Kỹ thuật nuôi cá sặc rằn sinh sản hiệu quả

Đàn cá sặc rằn dùng cho sinh sản có thể được nuôi trong các ao, đìa từ trước hoặc cũng có thể sử dụng cá đã thành thục (có trứng tốt) ở tự nhiên (trong ruộng, rừng tràm). Tuy vậy, cá được nuôi thì chủ động và hiệu quả hơn cá thu từ tự nhiên.

Có thể bạn quan tâm:

>>> Thông tin và đặc điểm của cá sặc rằn

>>> Mua bể cá cảnh mini giá rẻ ở đâu?

>>> Top những loài cá nước ngọt làm thức ăn tốt cho sức khỏe

1. Kỹ thuật nuôi vỗ 
a. Ao dùng nuôi cá
– Diện tích ao: tùy thuộc vào qui mô sản xuất, thông thường diện tích khoảng 100 m2 là thích hợp cho qui mô gia đình, ao có hình vuông hoặc chữ nhật.

– Độ sâu: thích hợp là 0,5 – 0,8 m.

– Đáy ao: có lớp bùn mỏng, khoảng 10 cm. Không nên có lớp bùn quá dày.

– Chất nước: nước ao không bị phèn, độ pH thích hợp khoảng 7, không nhiễm độc (thuốc sâu), nước sạch, có điều kiện thay nước cho ao.

– Ánh sáng: ao cần đầy đủ ánh sáng, không để cây cối quanh bờ che phủ ánh sáng chiếu vào ao. Mặt ao thoáng, không để cây cỏ, rong bèo phủ trên mặt ao.

– Trước khi thả cá nuôi, ao cần được tát cạn, bón vôi để diệt hết các loại cá tạp. Bón 10 kg vôi bột/100 m2.

 


b. Thời gian nuôi


Tiến hành thu gom cá và nuôi từ tháng 1 (tính theo dương lịch) không nên nuôi trễ hơn.

c. Mật độ thả nuôi


Tùy theo kích thước cá thả nuôi. Thông thường chọn những con có trọng lượng từ 12 – 15 con/kg là thích hợp. Thả vào ao mật độ 0,5 kg/m2 . Khi tiến hành thả cá cần lưu ý tỷ lệ giữa cá đực và cá cái là 1:1.

d. Cho ăn


– Cá sặc rằn là loài cá ăn tạp, nên thức ăn sử dụng để nuôi cá có thể gồm nhiều loại tùy theo khả năng tìm kiếm và cung cấp của gia đình.

– Thức ăn tự chế: các loại thức ăn dùng để nuôi cá là : tấm cám, bột bắp, khoai lang, khoai mì, bánh dừa, bột cá… Tùy theo điều kiện từng gia đình mà sử dụng cho phù hợp. Nhưng trong các thành phần trên cần có bột cá và cám. Những thứ khác thì tùy điều kiện mà cho thêm. Các loại thức ăn được trộn chung lại với nhau và nắm thành từng nắm nhỏ cho ăn trong một cái sàn ăn. Cho ăn khoảng 3% trọng lượng cá nuôi (100 kg cá thì cho ăn 3 kg thức ăn trong một ngày).

– Thức ăn công nghiệp: ngoài thức ăn tự chế biến như trên, nếu có điều kiện mua được thức ăn chế biến sẵn của các công ty Con Cò, CP… thì càng tốt. Những loại thức ăn này được chế biến dưới dạng viên nổi trên mặt nước, khi cho ăn ít bị hao. Khi sử dụng thức ăn công nghiệp thì hiệu quả nuôi cao hơn thức ăn chế biến ở gia đình. Thức ăn công nghiệp cũng cho ăn 2 – 3% trọng lượng cá.

e. Quản lý chăm sóc

– Công việc chủ yếu là tránh thất thoát cá do tràn bờ, do rắn ăn cá, do mất trộm, do cá tự ra khỏi ao…

– Thực hiện thay nước cho ao để tránh bị dơ bẩn.

f. Kiểm tra cá

– Sau khi thả cá nuôi được 2 tháng thì kiểm tra lần đầu tiên. Mục đích của lần này là xem cá mập ốm, chế độ nuôi (nhất là cho ăn) đã thích hợp chưa. Nếu thấy cá mập thì giảm lượng thức ăn, nếu thấy cá ốm thì tăng lượng thức ăn.

