Hướng dẫn cách chăm sóc cây thủy sinh trong bể cá

Cây thủy sinh là một phần không thể thiếu trong bể cá cảnh. Cùng với nước, sỏi, chất dinh dưỡng… cây thủy sinh góp phần tạo môi trường thích hợp nhất cho những chú cá phát triển khỏe mạnh. Bạn đã biết cách chăm sóc cây thủy sinh trong bể cá chưa? Hãy cùng tìm hiểu ngay nhé! 

Có thể bạn quan tâm:

>>> Nuôi cá cảnh có cần ánh sáng không?

>>> Bể cá thủy sinh bao nhiêu tiền?

>>> Địa điểm bán bể cá mini có đèn led tại TPHCM

Hướng dẫn cách trồng cây thủy sinh

Chia sẻ cách trồng cây thủy sinh trong bể cá

Bước 1: Chọn loại cây thủy sinh dễ trồng

May mắn thay, có một số lựa chọn dễ dàng cho những người mới bắt đầu, và chúng sẽ tạo nên vẻ đẹp mà bạn muốn thấy trong bể cá. Bạn nên tìm những cây ghi tên là Echinoderms, Lilaeopsis, Anarchies, hay Anubis.

Bạn có thể dựa vào cây hợp tuổi, hợp mệnh hoặc hợp cung Hoàng Đạo. Cây trồng nên là loại ưa nước, có thể sống được trong nước. Một số cây lá thân mọng nước, chịu hạn, ví dụ như cây xương rồng hay sen đá thì tuyệt đối không thể nào trồng bằng phương pháp này được.

Bước 2: Chọn bể thủy sinh

Thích hợp nhất vẫn là chậu trồng bằng thủy tinh trong suốt để dễ dàng quan sát bộ rễ bên trong. Đó có thể là bình cổ kiểu, ly nước lớn, hay biến tấu bằng vỏ bóng đèn dây tóc cũng đều được.

Gợi ý: Tìm mua bể thủy sinh kèm phụ kiện tại Hồ Cá Mini để giúp bạn thiết kiệm thời gian và công sức.

Bước 3: Sử dụng rêu để trang trí

Các loài rêu nước ngọt dễ trồng bao gồm Java Moss, Willow Moss và Water Wisteria. Rêu là loài thực vật mọc thấp, vì vậy bạn có thể trồng ở mặt trước bể cá mà không lo che khuất các cây khác. Rêu cũng mọc khá nhanh, vì vậy bạn sẽ sớm nhìn thấy kết quả.

Bước 4: Tiến hành trồng cây thủy sinh

Trước khi trồng cây vào chậu, người trồng cần nhẹ nhàng tách cây ra khỏi đất trồng cũ, cẩn thận tránh làm đứt hay giập nát rễ. Dùng nước sạch rửa bộ rễ cho đến khi không còn bám đất hay bất kỳ thứ gì khác. Sau đó là cắt bỏ lá già, tỉa bớt rễ cho thoáng gọn, bỏ phần hư thối đi.

Bước 5: Vệ sinh bể thủy sinh

Công đoạn tiếp theo là vệ sinh, lau chùi sạch sẽ chậu trồng, cả bên ngoài và bề mặt bên trong, cẩn thận đặt bộ rễ của cây vào trong, đổ nước vào ngập khoảng 2/3 bộ rễ, dùng vật cố định cây đứng vững và cho thêm dung dịch dinh dưỡng vào, đặt ở nơi thoáng mát.

Cách chăm sóc cây thủy sinh trong bể cá

Cách chăm sóc cây thủy sinh trong bể cá rất đơn giản.

Lưu ý ánh sáng cho cây thủy sinh trong bể cá cảnh

Đây là băn khoăn và cũng là khó khăn thường gặp nhất của những người chơi bể cá thủy sinh, đặc biệt là người mới chơi. Môi trường thủy sinh là môi trường thu nhỏ, mô phỏng lại thế giới tự nhiên một cách sinh động do đó việc cố gắng tái tạo cho gần giống với môi trường thiên nhiên là quan trọng nhất. 

Sau đây là một số cách xử lý ánh sáng cho bể cá thủy sinh:

  • Chiếu sáng liên tục: Trung bình chiếu sáng từ 8-12h/ngày. Bật từ 8h sáng đến 8h tối, hoặc bắt đầu từ 9h sáng và tắt điện vào 9h tối, hoặc cũng có thể chiếu sáng liên tục khoảng 12h/ngày, tùy theo vị trí đặt bể cá cảnh và góc độ tiếp nhận ánh sáng.

  • Chiếu sáng không liên tục: Với cách chiếu sáng này, bạn có thể để đèn chiếu sáng từ 8-12h và từ 15-19h, các khoảng thời gian còn lại thì bạn nên tắt điện. Và lặp lại với ngày hôm sau. Hoặc bạn có thể thực hiện theo các khung giờ từ 6-7h, từ 9h-13h và từ 17h-20h. Cách này cũng có tổng thời lượng chiếu sáng là 8h. Bạn có thể cân nhắc và chọn cho mình khung giờ phù hợp nhất để cân đối với công việc một cách tốt nhất.

Thay nước cho bể thủy sinh

Nên thay 30–50% nước trong bể với khoảng thời gian từ 1-2 tuần. Lượng nước cần thay cũng như thời gian thay tùy thuộc vào lượng cá mà bạn nuôi trong bể.

Bạn cần chắc chắn rằng thứ nước bạn thay cho bể cá cảnh nhà bạn phải có cùng nền nhiệt độ. Sự khác biệt nhiệt độ quá đột ngột với sự chênh lệch cao sẽ khiến cá dễ bị shock và stress. Do đó, cá sẽ dễ bị bệnh và nếu nghiêm trọng có thể gây chết cá.

