Chia sẻ kinh nghiệm chơi thủy sinh tại nhà
Hồ thủy sinh có nhiều loại, nhiều phong cách và cách chơi. Khi có đam mê các bạn sẽ tìm hiểu dần dần thông qua bạn bè cùng chơi, các hội nhóm trên Facebook. Nếu bạn muốn chơi bể thủy sinh, nên kiên nhẫn và dành thời gian để tìm hiểu. Hồ Cá Mini sẽ chia sẻ đến bạn một số kinh nghiệm chơi thủy sinh tại nhà.
Có thể bạn quan tâm:
>>> Hướng dẫn kiểm tra, bảo dưỡng hồ thủy sinh
>>> Địa chỉ bán bể cá thủy sinh mini Đà Nẵng
>>> Những sai lầm khi chơi bể cá thủy sinh
Chơi thủy sinh tại nhà nên bắt đầu từ đâu?
Nên bắt đầu chơi thủy sinh tại nhà như thế nào?
Bạn có thời gian chăm sóc bể thủy sinh hay không?
Nhiều người có suy nghĩ là khi setup bể với đầy đủ dụng cụ thiết bị xong rồi cứ để đó không cần thay nước cắt tỉa cây.
Cái này là hoàn toàn không đúng. Vì bể và cây thủy sinh phải được chăm sóc thường xuyên và cũng đòi hỏi người chơi phải có sự kiên trì bể thủy sinh mới đẹp và bền lâu. Còn nếu không có thời gian hay là bể thủy sinh sẽ làm thêm gánh nặng thì mình khuyên bạn không nên chơi.
Chi phí setup bể cá thủy sinh
So với việc làm 1 bể nuôi cá thì bể thủy sinh có chi phí cao hơn. Chi phí này gồm hai phần chính:
-
Chi phí cho setup tuỳ thuộc vào kích thước, bể càng lớn chi phí càng cao. Chi phí này bao gồm: bể và chân, hệ thống đèn chiếu sáng, nền trồng cây, hệ thống lọc nước, hệ thống Co2, cây thủy sinh, gỗ hay đá để trang trí.
-
Chi phí cho việc chăm trồng cây bao gồm tiền điện, nước, dinh dưỡng bổ sung (phân nước – nhét), hay là tiền mua cây mới thay thế cây cũ hay cây chết, tiền nạp Co2 , tiền mua bóng đèn thay mới v.v…
Bạn có hiểu biết gì về nuôi trồng bể thủy sinh?
Nếu có 1 chút kiến thức về thủy sinh thì hãy bắt tay vào làm song song với việc học hỏi kinh nghiệm. Còn nếu không có thì mình khuyên bạn hãy tìm hiểu trước.
Trong bể thủy sinh cũng như một thế giới thu nhỏ. Bạn phải tạo ra sự cân bằng cho môi trường trong hồ. Tạo ra được sự cân bằng cũng phải có thiết bị. Như vậy nếu muốn trồng cây thủy sinh thì phải chuẩn bị những gì và phải làm như thế nào?
Các bước chuẩn bị để thả cá vào hồ mới
-
Kết nối máy sục khí
-
Kiểm tra chất lượng nước
-
Rửa sạch sỏi, đá và các vật trang trí
-
Tích nước ở nhiệt độ phòng đầy một phần ba hồ cá
-
Trồng thêm cây giả hay cây thật
-
Tuần hoàn nước trong hồ bằng bộ thiết bị tuần hoàn
Lưu ý khi chơi thủy sinh tại nhà
Khi chọn bể cá và cá kiểng thì bạn cần cân đối kích cỡ sao cho phù hợp nhé. Ví dụ, bể nhỏ thì nuôi cá nhỏ và số lượng ít, tránh nuôi cá quá lớn, cá sẽ không có không gian đủ rộng để bơi lội, dễ trầm cảm và sinh bệnh đó.
Nên trồng thật nhiều cây thủy sinh để hạn chế rong rêu mọc đầy ra, dọn rất mệt luôn. Không có yêu cầu là phải trồng thật nhiều cây khi làm bể thủy sinh nhưng nhớ lưu ý này để bể duy trì được lâu và sinh động bạn nhé.
Chơi thủy sinh tại nhà không khó nếu bạn nắm được những chia sẻ trên đây. Hy vọng bài viết đã cung cấp đến bạn các thông tin hữu ích.
Xem thêm