Cá bảy màu bỏ ăn phải làm sao?
Cá 7 màu bỗng nhiên bỏ ăn, không chịu ăn khiến người chơi cá cảnh lo lắng. Vì sao cá bảy màu bỏ ăn? Cá bảy màu bỏ ăn phải làm sao? Mời bạn tham khảo ngay những chia sẻ từ bài viết dưới đây.
Có thể bạn quan tâm:
>>> Hướng dẫn cho người mới sử dụng bể cá mini
>>> Mua bể cá mini giá rẻ tại TPHCM
>>> Vì sao cá bảy màu bỏ ăn?
Một số dấu hiệu nhận biết cá bảy màu bỏ ăn
-
Thức ăn thừa trong bể: Dù lượng thức ăn vẫn như mọi ngày nhưng cá lại không hào hứng “dọn sạch” như thường lệ.
-
Cá gầy đi trông thấy: Cơ thể cá gầy gò, phần bụng hóp lại thay vì phình to sau khi ăn.
-
Nước đục, có bọt: Bề mặt nước xuất hiện bọt, váng, nước có dấu hiệu đục và có mùi tanh.
-
Cá bơi lờ đờ: Cá bảy màu mất đi sự năng động, bơi chậm chạp trên mặt nước hoặc nằm im dưới đáy bể.
-
Rong rêu, bụi bẩn bám nhiều: Bể cá thiếu đi sự trong lành do rong rêu, thức ăn thừa bám vào cây thủy sinh.
Nguyên nhân và cách khắc phục nhanh khi cá bảy màu bỏ ăn
-
Cho ăn quá nhiều: Giảm lượng thức ăn, cho cá ăn với lượng vừa đủ, chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày.
-
Vệ sinh bể cá kém: Thay nước định kỳ (1-2 lần/tuần), vệ sinh bể cá thường xuyên để loại bỏ chất thải, vi khuẩn gây hại.
-
Thức ăn kém chất lượng: Kiểm tra kỹ hạn sử dụng và chất lượng thức ăn trước khi cho cá ăn. Lựa chọn thức ăn từ thương hiệu uy tín.
-
Nhiệt độ nước thay đổi đột ngột: Duy trì nhiệt độ nước ổn định trong khoảng 22-28°C. Sử dụng máy sưởi hoặc quạt gió khi cần thiết.
Cá bảy màu bỏ ăn phải làm sao?
Cá bảy màu bỏ ăn phải làm sao?
Cho cá ăn đúng cách
Cho cá ăn với 1 lượng vừa phải, ko quá ít không quá nhiều. Lượng thức ăn hợp lý là lượng thức ăn mà cá có thể ăn hết trong 5 – 10 phút. Không cho cá ăn trong 1 2 ngày sẽ không làm cá chết mà chỉ khiến cá bị đói chút, nhưng việc cho cá ăn quá nhiều làm hỏng nước.
Cách xử lý cá bảy màu bỏ ăn do stress
Cách giải quyết khẩn cấp là người chơi nên tắt đèn và cho cá vào nơi yên tĩnh, không quá nhiều ánh sáng. cho thêm một vài cành rong, bèo vào bể nước giúp cá có thêm nơi ẩn náu giúp chúng cảm thấy an toàn hơn. Chia thức ăn thành nhiều bữa bỏ trong ngày kích thích cá ăn. Bạn cũng có thể sử dụng một số loại thuốc dưỡng cá đặc thù bổ trợ quá trình này giúp cá nhanh hồi phục và quen với môi trường mới.
Thay nước định kỳ khoảng 2 lần/ 1 tuần
Mỗi lần thay nước chỉ cần thay từ 25 – 30% là đủ. Việc thay một phần nước trong bể sẽ giúp tái tạo lại hệ vi sinh, loại bỏ các chất thừa và có hại trong bể nuôi giúp cá có môi trường tốt để sinh trưởng và phát triển.
Kiểm tra hạn sử dụng của thức ăn
Bạn nên kiểm tra thức ăn trước khi cho cá ăn để tránh các trường hợp ngộ độc thức ăn có thể xảy ra. Nếu thấy thức ăn đã bị hỏng, lên nấm mốc, có mùi không như bình thường bạn nên bỏ đi và mua đồ ăn mới nhé.
Kiểm tra nhiệt độ của bể nuôi
Bể nuôi cá nên được đặt ở nơi thoáng mát, nhiệt độ ổn định, và không nên để ánh sáng mặt trời chiếu thẳng vào bể nuôi. Mùa đông bạn nên có sưởi cho bể cá của mình. Mức nhiệt độ phù hợp nhất cho bể cá mùa đông bạn nên set thanh sưởi từ 22 – 24*C.
Xem thêm