Hướng dẫn cách thay nước bể cá mini

 

Thay nước bể cá hay vệ sinh bể cá là điều cần làm để giữ hồ cá của bạn sạch sẽ. Nếu nắm rõ được kiến thức và bí quyết thì công việc này lại rất nhàn và đơn giản hơn rất nhiều. Bao lâu thì cần thay nước, vệ sinh bể cá? Thay nước bể cá sao cho đúng cách? Hồ Cá Mini sẽ hướng dẫn bạn cách thay nước bể cá mini. Cùng theo dõi nhé!

Xem thêm :

>> Nghệ thuật bố cục đá cho hồ thủy sinh

>> Gợi ý các mẫu đèn led thủy sinh

>> Những điều cần biết về bộ lọc bể cá mini

 

 

 

 

 

Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ thay nước bể cá

Trước khi thay nước cho hồ cá thì công việc đầu tiên mọi người cần phải chuẩn bị đó là chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ. Nếu sử dụng đầy đủ bộ dụng cụ thì công việc thay sẽ diễn ra tiện lợi và đảm bảo an toàn hơn.

Những dụng cụ cần thiết để thay nước cho hồ cá bao gồm: Hệ thống lọc bể cá cảnh – hệ thống giúp dưỡng khí lưu chuyển và tạo oxy cho cá thờ; dao cạo rêu; nam châm chùi rêu; vợt cá; ống thay nước dùng để thay nước và lắng sỏi; bộ kiểm tra độ pH; cây sưởi. Bạn nên lựa chọn và sử dụng những dụng cụ chất lượng khi sử dụng.

 

Bước 2: Chuyển cá

Cách thay nước bể cá mini - Bước 2, chuyển nhà tạm thời cho cá.

Tìm một bể chứa. Cá sẽ cần được cho vào bể tạm thời trong khi bạn rửa và thay nước mới vào bể hiện tại của chúng. Vì vậy hãy tìm một bể cá có kích thước phù hợp, xô hoặc chậu sẽ có công dụng như bể cá tạm thời.

  • Dùng bể hoặc chậu không được rửa bằng xà phòng, vì xà phòng còn sót lại có thể gây hại cho cá.

  • “Xử lý” nước: Bạn sẽ cần xử lý nước sẽ dùng trong bể tạm thời để cân bằng nhiệt độ và độ PH. Để qua đêm sau khi đổ nước vào bể tạm thời và chờ cho nồng độ clo trong nước trung hoà

  • Tránh ánh sáng trực tiếp. Không nên đặt bể tạm thời ở cửa sổ hoặc dưới ánh sáng mạnh, vì hơi nóng từ những nơi này có thể làm tăng nhiệt độ nước, âm thầm gây hại cho cá. Ngoài ra, đảm bảo đặt bể tạm thời ở nơi mà trẻ em và thú nuôi trong nhà không thể làm phiền cá.

  • Chuyển cá. Dùng vợt vớt cá ra khỏi bể và cho chúng vào bể tạm thời chứa nước sạch. Dùng thau lớn làm bể tạm thời để cá có đủ không gian để bơi.

  • Theo dõi cá. Trong khi lau rửa bể cá, đảm bảo bạn luôn để mắt đến cá trong bể tạm thời. Tìm những thay đổi trong hành vi, màu sắc và mức độ hoạt động của chúng. Các dấu hiệu sau sẽ cho thấy nước trong bể tạm thời quá ấm.

Bước 3: Làm sạch bể cá mini

  • Đổ bỏ nước bẩn. Đổ nước cũ ra khỏi bể hiện tại. Dùng vợt, đồ sàng hoặc tấm lọc giữ các vật rắn không rơi khỏi bể và chìm xuống ống thoát nước. Bạn cũng có thể đổ nước bẩn ra vườn hoặc chậu cây. 

 

  • Rửa sạch vật trang trí. Cọ sạch sỏi và vật trang trí trong bể cá bằng nước ấm với một ít muối. Để đạt hiệu quả tốt nhất, cho sỏi và vật trang trí vào đồ sàng rồi cọ sạch với nước nóng trong bồn. Khi đã xong, đặt chúng sang một bên và để khô.

