Hướng dẫn nuôi cá cảnh trong bình thủy sinh nhỏ
Chia sẻ bí quyết nuôi cá cảnh và trồng cây thủy sinh trong bể cá mini. Giúp bạn thiết kế 1 bình cá thủy sinh đẹp như ý
Có thể bạn quan tâm:
>>> Bí quyết chọn bể cá mini để bàn làm việc thu hút tài lộc
>>> Mua bể cá mini ở đâu uy tín
>>> Địa điểm bán bể cá mini tại TPHCM
www.hocamini.vn sẽ hướng dẫn cách nuôi cá cảnh và trồng cây thủy sinh trong 1 bình cá mini. Sẽ giúp bạn thiết kế 1 bình cá thủy sinh đẹp như ý, sau đây hãy đi vào chi tiết bài viết.
1. Lựa chọn cá thích hợp:
Bể nhỏ và không có máy oxi nên cá sẽ chết. Nếu bể thủy tinh bạn không có máy oxi thì chỉ nên lựa chọn các loài cá khỏe mạnh, có khả năng sống trong môi trường nghèo oxi như cá betta ( cá xiêm đá ) loài cá này chỉ nuôi riêng 1 con trong 1 bể. Ví dụ: như Cá betta không cần máy xủi oxi, 1 tuần thay nước 1 lần, 2 ngày cho ăn 1 lần trùng chỉ, lăng quăng, thức ăn viên, thêm 1 cộng rông đuôi chó là thích hợp.
Tránh tình trạng: Mật độ nuôi cá quá nhiều cũng dẫn tới thiếu oxi và nước bẩn, dẫn đến chết cá. Nuôi cá trong bể thủy tinh thì nuôi càng ít cá càng tốt nhé, 1 đến 3 con thôi là tốt.
2. Cách cho cá ăn:
Không nên Cho ăn quá nhiều sẽ làm bẩn nước và cá ăn quá no cũng chết. Khoảng 2,3 ngày ta cho ăn 1 lần là được rồi, mỗi lần cho ăn chỉ cần cho ăn ít thôi nhé. Cá nhịn đói vài ngày không chết, chứ ăn no căng là chết đấy. Cách nuôi này chấp nhận cá gầy gò chút.
3. Cách thay nước:
Câu hỏi thường thấy ở những bạn mới chơi bình thủy sinh mini "Thay nước cho cá trong bình thủy tinh thường xuyên có sao không?"
Vì bể thủy tinh nhỏ nên nước nhanh bẩn, dẫn đến các bạn thay nước thường xuyên sẽ làm cá sock nước và chết. Nước máy nuôi cá cần xử lý bằng cách chứa nước trong thau chậu, sau 24h khí clo bốc hết đi mới nuôi cá được nhé. Mỗi lần thay nước ta nên thay từ 50 đến 70% nước thôi, để cá không bị sock, nuôi lâu ngày khi cá đã quen nước, ta tăng lên thay 80 rồi mới đến 100% nước.
4. Trường hợp sử dụng máy oxi cho bình thủy sinh.
Vì bể thủy tinh nhỏ mà sử dụng máy oxi thì sẽ làm nước dao động làm cá mệt, đuối sức, nước văng té ra ngoài... và thậm chí làm đục nước nữa. Nếu muốn sử dụng thì mua máy oxi loại công suất loại yếu nhất đó nhé, và để vòi sủi oxi sát trên mặt nước.
5. Dùng lọc gì cho bình thủy sinh.
Lọc vi sinh to ta cần chế lại để phù hợp với hồ thủy sinh
Bình thủy tinh mà dùng lọc vi sinh thì chiếm hết diện tích, nếu các bạn đã có nhiều kinh nghiệm về nuôi cá cảnh thì chắc hẵn đã biết đến lọc vi sinh, mình đưa ra hình minh họa sau đây chắc các bạn sẽ hình dung được và tự sáng chế lọc vi sinh cho riêng bản thân nếu các bạn muốn.
Tức là các bạn chế cái cục xốp, cục mút thành 1 tấm bông lọc nhỏ chẳng hạn
6. Nên cho cá ăn thức ăn gì và ăn ra sao.
Cho ăn trùng chỉ và lăng quăng đã xử lý sạch sẽ giúp bể cá sạch hơn. Cho ăn thức ăn viên loại khô thì nhớ là cho ăn ít thôi.
7. Nên rải cát sỏi ở đáy bể thủy tinh như thế nào?
Không nhất thiết phải rải cát sỏi, nếu muốn thì mua cát sỏi loại nhỏ và rải với độ dày vừa phải như các hình ở trên
8. Loài cá nào có thể nuôi trong bể thủy tinh ?
Chọn những loài cá có kích thước nhỏ và đặc biệt chịu được môi trường nghèo oxi như: Cá betta
Còn cá bảy màu có 1 số dòng đòi hỏi oxi nhiều, tuy nhiên 1 số loại bảy màu chợ nếu không có máy oxi vẫn sống được, nuôi từ 2 - 4 con thôi. Nếu được thì nên mua lại của các thành viên, của những người nuôi hồ xây mà không sử dụng máy oxi đó, những con nuôi trong môi trường như thế đã có sức khỏe mạnh.
- Cá đuôi kiếm, các loại cá mún, hòa lan... cũng khá khỏe mạnh, nuôi 1 đến 2 cặp
- Cá vàng thì 1 cặp nhỏ tí xíu kết hợp với vòi oxi nhẹ trên mặt nước
- Cá ngựa vằn cũng khá khỏe.
- Cá vàng là loài cá ăn và thải phân nhiều nên không thích hợp, Nếu muốn nuôi thì chỉ chọn 1 cặp cá vàng nhỏ tí thôi nhé, và cắm vòi xủi oxi nhẹ trên mặt nước, loài này thì chụi khó thay nước thường xuyên tí, 1 tuần thay nước cỡ 3 đến 4 lần. Và đặc biệt lưu ý là cho ăn ít thôi, 2 ngày cho ăn 1 lần, mỗi lần cho ăn cực ít thôi.
Xem thêm