– Tháng 3 : Kiểm tra 1 lần

– Tháng 4: kiểm tra 2 lần

– Mục đích của những lần kiểm tra tháng 3, tháng 4 là xem xét sự thành thục của cá để lập kế hoạch cho cá đẻ.

– Thông thường vào tháng 4 đã có thể cho một số cá sinh sản được và cá sẽ đẻ nhiều vào tháng 5, 6 (đầu mùa mưa).

2. Kỹ thuật sinh sản cá

a) Lựa chọn cá cho sinh sản

– Cá cái:

+ Vây lưng không kéo dài vượt khỏi gốc vây đuôi.

+ Không thấy rõ các sọc màu đen chạy xiên từ lưng xuống bụng.

– Cá đực:

+ Vây lưng kéo dài vượt khỏi gốc vây đuôi.

+ Trên thân cá nhìn thấy rất rõ các sọc màu đen chạy xiên từ lưng xuống bụng.

– Tỷ lệ đực cái là: 1:1

b) Dụng cụ cho đẻ

Có thể dùng thau, khạp, lu, bể xi măng, bể đắp đất lót bạt…

c) Tiêm kích dục tố

– Thời gian tiêm: thường là chiều mát (khoảng 4 – 5 giờ chiều).

– Loại thuốc: có thể dùng HCG, hoặc LRH + Motilium.

– Liều lượng thuốc dùng: 1 lọ HCG tiêm cho 3,5 kg cá cái + 3,5 kg cá đực; 1 lọ LRH + 2 viên Motilium chích được cho 2 kg cá cái + 2 kg cá đực.

– Sau khi tiêm thuốc thả cá vào dụng cụ cho đẻ, tỷ lệ 1 : 1. Cần đậy để cá khỏi nhảy ra ngoài.

– Dùng lá môn hoặc lá sen úp lên mặt nước để cá làm tổ đẻ. Để ở nơi yên tĩnh, sau khi chích từ 8 – 10 giờ thì cá đẻ.

Tài liệu Kỹ thuật nuôi cá sặc rằn, Nguồn: Chi cục Thủy sản Cần Thơ.


Tin tức liên quan

Một số loài cá cảnh phong thủy cho người nuôi
Một số loài cá cảnh phong thủy cho người nuôi

763 Lượt xem

Cá cảnh phong thủy là một trong những chọn lựa khá độc đáo và thú vị dành cho những ai yêu cá cảnh, thích chơi bể cảnh. Đồng thời, có niềm tin về những loài cá cảnh phong thủy sẽ mang tới nhiều may mắn và tài lộc cho họ trong công việc và cuộc sống. Vậy, làm sao để chọn được những loại cá giúp họ có thêm vượng khí tốt đẹp? Hãy tham khảo một số loại cá cảnh phong thủy cho người nuôi mà chúng tôi chia sẻ dưới đây.
Những điều cơ bản dành cho người mới nuôi cá cảnh
Những điều cơ bản dành cho người mới nuôi cá cảnh

868 Lượt xem

Vì hiểu được những khó khăn đó đối với người mới chơi cá, tôi xin cung cấp những bước ban đầu giúp mọi người tiếp cận việc nuôi cá dễ dàng hơn.
Bể cá mini nên nuôi cá gì?
Bể cá mini nên nuôi cá gì?