Khi cây phát triển nhanh và mọc bộ rễ quá lớn, bạn có thể dùng kéo để tỉa bớt những rễ yếu, còi cọc hay rễ thối úng cho bộ rễ khỏe mạnh hơn, tránh nhiễm vi khuẩn hại cây.

Những lưu ý khi trồng cây thủy sinh

  • Nên trồng trực tiếp trên nền đáy bể, ẩn sâu trong sạn sỏi, cát để cây hấp thu dinh dưỡng và phát triển đều. Có thể trồng trong những bình nhỏ hoặc hồ thủy sinh.

  • Khi trồng, phải để một khoảng trống giữa gốc cây với phần lá cây để tránh tình trạng lá bị ngập lún, bị hỏng gây ô nhiễm môi trường nước.

  • Với những loại cây chỉ có thân mang lá không có rễ, khi trồng cần cắt hết các lá ở phía gốc và cắm thân xuống nền của bể. Các đoạn thân này sẽ nhanh chóng hình thành rễ để nuôi cây.

Cây thủy sinh mềm mại di chuyển trong làn nước trong veo chắc chắn sẽ là điểm nhấn ấn tượng, cuốn hút cho không gian nhà bạn. Đừng quên áp dụng những gợi ý cách trồng và cách chăm sóc cây thủy sinh trong bể cá được chia sẻ trên đây nhé!


Tin tức liên quan

Cách chăm sóc bể cá cảnh thủy sinh chi tiết nhất
Cách chăm sóc bể cá cảnh thủy sinh chi tiết nhất

280 Lượt xem

Bể cá thủy sinh sẽ dần thay đổi theo thời gian vì sự phát triển của những thực vật trong bể này 1 lớn hơn. Cách chăm sóc bể cá cảnh thủy sinh sao cho đúng cách, hiệu quả? Mời bạn cùng theo dõi những chia sẻ hữu ích từ Hồ Cá Mini nhé!

Địa chỉ cung cấp bể cá mini 30cm tại Hà Nội uy tín
Địa chỉ cung cấp bể cá mini 30cm tại Hà Nội uy tín

1152 Lượt xem

Một chiếc bể cá mini 30cm sẽ là điểm nhấn ấn tượng cho góc học tập, làm việc của bạn. Đây cũng là thú vui vô cùng tao nhã, mang lại nhiều trải nghiệm thú vị. Bạn đang tìm địa chỉ cung cấp bể cá mini 30cm tại Hà Nội uy tín nhưng không biết nên đặt niềm tin cho đơn vị nào? Giới thiệu đến bạn Hồ Cá Mini - Cái tên mà bạn có thể “chọn mặt gửi vàng”.

Bí quyết chọn bể cá mini để bàn làm việc thu hút tài lộc
Bí quyết chọn bể cá mini để bàn làm việc thu hút tài lộc

1786 Lượt xem

Bên cạnh việc mang đến nét đẹp thẩm mỹ, tạo nên những giây phút thư giãn thì bể cá cảnh còn đem đến ý nghĩa phong thủy. Chính bởi vì vậy, việc chọn bể cá mini rất quan trọng. Nếu bạn chọn đúng mẫu bể, đặt đúng hướng sẽ giúp nhận được nhiều sinh khí, công việc thuận lợi, sức khỏe dồi dào.

Nên trải nền bể cá bằng gì?
Nên trải nền bể cá bằng gì?

203 Lượt xem

 

Nền là một trong những yếu tố cần thiết cho bể cá cảnh. Đó chính là lớp cát, sỏi ở đáy bể. Nền có vai trò trong việc hỗ trợ và tác động tới hệ sinh thái và sinh vật có trong bể cá cảnh. Nên trải nền bể cá bằng gì? Mời bạn đọc cùng tham khảo ngay những chia sẻ dưới đây.

Các loại gỗ lũa thủy sinh đẹp
Các loại gỗ lũa thủy sinh đẹp

180 Lượt xem

 

Gỗ lũa là một nguyên liệu trang trí siêu cho bất cứ bể thủy sinh và các bể cá cảnh. Ngoài sử dụng để trang trí cho bể, nó còn có nhiều tác dụng như: Làm nơi trú ẩn cho 1 số loài cá, là nơi cố định cho cây thủy sinh, rêu hay chúng cũng chính là nơi sinh sống cho các loại vi sinh vật phân hủy chất thải tốt cho bể. Hiện nay có các loại gỗ lũa thủy sinh nào?

Chia sẻ kinh nghiệm nuôi cá cảnh bể nhỏ
Chia sẻ kinh nghiệm nuôi cá cảnh bể nhỏ

153 Lượt xem

Đối với những người mới bắt đầu, việc tạo ra và duy trì một bể cá mini có thể là một hành trình thú vị và đầy thách thức. Trong bài viết chia sẻ này, Hồ Cá Mini sẽ hướng dẫn kinh nghiệm nuôi cá cảnh bể nhỏ. Mời bạn cùng tham khảo. 

Toplist các loại cây thủy sinh bể cá dễ tìm
Toplist các loại cây thủy sinh bể cá dễ tìm

288 Lượt xem

Cây thủy sinh cho bể cá mang lại nhiều công dụng tuyệt vời. Tuy nhiên, nhiều người mới chơi phân vân không biết nên chọn cây thủy sinh nào cho bể cá của mình. Hồ Cá Mini sẽ gợi ý top cây thủy sinh bể cá dễ tìm. Mời bạn cùng tham khảo. 


Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng