Thông tin và Kỹ thuật nuôi cá Thủy Bao Nhãn

Cá vàng Thủy bao nhãn là một trong những giống cá rất đặc biệt thuộc loài cá vàng. Không giống như loài cá vàng thường hay cá vàng Shubukin, cá vàng Thủy bao nhãn có thân hình tròn hơn và có hình trứng. Chúng là loài cá đuôi đôi có hình dáng và kích thước tương tự cá vàng Celestial, tuy nhiên giống này có dáng mảnh mai hơn các giống cá hình trứng khác.

Có thể bạn quan tâm:

>>> Thông tin và kỹ thuật nuôi cá hồng đào

>>> Cá lia thia: Loài cá cảnh đẹp và dễ nuôi

>>> Giá của bể cá cảnh phụ thuộc vào yếu tố nào?

Giống như cá Celestial cá vàng Bubble có mắt lộn ngược lên (ngưỡng thiên) nhưng không lốn quá nhiều như celestial. Cũng như loài cá vàng đầu sư tử (Lionhead), cá vàng Thủy bao nhãn là loài cá không có vây lưng. Cá này có màu sắc rất đa dạng như là: màu đỏ, xanh dương, màu socola, đen, trắng-đỏ, chấm bi trắng-đỏ hoặc đỏ-đen, vải hoa...

Điều khiến loài cá thủy bao nhãn có thể gây chú ý cho người khác tất nhiên là vì cái bóng nước ở dưới 2 mắt của chúng. Những cái bóng nước ở dưới hai bên mắt của cá vàng bắt đầu phát triển khi chúng khoảng 6-9 tháng tuổi cho đến khoảng 2 tuổi thì hai bóng nước của chúng rất lớn. Những cái bóng nước này đôi khi là sự phiền toái với các chú cá vì chúng quá lớn nên cản trở việc quan sát và bơi lội. Chúng rất dễ vỡ ra và có thể lành lại từ từ nhưng đôi khi chúng không thể lành và phát triển với hình dáng giống như lúc đầu, chúng sẽ không còn cân xứng nữa và có thể bị nhiễm trùng. 

Vì cá vàng Thủy bao nhãn thân hình trứng, không có vây lưng, lại có hai bóng nước ở hai bên mắt nên việc di chuyển của chúng rất chậm và vướng víu. Chúng không thể bơi nhanh như các giống cá vàng khác. Do đó, khi nuôi cá vàng Thủy bao nhãn tránh nuôi chung với các loại cá vàng có thân hình thanh gọn và nhanh nhẹn như cá vàng thường, cá vàng Shubukin, hay cá vàng Sao chổi vì chúng sẽ tranh hết thức ăn của Thủy bao nhãn. Nếu nuôi chung cho phong phú thì bạn nên chọn các loài như Lionhead, Telescpe, vì những loài cá vàng này cũng tương đối chậm chạp, có thể làm bạn với Thủy bao nhãn. 

Thường thì giống cá này lớn khoảng 13 cm là hết cỡ nhưng cũng có thể lớn hơn một chút. Cá vàng Thủy bao nhãn là loài cá ăn tạp, chúng có thể ăn thức ăn tươi hoặc đã qua chế biến nhưng để đảm bảo sức khỏe cho chúng thì nên cho cá ăn thức ăn chế biến có hàm lượng dinh dưỡng phù hợp. Thức ăn tươi như trùng chỉ, tép biển,… là những món khoái khẩu của cá vàng Thủy bao nhãn, nhưng tốt hơn là nên cho chúng ăn thức ăn chế biến sẵn để tránh làm nhiễm trùng nước và tránh những vật kí sinh từ những thức ăn đó lây qua cho cá. Do hai cái bóng nước ở dưới hai mắt khiến hạn chế tầm nhìn nên chúng khó nhìn thấy thức ăn và chúng cũng không đủ nhanh nhẹn để tranh thức ăn với các con cá khác trong hồ vì vậy nên cho cá ăn nhiều lần. 

Cá Thủy bao nhãn là loài cá “mảnh khảnh và yêu đuối” không giống như một số giống cá vàng thân mập mạp khác, Thủy bao nhãn có sức chịu đựng kém hơn. Chúng cần được chăm sóc kĩ và cần nhiều không gian. Cho nên cần trang bị máy lọc nước, tốt hơn là máy lọc sinh học cho bể cá Thủy bao nhãn. Kích thước và hình dáng của bể nuôi cũng quan trọng nó phụ thuộc vào số lượng cá được nuôi. Giống cá này cần nhiều oxy và chúng thường thải nhiều chất thải. Vì chúng thải nhiều nên cần dùng máy lọc loại tốt. Cần chú ý với loại máy lắp ở trong bể vì dòng chảy quá mạnh do máy tạo ra có thể làm cho bóng nước của cá bị vỡ và bị tổn thương. Nên che các van của máy lọc nước bằng những miếng xốp mềm để tránh làm tổn thương cá. Nên thay nước hàng tuần để cá có sức khỏe tốt.

Có thể trang trí bể bằng một lớp sỏi nhẵn và một số vật dụng khác nhưng cần lưu ý đến những cái bóng nước dễ vỡ và tầm nhìn của cá. Đồ trang trí phải nhẵn, không nhọn và có cạnh sắc bén. Thực vật sống là lựa chọn tốt nhất để trang trí, có thể thay thế thực vật bằng nhựa nhưng phải chắc rằng chúng mềm và nhẵn, nên hạn chế trang trí bằng các viên đá. Cần đậy bể nuôi để hạn chế sự thoát hơi nước và tránh để cá nhảy ra ngoài. Thường thì tấm đậy có kèm theo đèn sáng, thật ra nó không có lợi gì cho cá vàng Thủy bao nhãn nhưng nó có lợi cho thực vật sống dùng để trang trí trong bể. Không giống các loài cá vàng khác Thủy bao nhãn có sức chịu đựng sự ô nhiễm và nhiệt độ kém. Nhiệt độ thích hợp nhất là khoảng 18 – 220C và độ pH từ 6.0 đến 8.0. 