  • Cọ rửa bể cá. Cọ rửa bể cá bằng nước ấm và một ít muối. Tránh dùng xà phòng và nước tẩy rửa vì chúng có thể để lại cặn hóa chất bên trong bể. Sau đó rửa sạch bể bằng nước ấm.

 

  • Để bể khô. Sau khi rửa và súc bể cá, để bể khô trong khoảng 20 đến 30 phút. Điều này sẽ cho bề mặt kính trong bể khô sau khi tiếp xúc với nước ấm dùng để cọ rửa. Việc chờ một khoảng thời gian để bể trở lại nhiệt độ phòng sẽ giúp đảm bảo bể có nhiệt độ lý tưởng khi cá trở lại.

Bước 4: Kiểm tra bộ phận lọc nước

Để giúp dòng nước chảy đều khi thay nước cho hồ cá thì mọi người cần phải kiểm tra bộ phận lọc nước, đặc biệt là đầu ra của bộ lọc. Do đó, hãy dùng dụng cụ để làm thông thoáng, sạch sẽ đầu ra của bộ lọc nước. Bạn cũng có thể thay chất liệu lọc nếu như đầu lọc không còn hoạt động tốt, tuy nhiên, bạn không nên thay hết một phần vì như thế sẽ tránh làm mất đi những vi khuẩn có lợi.

Bước 5: Làm đầy bể cá

  • Cho các vật cứng trở lại bể. Cho sỏi và các vật trang trí vào bể cá đã rửa sạch trước khi cho nước sạch vào bể. Đảm bảo mọi thứ được xắp sếp giống như ban đầu để không làm cá khó chịu khi thay đổi môi trường của chúng.

  • Đổ nước sạch, đã qua xử lý vào bể. Đổ vào bể nước ở nhiệt độ phòng đã được xử lý hoặc để qua đêm để có được nhiệt phòng. Nếu bạn dùng chất khử clo, hãy cẩn thận không làm đổ, vì nó có thể để lại mùi hoá chất trên thảm hoặc đồ dùng trong nhà.

  • Di chuyển cá. Múc cá ra khỏi bể tạm thời bằng vợt hoặc tô nhỏ. Cố gắng di chuyển cá nhanh nhất có thể để tránh gây căng thẳng cho cá.Ngoài ra, cẩn thận không làm rơi cá hoặc để chúng nhảy ra, vì chúng có thể bị thương nặng nếu điều này xảy ra.

  • Chuyển cá về bể ban đầu. Chuyển cá trở về bể đã được đổ đầy nước sạch. Nhẹ nhàng hạ cá vào nước bằng vợt hoặc tô. Không nên thả thẳng cá xuống bể.

  • Theo dõi cá. Cá rất có thể bị căng thẳng và mắc các bệnh liên quan đến môi trường và nhiệt độ trong khi và ngay sau khi rửa bể của chúng. Vì vậy, luôn để mắt đến cá sau khi thả lại vào bể để đảm bảo chúng thích nghi tốt với môi trường sạch sẽ. 

Với những hướng dẫn trên đây, hy vọng sẽ cung cấp những thông tin hữu ích cách thay nước bể cá mini đúng cách, giữ hồ cá sạch sẽ, đàn cá được khỏe mạnh.

 


Tin tức liên quan

Thông tin và kỹ thuật nuôi cá tỳ bà
Thông tin và kỹ thuật nuôi cá tỳ bà

1659 Lượt xem

Cái tên cá dọn bể từ lâu đã quá quen thuộc với người chơi cá cảnh trên toàn quốc. Tên thật là Cá Tỳ Bà có thuộc tính dễ nuôi, dễ sống. Bởi tính thích ăn tạp dưới đáy bể, do đó cá được coi là giống cá cảnh có thể làm vệ sinh bể thủy sinh một cách tự nhiên và vô cùng tiết kiệm. Để hiểu hơn về giống cá thú vị này, mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây.

Cách phân biệt giới tính cá bình tích
Cách phân biệt giới tính cá bình tích

5370 Lượt xem

Cá bình tích là một trong những loại cá cảnh phổ biến ở nước ta, chúng được bán với giá khá rẻ, những người nuôi cá sinh sản cần phân biệt được cá bình tích đực và cái để có thể cho giao phối dễ dàng.

Gợi ý hồ cá cảnh theo diện tích căn nhà của bạn
Gợi ý hồ cá cảnh theo diện tích căn nhà của bạn

938 Lượt xem

Với những diện tích căn hộ khác nhau, bạn sẽ có những lựa chọn riêng biệt về các loại hồ cá cảnh sao cho phù hợp. Chọn được hồ cá cảnh hợp phong thủy sẽ mang lại nguồn năng lượng tốt giúp cho gia chủ thêm thịnh vượng, tài lộc, giàu sang, làm cho môi trường sống rực rỡ hơn và ngôi nhà mát dịu dễ chịu hơn.

Cách nuôi cá Trân Châu đẻ nhiều
Cách nuôi cá Trân Châu đẻ nhiều

1539 Lượt xem

Cá trân châu là loài cá có họ với cá bình tích là một loài cá mà ai tron giới chơi cá cảnh đều biết đến và sỡ hữu nó. Là loài cá dành cho người mới chơi vừa đẹp lại cực kì dễ nuôi hơn nữa chúng là giống cá sinh sản tốt. Nuôi làm sao để cá trân châu đẻ nhiều thì hãy cùng tham khảo bài viết sau đây.

Cá bảy màu bỏ ăn phải làm sao?
Cá bảy màu bỏ ăn phải làm sao?

142 Lượt xem

Cá 7 màu bỗng nhiên bỏ ăn, không chịu ăn khiến người chơi cá cảnh lo lắng. Vì sao cá bảy màu bỏ ăn? Cá bảy màu bỏ ăn phải làm sao? Mời bạn tham khảo ngay những chia sẻ từ bài viết dưới đây. 

Cá La Hán là gì? Kỹ thuật nuôi cá La Hán
Cá La Hán là gì? Kỹ thuật nuôi cá La Hán

2261 Lượt xem

Cá La Hán là một loài cá đẹp rất được ưa chuộng trên thị trường hiện nay. Tuy nhiên, loại cá này khá hiếm và có giá thành cao. Giá trị thẩm mỹ của cá La Hán cũng tùy thuộc vào từng loại, từng đặc điểm, kĩ thuật nuôi cũng khác so với những loại bình thường. Cùng tìm hiểu về cá La Hán và kỹ thuật nuôi cá La Hán.

Thông Tin và Kỹ Thuật Nuôi Cá Nóc Da Beo
Thông Tin và Kỹ Thuật Nuôi Cá Nóc Da Beo

2365 Lượt xem

Cá Nóc da beo có tên khoa hoc là Carinotetraodon lorteti . Một loài cá cảnh còn ít được chú ý ở Việt Nam. Với đặc tính hiền lành và hình dáng ngộ nghĩnh, cộng với sự đa dạng về màu sắc, Cá Nóc beo có vẻ là lựa chọn của những ai thích sự độc đáo... Đặc biệt cá nóc  da beo là một trong những dòng cá ăn ốc hại.

Đôi nét về cá Dĩa
Đôi nét về cá Dĩa

1322 Lượt xem

Cá đĩa (người miền Nam gọi là cá dĩa) (danh pháp khoa học: Symphysodon, tên tiếng Anh thông dụng là discus fish, thuộc họ Cá rô phi Cichlidae (Rô phi vốn là họ cá có rất nhiều loài đẹp). Người Hoa gọi cá đĩa là “Ngũ Sắc Thần Tiên” và tôn nó là “Nhất Đại Mỹ Ngư” tức là cá đẹp nhất trong các loài cá nuôi để làm cảnh.


Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng