Kỹ thuật nuôi cá cảnh trong bể kính
Nuôi cá cảnh không chỉ là để trang trí, phong thủy mà đa số người chơi là vì đam mê. Nhu cầu giải trí với thú vui tao nhã không lỗi thời này lại càng tăng. Với những người mới chơi cá thì đây sẽ là cách hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá cảnh trong bể kính có thể hạn chế được việc con cá yêu của bạn bị chết.
Có thể bạn quan tâm:
>>> Các kiểu dáng bể cá được quan tâm nhất hiện nay
>>> Cách chọn bể cá hợp phong thủy nhất cho gia đình bạn
>>> 5 lý do bể cá mini khiến bạn "thích mê"!
Kỹ thuật nuôi cá cảnh trong bể kính - Đầu tiên là nước nuôi cá
-
Nước máy: Hầu hết những người mới chơi cá thường không có kinh nghiệm xử lý nước trước khi thả cá vào hồ kính. Tuy nhiên, đây là một bước quan trọng không thể bỏ qua, hạn chế được tình trạng cá chết sau khi thả vào hồ. Tùy theo từng nguồn nước, bạn có những cách xử lý nước khác nhau. Có 3 loại nước bạn cần lưu ý khi sử dụng nuôi cá sau đây:
-
Nước giếng: Nước giếng đa phần có chứa phèn, độ pH thấp, nên dễ làm cá chết. Để cải thiện tình trạng này, bạn nên xử lý nước bằng bỏ than hoạt tính, rong biển, san hô vụn vào trước. Sau khi xử lý xong, bạn có thể yên tâm đổ nước vào hồ cá.
-
Nước mưa: Nước mưa rất mát nên cá rất thích bơi lội, nhất là vào mùa hè. Tuy nhiên loại nước này có nhược điểm là độ pH thấp và dễ tạo môi trường cho rêu tảo phát triển. Cách xử lý là dùng sủi oxy hoặc thả san hô vụn để tăng độ pH lên.
Lưu ý kích thước bể cá cảnh mini
Kích thước bể cá cần phải đủ rộng và thoáng, mật độ cá thả vừa phải. Nếu mật độ cá đông sẽ làm hồ cá thiếu oxy, nước nhanh đục và bẩn. Các loài cá có tập tính cắn rỉa vây cá khác ở mức nghiêm trọng thì cần có chế độ tách nuôi riêng cho phù hợp.
Nuôi cá trong bể thủy tinh, chậu thủy tinh sẽ làm cá thiếu oxy, nước nhanh bẩn, nên cá chết. Vì vậy các chậu thủy tinh chỉ nuôi vài con loài cá nhỏ như cá bống, cá betta…
Kỹ thuật nuôi cá cảnh trong bể kính - Cách cho cá ăn
Cần phải lưu ý cho ăn với liều lượng vừa đủ, tránh dư thừa thức ăn sẽ làm đục nước cũng như phát sinh mầm bệnh. Cá có tập tính thấy mồi là đớp, nên nhiều người tưởng cá còn đói nên cho ăn nhiều sẽ làm cá bị đầy bụng mà chết. Vì thế cho ăn 2 lần/ngày vào sáng và chiều. Ngoài thức ăn khô, tùy loại cá mà ta nên bổ sung thêm thức ăn tươi như cá con, cá trâm, cá chép mồi…
Ánh sáng cho bể cá cảnh mini
Ánh sáng cho hồ cá: cần đặt hồ cá nơi thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp vì nếu để hồ cá nơi tối tăm, không thoáng khí lâu ngày dễ làm cá phát bệnh. Nếu bể cá đặt ngoài trời cần tạo bóng mát, hạn chế tác động từ nắng, mưa…
Nuôi số lượng cá vừa đủ
Lỗi sai phổ biến nhất khiến nhiều người mới nuôi không nuôi cá thành công được là do họ nuôi quá nhiều cá. Nhìn cá bơi lội đúng là thích mắt thật nên họ sẽ cố nhồi nhét bể với tất cả loại cá với đầy đủ kích thước và màu sắc họ mua được.
Nếu bạn nuôi quá nhiều cá thì bộ lọc của bể sẽ không đủ để có thể xử lý được chất lượng nước, nước nuôi sẽ bị bẩn và tích tụ chất độc rất nhanh, khiến cá dễ bị stress, bị bệnh và chết.
Nếu bạn nuôi các loại cá nhỏ bạn có thể sử dụng công thức là chỉ nên có 1cm cho mỗi 1.5 lít nước. Tức là nếu bạn có bể khoảng 10 lít nước bạn chỉ nên có 6cm cá trong bể, tức là khoảng 2 con cá bảy màu hoặc là một con cá betta.
Nếu bạn chỉ có bể cá bé thì mình khuyên là bạn hãy bắt đầu bằng việc nuôi cá betta. Cá betta là loài không yêu cầu quá cao về không gian sống. Chúng cũng là loài sống khỏe, phù hợp cho những người mới nuôi.
Xem thêm