Bể cá thủy sinh bao lâu thay nước?
Thay nước hồ cá là một trong những việc làm không thể thiếu để giữ cho cá cảnh môi trường sống lý tưởng nhất. Thay nước quá thường xuyên hoặc bể cá cảnh quá lâu mới thay nước đều không tốt. Vậy bể cá thủy sinh bao lâu thay nước? Câu trả lời nằm ngay trong những chia sẻ dưới đây.
Có thể bạn quan tâm:
>>> Các phụ kiện bể cá thủy sinh tạo nên bể cá đẹp
>>> Hướng dẫn cách thay nước bể cá mini
>>> Những lưu ý khi vệ sinh bể cá
Vì sao nên thay nước bể cá thủy sinh?
-
Loại bỏ và bổ sung câc chất cần thiết: Để ngăn ngừa ảnh hưởng của việc giảm chất lượng nước, người chơi cá phải can thiệp bằng cách thay nước thường xuyên.
-
Loại bỏ các chất độc Nitrogen (NH4, NO32-, NO2-): Khả năng chống chịu nitrat của cá không được tốt, nồng độ nitrat cao như vậy sẽ làm cho chúng căng thẳng dễ bị stress. Khi đó, cá trở nên dễ bị bệnh hơn. Đối với san hô nhạy cảm và động vật không xương sống, thậm chí nồng độ nitrat thấp cũng có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng và sức khỏe.
-
Giảm những sản phẩm hữu cơ.
-
Cải tạo chất lượng nước: Đối với việc chăm sóc cá nhỏ, chất lượng nước hồ cá vô cùng quan trọng. Nước nuôi phải luôn trong sạch, nồng độ pH phải được duy trì ổn định ở mức hợp lý. Nhiệt độ nước và nồng độ pH nếu bị thay đổi đột ngột có thể làm cá bị sốc và chết, vì vậy cần giữ môi trường sống ổn định.
Khi nào nên thay nước bể cá thủy sinh?
Việc vệ sinh hồ cá thường xuyên theo định kì là vô cùng cần thiết bởi lẽ hàng ngày cá cảnh sẽ thải ra một lượng amoniac nhất định và nếu không thay nước định kỳ thì cá sẽ rất dễ bị ngộ độc bởi loại khí này. Trong trường hợp này bạn nên sử dụng một bộ lọc để giảm bớt lượng amoniac trong nước.
Bên cạnh đó, bạn nên sử dụng một chiếc máy đo độ sạch của nước có bán tại các cửa hàng cá cảnh để đo lượng amoniac trong nước cũng như xem lượng nước trong hồ còn phù hợp với cá hay không.
Nếu trong quá trình nuôi bạn phát hiện một số dấu hiệu bất thường ở cá như không chịu ăn, bị mắt đỏ khác thường, không chịu bơi, có những biểu hiện mệt mỏi và bắt đầu xuất hiện một số chấm đen ở vây và sống lưng thì có thể cá của bạn đã bị nhiễm khí amoniac.
Với trường hợp như vậy, bạn cần nên tiến hành thay nước hồ cá ngay và thực hiện các phương pháp chăm sóc cá cảnh kịp thời. Nếu vẫn chưa biết cách xử lí, bạn nên tìm đến các chuyên gia chăm sóc cá cảnh hay các cửa hàng bán cá cảnh để có những lời khuyên đúng về trường hợp mắc bệnh cá của bạn.
Bể cá thủy sinh bao lâu thay nước?
Thay nước cho bể thủy sinh chỉ nên từ 30-50% nước hồ mỗi 1-2 tuần. Thay nhiều hay ít, thường xuyên hay không thường xuyên tùy thuộc vào lượng cá mà ta thả trong hồ và công xuất – chất lượng của hệ thống lọc, chứ không phải là tùy thuộc kích thước hay dung tích hồ.
Không nên thay nhiều hơn 50% nước trong mỗi lần thay nước hồ. Khi bạn thay nước giúp loại bỏ được rất nhiều chất độc, thay nước cũng là dịp để bạn phát hiện ra những điều bất thường xuất hiện và ảnh hưởng tới hồ thủy sinh, nhưng thay nước nhiều và liên tục sẽ làm hao hụt hệ vi sinh, làm môi trường nước thay đổi nhanh, dẫn tới sự mất ổn định ở hệ động thực vật trong hồ.
Trong quá trình thay nước hồ cá bạn cũng nên chú ý một số điểm. Thứ nhất là trước khi bơm nước máy vào trong hồ, bạn nên để riêng nước ra một cái chậu sạch khoảng 2 đến 3 ngày. Mục đích của công đoạn này nhằm để nước bay bớt khí clo, tránh gây ngộ độc cho cá khi thay nước mới. Thứ hai là khi thay nước hồ cá, bạn chỉ nên thay 20 – 30% nước trong hồ, bởi nếu bạn thay hết nước cũ trong hồ vô tình sẽ loại bỏ một số vi sinh vật có lợi cho cá cũng như sẽ dễ khiến cá bị sốc bởi môi trường nước quá mới.
Bài viết đã giải đáp thắc mắc: Bể cá thủy sinh bao lâu thay nước? Hy vọng đã cung cấp đến bạn các thông tin hữu ích.
Xem thêm