Hướng dẫn thiết kế bể thủy sinh

Một bể thủy sinh với sự kết hợp bể cá với cây thủy sinh sẽ làm cho người chơi thích thú hơn. Bạn cũng muốn có một bể thuỷ sinh sinh động như thế, bạn muốn tự tạo một bể thủy sinh theo ý tưởng của riêng mình. Sau đây là các bước giúp bạn thực hiện một bể thủy sinh.

Có thể bạn quan tâm:

>>> Những điều bạn nên tránh khi nuôi cá cảnh trong bể cá mini

>>> Hướng dẫn nuôi cá cảnh trong bình thủy sinh nhỏ

>>> Lợi ích khi có bể thủy sinh trong nhà

1.Chọn bể

Phác thảo sơ qua ý tưởng thiết kế bể thuỷ sinh, rồi chọn bể thích hợp.

Nên tìm hiểu kỹ vị trí đặt bể thủy sinh nặng hơn bể cá thông thường do phân, nền, cát, sỏi và các phụ kiện như đèn, quạt…. Một cái hồ 80x40x40cm sẽ nặng khoảng 200-250kg…..do đó nền nhà cũng như chân đế của hồ phải thật chắc chắn.

 

2.Trải lớp nền

Trải một lớp phân bón, cát sỏi làm nền dưới đáy hồ. Nền là nơi chứa dưỡng chất cung cấp cho cây, cũng là nơi để trồng cây nên cần có cấu tạo sao cho cây có thể bám rễ và không gây đục nước. Ngoài ra, nền cũng là chỗ ở của vi sinh.

3. Cho nước vào bể

Dùng túi nylon ngăn vòi nước để không làm đục nước, dòng chảy sẽ không làm hư lớp sỏi nền và làm xí phân lên.

4. Sắp xếp các viên đá

Các viên đá cũng góp phần tăng vẻ mỹ quan cho bể thủy sinh đồng thời giữ cho cây thủy sinh bám chặt vào đáy bể. Hãy sắp xếp các viên đá theo ý tưởng của bạn sao cho nó tôn lên được giá trị của bể.

5. Gắn các cây xanh vào bể

Chọn những loại cây mà bạn thích trong số những cây thủy sinh có bán trên thị trường. Tùy vào từng vào đặc điểm của từng loại cây mà ta bài trí ở các vị trí khác nhau trong bể. Ví dụ cây rong Mái chèo và rau Mác là các loại cây rất lý tưởng để trồng để che phía sau và các cạnh của bể. Còn các cây rậm rạp dùng để trồng đầy ở các góc ( trước các cây cao hơn) như rau Dừa, Đình lịch, rau Cần trôi.

Lại có những cây nên trồng ở mặt tiền trông rất thú vị nếu chúng được đặt trước mảnh đá, phải là cây thấp hơn và sinh trưởng chậm hơn, ta có thể chọn cỏ Năng và Thạch xương bồ.Khi trồng cây, vật không thể thiếu là một cái kẹp dùng trong y tế ( loại lớn, dài trên 30cm) dùng để kẹp phần rễ cây và trồng xuống sỏi. Trong môi trường nước, lớp sỏi trở nên nhẹ và rời rạc, không thể dùng tay được.

6. Đặt bộ lọc

Những lọc bể cá thông thường không thể sử dụng trong bể thủy sinh vì chúng thường được thiết kế phần gòn lọc trên mặt bể, nhưng bể thủy sinh phải để đèn ở đó. Các bộ lọc có thể dùng cho bể  thủy sinh là:

Lọc ngoài: thiết bị lọc hoàn chỉnh nằm rời, hường để dưới phần chân bể, chỉ có 2 ống nước vào ra là nằm trong bể.

Lọc tràn: làm bằng kính, được thiết kế cố định tại một góc bể, lọc nước bề mặt nên xử lý váng vi sinh rất tốt, tuy nhiên nó chiếm một phần lớn thể tích trong bể nên thích hợp cho bể cỡ lớn ( trên 200l).

Lọc thác: công suất nhỏ và yếu, thích hợp cho bể nhỏ ( khoảng 60l hoặc nhỏ hơn).

7. Gắn đèn huỳnh quang

Vì được sử dụng để thay thế cho ánh sáng mặt trời trong thiên nhiên nên loại đèn được sử dụng phổ biến là đèn huỳnh quang day-light, với công suất tương đối từ 0.5 – 1wat/lít nước. Các loại đèn màu xanh, hồng….cho bể cá cảnh thông thường không thể sử dụng cho bể  thủy sinh. Chỗ đặt bể càng khuất càng tốt vì như thế, chúng ta có thể kiểm soát hoàn toàn ánh sáng cho cây trong bể. Chiều dài của bể không dài hơn chiều dài thực của bòng đèn huỳnh quang thông dụng quá 10cm để có thể bố trí ánh sáng hợp lý hơn, ví dụ như bể dài 35 – 40cm là phù hợp với bóng đèn dài 30cm. Bể cũng cần có chiều rộng ( bề ngang) không quá hẹp để dễ bố trí cây theo hướng xa – gần, cao xa phía trong và thấp dần ở phía trước…. 

8. Nhiệt độ

Nhiệt độ thích hợp cho bể  thủy sinh thường là dưới 290c là phù hợp. Khi nhiệt độ nước lên cao trên mức này, có thể bỏ nước đá vào bao nilon hoặc dùng gel làm lạnh trong quạt hơi nước ( loại quạt tản nhiệt cho máy tính)…

Ngoài nhiệt độ ra, chúng ta cũng nên chú ý để nồng độ CO2 cần thiết cho cây quang hợp vì lượng CO2 do cá tạo ra mặt thoáng của nước nhận từ không khí là không đủ, nhất là những bể trồng nhiều cây.

9. Thả cá vào bể thủy sinh

Không nên thả cá vào bể ngay mà nên trồng cây trước khoảng 7-10 ngày sau, khi hệ vi sinh trong bể ổn định sẽ an toàn hơn cho cá và cây. Khi mua cá nên hỏi người bán về loại cá nào không cắn nhau, không ăn cây  thủy sinh.

10. Mỗi tuần thay 1/4 nước bể

Việc thay nước thường xuyên sẽ đảm bảo môi trường nước trong bể luôn sạch sẽ. Điều này rất cần thiết cho sự phát triển khỏe mạnh của các loại cây thủy sinh và cá sống trong bể.


Tin tức liên quan

Có nên sử dụng máy bơm oxy bể cá mini không?
Có nên sử dụng máy bơm oxy bể cá mini không?

356 Lượt xem

 

Để chăm sóc bể cá cảnh, máy bơm oxy bể cá mini là vật liệu không thể thiếu. máy sủi oxy mini rất quan trọng và cần thiết cho bể cá. Vì dù chỉ là bể cá cảnh nhỏ thì cá hay thủy sinh trong bể cũng cần được cung cấp đủ oxy, nhất là môi trường nuôi cá cảnh dày đặc.

Mẫu bể cá mini để bàn cho phòng khách
Mẫu bể cá mini để bàn cho phòng khách

983 Lượt xem

Căn phòng khách là diện mạo của cả không gian sống và là đại diện cho gia chủ. Một căn phòng khách sẽ trở nên đẹp mắt và gây được ấn tượng mạnh cho khách đến thăm nhà nếu sở hữu một chiếc bể cá mini đầy sinh động. Bài viết hôm nay sẽ giới thiệu cho các bạn những mẫu bể cá mini để bàn cho phòng khách đẹp tuyệt vời.

Quà tặng người yêu ý nghĩa và độc đáo nhất - Bể cá mini
Quà tặng người yêu ý nghĩa và độc đáo nhất - Bể cá mini

1797 Lượt xem

Có phải bạn đang muốn tặng người yêu một món quà độc đáo nhưng không kém phần ý nghĩa? Thay vì tặng hoa thì bể cá mini cũng là sự lựa chọn khá hoàn hảo đấy nhé. Nhưng nếu bạn chưa biết chọn kiểu dáng nào thì đây là những gợi ý mà bạn không nên bỏ qua.

Cách Nuôi và Chăm Sóc Cá Cầu Vồng Xanh
Cách Nuôi và Chăm Sóc Cá Cầu Vồng Xanh

2682 Lượt xem

Cá cầu vồng xanh hay còn gọi là cá rambo là loài cá đẹp nhiều màu sắc ấn tượng trong hồ thủy sinh. Cá cầu vồng xanh nuôi trong hồ thủy sinh sẽ lên màu đẹp hơn hồ cá bình thường.

Kinh nghiệm đặt bể cá mini văn phòng phù hợp phong thủy
Kinh nghiệm đặt bể cá mini văn phòng phù hợp phong thủy

2517 Lượt xem

Ngoài việc trang trí cho phòng làm việc trở nên xinh xắn hơn thì vấn đề phong thủy cũng rất quan trọng đấy nhé. Vì đôi khi chỉ một vài đặc điểm nhỏ thôi cũng sẽ ảnh hưởng đến hoạt động cũng như vận may của các doanh nghiệp đấy. Điển hình như việc đặt bể cá mini ở đâu và như thế nào cũng quan trọng không kém đấy nhé. Nếu bạn đang tìm hiểu cách đặt bể cá sao cho phù hợp phong thủy thì đừng bỏ qua bài viết này nhé.

Đặc điểm của cá betta rồng và giá cá betta rồng tham khảo
Đặc điểm của cá betta rồng và giá cá betta rồng tham khảo

2294 Lượt xem

10 năm trở lại đây, với mức giá thấp lại sở hữu vẻ đẹp “kiêu sa” hút hồn, cá Betta Rồng đã thực sự chinh phục được người chơi cá cảnh. Với nhiều màu sắc đa dạng, nhiều mức giá khác nhau, cá Betta rồng phù hợp với mọi đối tượng người chơi. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ đặc điểm cá Betta rồng, giá các Betta rồng các loại hiện nay và địa chỉ mua bán uy tín ở Hà Nội và TPHCM.

Thông tin và kỹ thuật nuôi Cá La Hán
Thông tin và kỹ thuật nuôi Cá La Hán

1298 Lượt xem

Cá La Hán là một trong những loài cá cảnh nhiệt đới được ưa chuộng trên thế giới và cả ở Việt Nam trong những năm đầu 2000 đến nay. Chúng được yêu thích do có hình dáng đẹp, mạnh mẽ và màu sắc sặc sỡ ở hai bên hông, chiếc đầu gù to lên giống như của một ông tiên nên có tên gọi là La Hán.

Lợi ích của bể cá cảnh trong cuộc sống
Lợi ích của bể cá cảnh trong cuộc sống

1051 Lượt xem

Lợi ích của bể cá cảnh trong cuộc sống được thể hiện dưới nhiều góc độ khác nhau. Trong đó, có những lợi ích về sức khỏe, về tinh thần hoặc đơn giản là một sản phẩm trang trí và làm đẹp cho không gian sinh hoạt và làm việc. Vậy, bể cá cảnh mang tới những lợi ích cụ thể nào? Hãy cùng với becamini.vn tìm hiểu về ý nghĩa của sản phẩm này với cuộc sống của mọi người.


Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng