Hướng dẫn kiểm tra, bảo dưỡng hồ thủy sinh định kỳ
Bạn là người mới chơi cá cảnh nên chưa có kinh nghiệm trong việc vệ sinh, bảo dưỡng bể thủy sinh? Việc kiểm tra, bảo trì, bảo dưỡng hồ thuỷ sinh là một trong những bước vô cùng quan trọng. Giúp bạn nắm được chất lượng của hồ đang ở đâu, có môi trường tốt không, cần bổ sung hoặc thay mới cái gì.
Có thể bạn quan tâm:
>>> Nhắc bạn một số chú ý khi đặt bể cá mini để bàn làm việc
>>> Những hình dáng thông dụng và phù hợp cho bể cá mini
>>> Khách hàng nghĩ gì về bể cá mini
Bảo dưỡng hồ thủy sinh - Kiểm tra nước hồ thủy sinh
Bạn không thể kiểm tra chất lượng nước bằng mắt thường, bởi lẽ các thành phần hóa học hòa tan trong nước. Thế nhưng nếu không kiểm soát được thành phần cũng như nồng độ các chất hóa học này trong nước, sẽ dẫn tới nhiều nguy cơ nguy hại cho hồ thủy sinh. Chính vì thế, bạn cần phải tìm hiểu và trang bị một số thiết bị chuyên dụng để thực hiện việc kiểm soát thông số hóa học cho nước trong hồ của mình.
Một số thông số bạn cần kiểm tra trong hồ thủy sinh:
1. Độ pH: dao động trong khoảng từ 6.5 đến 7.5 là phù hợp
2. Nồng độ Nitrat: giữ dưới mức 10 ppm trong nước ngọt và 5ppm trong nước mặn
3. Độ cứng của nước (độ cứng là nồng độ hòa tan của các chất khoáng trong nước): 4.5dH hoặc 80ppm. Nếu độ cứng giảm, bạn có thể hòa tan thêm nữa muỗng cà phê bột soda có thể làm tăng khoảng 1dH trong nước
Kiểm tra bộ lọc hồ thủy sinh
Đây là một thiết bị đi kèm không thể thiếu trong hồ thủy sinh, nó giúp môi trường nước được sạch sẽ và an toàn.
Với số lượng cá vừa phải trong hồ, bạn nên bảo trì bộ lọc khoảng 1 tháng 1 lần, nếu mật độ cá dày đặc, bạn cần bảo trì nhiều hơn. Kiểm tra kỹ xem hệ thống lọc của mình có bị hư hỏng hay gặp vấn đề gì không, từ đó mới đảm bảo được độ an toàn trong hồ thủy sinh luôn được tốt nhất!
Bảo dưỡng hồ thủy sinh - Thay nước hồ cá thủy sinh
Thay nước là một bước không thể thiếu dù bạn sử dụng loại hồ thủy sinh nào. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý một vài điều dưới đây khi tiến hành bước này:
- Chỉ nên thay 1/3 hoặc 1/4 lượng nước cũ trong hồ và thay từ từ, tránh trường hợp cá không kịp thích nghi mà sẽ bị sốc môi trường dẫn tới chết.
- Không thay liên tiếp quá nhiều. Tuỳ thuộc vào kích thước bể, chỉ thay từ 1 tới 2 lần một tuần.
- Có thể thực hiện việc vệ sinh hồ luôn kèm theo mỗi lần thay nước.
Một vài lưu ý bảo dưỡng hồ thủy sinh dành cho người mới
-
Bể cá thủy sinh có điểm đặc biệt: “Càng lâu càng đẹp”. Thường khi chơi hồ thủy sinh chưa đẹp ngay và để có một bể cá thủy sinh đẹp, cần mất ít nhất 6 tháng chăm sóc.
-
Trong suốt thời gian chăm sóc, nhiều lúc cây bị chết, lượng dinh dưỡng, cường độ ánh sáng chưa hợp lý sẽ làm hỏng mất bể thủy sinh. Những điều đó thực sự thử thách tính kiên nhẫn của người chơi.
-
Nếu bạn đặt bể cá thủy sinh ở không gian nhỏ hẹp nhu bàn làm việc thì các loại bình thủy tinh mini, bình tròn là phù hợp nhất. Điều quan trọng bạn cần nhớ rằng, kích thước của miệng bình phải đủ để bạn cho tay vào hoặc vợt bắt cá vào để tiện cho việc vệ sinh sau này.
-
Mở đèn cho bể kiếng thủy sinh bình quân khoảng 10 giờ mỗi ngày (tốt nhất mở 5 giờ buổi sáng + tắt 2 giờ nghỉ buổi trưa + mở thêm 5 giờ buổi chiều tối), hạn chế mở ban đêm vì có một số loại cây cần được “ngủ”.
Bỏ túi ngay một số kinh nghiệm bảo dưỡng hồ thủy sinh trên đây để giữ cho bể thủy sinh của bạn luôn hoạt động hiệu quả nhé!
Xem thêm