay qua các chia sẻ từ Hồ Cá Mini. Mời bạn cùng theo dõi.

Cho sữa chua vào hồ cá có tác dụng gì?
Cho sữa chua vào hồ cá có tác dụng gì?

250 Lượt xem

Cho sữa chua vào hồ cá có tác dụng gì? Đây là thắc mắc của rất nhiều người chơi cá cảnh. Hãy để Hồ Cá Mini cung cấp đến bạn các thông tin hữu ích. 

Có nên mua bể cá thuỷ sinh setup sẵn không?
Có nên mua bể cá thuỷ sinh setup sẵn không?

307 Lượt xem

Bạn là người mới chơi thủy sinh? Bạn không biết nên tự làm bể thủy sinh hay đặt mua bể cá thuỷ sinh setup sẵn? Hồ Cá Mini sẽ chia sẻ đến bạn những thông tin hữu ích. Cùng tham khảo ngay nhé! 


Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng