Hướng dẫn thiết lập bể cá mini
Một bể cá mini hay bể cá sáng tạo đặt trong nhà sẽ giúp cho không gian của bạn trở nên rực rỡ và sang trọng hơn rất nhiều. Đặc biệt đối với những gia đình có diện tích nhỏ và muốn tìm kiếm những sản phẩm trang trí hợp lý mà ấn tượng, đẹp mắt hay những người làm việc văn phòng muốn tìm một hình thức giải trí văn minh, dễ chịu và không tốn kém quá nhiều.
Có thể bạn quan tâm:
>>> Nhắc bạn những điều cần lưu ý khi mua bể cá mini giá rẻ
>>> Các chi phí để thiết lập một bể cá mini đầy đủ
>>> Những mẫu bể cá sáng tạo, đẹp mắt cho căn nhà hiện đại
Để thiết lập một bể cá mini, bể cá phong thuỷ hay bể cá sáng tạo, bạn cần phải chuẩn bị theo các bước dưới đây:
Chuẩn bị bể nuôi
Tuỳ vào diện tích và phong cách không gian của bạn mà sẽ lựa chọn các loại bể khác nhau. Đó có thể là các loại bể cá mini để bàn làm việc, bể cá mini treo tường, hay các loại bể cá mini sáng tạo được tích hợp nhiều chức năng khác nhau vô cùng tiện dụng.
Ngoài ra, tùy thuộc vào đối tượng nuôi là cá cảnh nước ngọt, nước mặn hoặc cây thủy sinh mà có cách lựa chọn bể khác nhau. Nếu muốn nuôi các loại cá có kích thước vừa và lớn, thì bể cũng phải rộng và to hơn để cho cá có thể bơi lội thoả thích và sống và ngược lại. Tránh trường hợp không đủ không gian sống khiến cá yếu mình và dễ bị bệnh.
Bạn có thể chọn các loại bể cá mini đúc sẵn hoặc đặt các cửa hàng làm theo thiết kế, ý muốn của người chơi cá cảnh.
Chọn cá phù hợp
các loài cá cảnh dễ nuôi
Không phải loài cá nào cũng thích hợp để nuôi trong một không gian nhỏ hẹp như bể cá mini để bàn làm việc, bể cá mini treo tường, hay các loại bể cá mini sáng tạo. Trước khi chọn nuôi một loại cá, bạn nên phải chú ý tới các yếu tố sau đây:
- Màu sắc, chủng loại và giá tiền
- Tập tính, đặc điểm, cách sinh sống của cá
- Tránh thả nuôi các loại cá có tính đối kháng với nhau
- Nếu bể nuôi có trồng cây thủy sinh không chọn các loài cá ăn thực vật
- Cá có tính bày đàn hay không: Có những loài cá chỉ nuôi một con, có những loài nuôi theo đôi, có loài cá cảnh phải nuôi theo bầy, đàn đến hàng chục con.
Thiết lập bể
- Thiết lập cảnh quan trong bể như trồng cây thủy sinh, đặt lũa, đá… tuỳ theo ý tưởng của bạn. Chú ý không “tham” quá nhiều chi tiết khiến bể cá cảnh bị rối mắt, đặc biệt là các loại kích thước nhỏ như bể cá mini.
- Sau khi kiểm tra thấy chắc chắn thì cấp nước vào. Xử lý kỹ nước trước khi cho vào bể
- Cho nước vào bể đúng cách: Nước cho chảy nhẹ, chảy từ từ bám theo thành bể, tránh xối mạnh làm đục nước hoặc ảnh hưởng đến cây mới trồng, đá, lũa…
– Độ pH pH thích hợp: với cá cảnh nước ngọt từ 6,5 – 8, đối với cá cảnh biển 8,1 – 8,3.
Chăm sóc bể cá cảnh
Luôn chú ý:
- Cho cá ăn đúng lượng, đúng thời gian
- Thay nước, dọn bể thường xuyên
- Xử lý nước đúng cách
- Nhận biết các biểu hiện của cá để xử lý ngay nếu có vấn đề.
Xem thêm