Loài cá này tuy đặc biệt nhưng chúng được bán rất nhiều nơi và giá cả không đắt lắm. 

Sau đây là tiểu chuẩn chọn cá Thủy bao nhãn:
· Chiều rộng của thân bằng khoảng ½ chiều dài cơ thể
· Mỗi bên mắt có 1 bóng nước tròn 
· Không có vây lưng
· Các vây còn lại phải cân xứng với nhau
· Vây đuôi phải chia đều và phải có hình chữ “chi” 
· Các vây của cá phải tròn 
· Chiều dài tối thiểu của thân là 5,5cm
· Màu sắc của cá phải sáng, trông cá lanh lợi và cân đối. Thân cá phải tròn, ngắn, không quá dài, các đường nét phải mượt mà, và đặc biệt là không có dấu vết của vây lưng. 
· Hai bóng nước (bao nhãn) phải cân đối, phát triển khỏe mạnh.


Tin tức liên quan

Điểm danh các loại thức ăn cho cá cảnh
Điểm danh các loại thức ăn cho cá cảnh

270 Lượt xem

 

Mỗi loài đều có nguồn thức ăn tự nhiên khác nhau. Đối với loài cá, thì thức ăn ở mỗi môi trường sống sẽ khác nhau phụ thuộc vào đặc tính của thời tiết, nguồn nước và hệ sinh thái xung quanh. Đối với việc nuôi cá trong bể cá, bạn cũng có thể tạo ra các loại thức ăn tự nhiên như vậy. Hồ Cá Mini sẽ gợi ý đến bạn các loại thức ăn cho cá cảnh. Mời bạn tham khảo.

Bể cá mini để bàn - Xóa tan mệt mỏi sau giờ làm việc!
Bể cá mini để bàn - Xóa tan mệt mỏi sau giờ làm việc!

760 Lượt xem

Ngày nào cũng phải tiếp xúc thường xuyên, liên tục với máy tính sẽ nhiều lúc khiến cho bạn cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng và bạn cần tìm một không gian riêng cho mình để cảm thấy thư thái và nhẹ nhàng hơn. Đây chính là lý do vì sao rất nhiều khách hàng đã yêu mến, tin tưởng và lựa chọn bể cá mini để bàn để đặt trong văn phòng làm việc của họ.

Cá la hán ăn gì? Thức ăn dành cho cá la hán
Cá la hán ăn gì? Thức ăn dành cho cá la hán

5177 Lượt xem

Giá trị thẩm mĩ của loài cá La Hán rất cao. Chúng có màu sắc đẹp mắt và thường được lựa chọn làm cảnh. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể hiểu về thức ăn của giống cá này. Bài viết này sẽ giúp người chơi cá cảnh giải đáp câu hỏi Cá La Hán ăn gì cũng như thức ăn dành cho cá La Hán để chúng khỏe mạnh nhất.

Kinh nghiệm nuôi tép cảnh ít bị chết
Kinh nghiệm nuôi tép cảnh ít bị chết

1087 Lượt xem

Nếu một ngày bạn cảm thấy việc nuôi cá cảnh mỗi ngày đã quá đỗi thân thuốc và muốn tìm một điều mới lạ để chinh phục vậy nuôi tép cảnh bạn nghĩ sao?

Kiến thức nuôi tép cảnh bạn cần biết!
Kiến thức nuôi tép cảnh bạn cần biết!

3205 Lượt xem

Không chỉ riêng cá cảnh mà hiện nay tép cảnh hay tôm cảnh nước ngọt cũng được nuôi trong hồ thủy sinh rất nhiều. Tép cảnh có nhiều loại và màu sắc đẹp sẽ khiến người nuôi mê mẩn mỗi khi ngắm nhìn. Tuy nhiên để tạo được một bể tép cảnh như ý muốn thì cần phải nắm vững các bước kỹ thuật nuôi cơ bản.

Một số mẫu bình thủy tinh trồng cây đẹp
Một số mẫu bình thủy tinh trồng cây đẹp

1009 Lượt xem

Bài viết giới thiệu một số bình thủy tinh trồng cây đẹp, từ đó giúp bạn đọc có thêm nhiều thông tin để lựa chọn cho mình một mẫu sản phẩm vừa ý nhất.

Cách chăm sóc cá La Hán
Cách chăm sóc cá La Hán

1614 Lượt xem

Nuôi cá cảnh là trào lưu mới của nhiều bạn trẻ hiện nay, có rất nhiều loại cá cảnh dễ nuôi và dễ chăm sóc, nhưng cá La Hán là giống cá được lựa chọn vì lạ và độc đáo. Cá Ha Hán dễ nuôi và lớn nhanh, tuy nhiên nếu không chăm sóc đúng cách thì sẽ không đem lại hiệu quả như mong muốn, cùng xem bí quyết nuôi cá La Hán đúng chuẩn.

Thông tin về các nguồn thức ăn cho cá cảnh của bạn
Thông tin về các nguồn thức ăn cho cá cảnh của bạn

847 Lượt xem

Mỗi loài đều có nguồn thức ăn tự nhiên khác nhau. Đối với loài cá, thì thức ăn ở mỗi môi trường sống sẽ khác nhau phụ thuộc vào đặc tính của thời tiết, nguồn nước và hệ sinh thái xung quanh. Đối với việc nuôi cá trong bể cá, bạn cũng có thể tạo ra các loại thức ăn tự nhiên như vậy.


Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng