Tại sao khí nuôi cá người ta hay thả cành rêu vào bể cá cảnh?
Tại sao khi nuôi cá cảnh trong bể kính, người ta lại thả thêm rong rêu? Đây là thắc mắc của rất nhiều người chơi cá cảnh. Vậy rêu có hại hay có lợi với bể cá cảnh? Thả cành rêu vào bể cá cảnh để làm gì? Mời bạn cùng Hồ Cá Mini tìm hiểu ngay nhé!
Có thể bạn quan tâm:
>>> Thông tin về các nguồn thức ăn cho cá cảnh của bạn
>>> Bể cá mini - Kỳ quan thiên nhiên thu nhỏ trên bàn làm việc của bạn
>>> Nên làm gì sau khi setup hồ thủy sinh?
Thả cành rêu vào bể cá cảnh có tốt không?
Rêu tự mọc trong bể cá thường bị gọi là “rêu hại”, tuy vậy, sự thật thì chúng không hại nhiều như bạn nghĩ. Rêu mọc lên là cách hệ sinh thái trong bể đang tự cân bằng lại với dinh dưỡng và ánh sáng dư thừa. Có rêu trong bể cá có thể có một số lợi ích như là:
-
Rêu có thể hấp thụ CO2, Nitơ và tạo ra Oxy cho cá.
-
Một số loại rêu có thể đẹp, giúp cho bể cá thêm nét tự nhiên.
-
Rêu cũng không cần phải chăm sóc nhiều.
-
Rêu có thể giúp lọc nước Rêu là nguồn thức ăn cho một số loại cá, ốc và tép.
Có rêu trong bể không phải là vấn đề trừ khi bạn có quá nhiều. Rêu có nhiều lợi ích với bể cá miễn là bạn có thể kiểm soát được chúng.
Tại sao bạn lại có rêu trong bể cá?
Mầm rêu luôn có sẵn ở trong nước, dù là nước máy, nước từ bể cá ngoài cửa hàng hoặc thậm chí là cả ở trong không khí. Bể cá dù sạch đến mấy cũng có rêu bên trong. Chúng luôn chờ cơ hội như là dinh dưỡng bể bị thừa và ánh sáng mạnh để bùng phát.
Tác hại của rêu thủy sinh bạn có biết?
Tuy nhiên, khi rêu mọc quá nhiều, chúng sẽ bắt đầu che sáng của cây thủy sinh và rêu bên dưới. Khi đó, chỉ những tầng rêu bên trên mới có thể quang hợp tốt, tầng rêu và cây thủy sinh bên dưới sẽ quang hợp kém hiệu quả hơn. Vào ban đêm, mọi tầng rêu và cây thủy sinh sẽ lấy oxy như nhau. Hơn hết nữa khi đó cây thủy sinh và rêu chết dần, vi sinh phân hủy rêu sẽ lấy oxy, tạo ra tình trạng thiếu hụt oxy trong bể.
Nếu tình trạng này kéo dài lâu, cá có thể bị thiếu oxy, bị stress hoặc thậm chí là chết.
Khi rêu phát triển quá nhiều, như nhắc đến bên trên, chúng sẽ che sáng của cây thủy sinh. Từ đó khiến cho cây thủy sinh không thể quang hợp được và chết dần.
Có một tác hại nữa của rêu là chúng sẽ chiếm không gian bơi lội của cá. Các loại rêu như là rêu tóc khi mọc quá dày sẽ tạo thành tấm lưới tự nhiên. Cá khi bơi vào có thể bị mắc kẹt lại và chết.
Xem thêm