636 Lượt xem

Nuôi cá cảnh là một thú vui tao nhã được rất nhiều người lựa chọn. Cá cảnh không chỉ làm đẹp cho ngôi nhà của bạn mà còn có thể giúp bạn có tinh thần tốt hơn sau những giờ làm việc căng thẳng. Tùy vào sở thích hay khả năng của mỗi người mà bạn có thể chọn những loại cá cảnh khác nhau. Dưới đây là một số gợi ý cho bể cá mini nuôi cá gì của bạn.
Bể cá mini để bàn học nên chọn loại nào?
Bể cá mini để bàn học nên chọn loại nào?

864 Lượt xem

Thư giãn và làm đẹp góc bàn học bằng bể cá mini đang là xu hướng được ưa chuộng hiện nay. Mỗi người chủ có tính cách, gout thẩm mỹ và yêu thích các loài cá khác nhau, nên lựa chọn loại bể cá mini để bàn học cũng rất phong phú. Cùng đi tìm loại bể cá nào là phù hợp với bạn qua bài viết sau.
Điểm cấm kị khi đặt bể cá trong nhà
Điểm cấm kị khi đặt bể cá trong nhà

802 Lượt xem

Theo như phong thủy bể cá được gia chủ đặt trong nhà mang nhiều yếu tố quyết định đến vận mệnh và tài lộc. Do đó không chỉ đạt về thẩm mĩ, gia chủ cũng cần phải quan tâm đến phong thủy sao cho đặt bể cá phù hợp nhất. Bài viết sẽ nêu ra những điều cấm kị đặt bể cá để người đọc phòng tránh và cẩn thận hơn mà ít ai biết.
Mẹo nhỏ cho bạn yêu thích nuôi cá cảnh nước ngọt
Mẹo nhỏ cho bạn yêu thích nuôi cá cảnh nước ngọt

412 Lượt xem

Bàn làm việc, học tập là nơi rất quan trọng vì đó là nơi hằng ngày mình ở đó, với nhiều người có khi cả 8 tiếng đồng hồ gắn liền với nơi đó. Do vậy cần thiết phải tạo cho bàn làm việc và học tập của mình thật đẹp, gọn gàng và đặc biệt phải hợp phong thủy. Đây chính là lý do vì sao những bể cá mini để bàn là một lựa chọn rất tốt.
Thông tin và kỹ thuật nuôi cá Đuôi Kéo
Thông tin và kỹ thuật nuôi cá Đuôi Kéo

818 Lượt xem

Cá Đuôi Kéo có tên khoa học Rasbora trilineata Steindachner một loài cá cảnh trong hồ thủy sinh. Cá Đuôi Kéo dễ nuôi hiền lành và tuổi thọ cao được nhiều cư dân thủy sinh yêu thích. Cá Cá Đuôi Kéo là một loài cá cảnh trong hồ thủy sinh, sinh sản nhanh, tính hiền lành, thân thiện sống thành từng đàn.đặc biệt Cá Đuôi Kéo là loài cá dễ nuôi, thích hợp nuôi cho môi trường thủy sinh. Và có tuổi thọ tương đối cao trong các loài cá nuôi trong hồ thủy sinh.
Bỏ túi kinh nghiệm lựa chọn hồ kính thủy sinh
Bỏ túi kinh nghiệm lựa chọn hồ kính thủy sinh

1018 Lượt xem

Không gian nhà bạn sẽ thêm phần sinh động và thú vị hơn với những bể cá thủy sinh. Bày trí cảnh vật hay chăm sóc cho bể cá cũng là cách giúp bạn thư giãn, trút bỏ mọi phiền muộn sau giờ làm việc, cân bằng cuộc sống. Nhưng không phải ai cũng biết cách chọn hồ kính thủy sinh phù hợp với mục đích của mình. Nếu bạn là một trong những người gặp khó khăn trong quá trình chọn mua hồ kính, đừng bỏ lỡ một vài kinh nghiệm hữu ích sau đây.

Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng