Kinh nghiệm nuôi cá rồng trong bể thủy sinh
Thú nuôi cá rồng, có vẻ xa xỉ nhưng lại là nguồn tiêu khiển của rất nhiều người. Cá rồng mang lại nhiều ý nghĩa cực tốt về mặt phong thủy. Nếu là người mới chơi cá cảnh, mời bạn tham khảo ngay những chia sẻ về kinh nghiệm nuôi cá rồng trong bể thủy sinh.
Có thể bạn quan tâm:
>>> Địa điểm cung cấp bể cá mini tốt nhất
>>> Cách kiểm tra hồ thủy sinh dành cho người mới bắt đầu
>>> Cách chọn bể cá hợp phong thủy nhất cho gia đình bạn
Nuôi cá rồng trong bể thủy sinh - Chọn bể kích thước bao nhiêu hợp lý?
Một bể thủy sinh chất lượng sẽ tạo cho những chú cá rồng một môi trường sống tốt nhất. Hơn nữa, bể cá còn giúp tô điểm thêm cho không gian thêm phần sang trọng, ấn tượng. Bạn không thể bỏ qua việc chọn lựa bể có kích thước đạt tiêu chuẩn để nuôi dưỡng cá rồng.
Vỉ vậy, bạn phải căn cứ vào kích thước của chú cá rồng mà mình nuôi là bao nhiêu để chọn lựa loại bể có kích thước phù hợp. Tùy thuộc vào độ tuổi và chiều dài của thân cá rồng mà bạn sẽ chọn được kích thước bể phù hợp nhất. Thông thường, bể thủy sinh nuôi cá rồng luôn có kích thước lớn hơn so với bể nuôi các loại cá khác. Kích thước lớn mới cân xứng được với thân mình của giống cá rồng này.
Theo các chuyên gia, bể cá cảnh phải có chiều ngang dài hơn gấp đôi, gấp ba chiều dài của thân cá rồng. Bể có kích thước càng rộng thì mới chứa được nhiều nước. Lúc đó, những chú cá rồng mới có một môi trường sống tốt nhất và ít khi bị mắc bệnh. Nếu cá rồng có chiều dài 60cm thì bể nên có chiều ngang 120 – 150cm.
Chiều rộng của bể nên lớn hơn 60cm. Còn nếu chú cá rồng bạn nuôi có kích thước 90cm thì chiều ngang của bể cần phải hơn 2m và chiều rộng hơn 1m, chiều cao hơn 80cm.
Những lưu ý khi nuôi cá rồng trong bể thủy sinh
Cần lưu ý những yếu tố gì khi nuôi cá rồng trong bể thủy sinh?
Lưu ý chất lượng nước trong bể cá rồng
Cá rồng được tìm thấy ở các dòng suối ấm và các nhánh sông trên khắp Nam Mỹ. Lưu vực sông Amazon có nhiệt độ nước khá ấm áp, điều này ảnh hưởng đến độ axit tổng thể. Vì thế ngoài việc quan tâm đến kích thước hồ nuôi cá rồng thì bạn cũng cần quan tâm đến thông số nước, cụ thể là nhiệt độ nước dao động trong khoảng 24 ° C đến 30° C, và nồng độ pH trong khoảng từ 6 đến 7.5.
Tuy nhiên, vệ sinh sạch sẽ là một thách thức lớn khi nuôi bất kỳ loài cá ăn thịt nào vì chúng không chỉ ăn nhiều mà còn thải ra rất nhiều. Vì vậy bạn cần có một bộ lọc mạnh để có thể luân chuyển nước một cách hiệu quả và giữ mức nitrat thấp.
Ngoài ra thì amoniac và nitrit có thể dễ dàng biến đổi mạnh, do đó việc thay nước và kiểm tra chất lượng nước thường xuyên là rất quan trọng. Bạn nên thay 25% nước hàng tuần để giữ amoniac và nitrat ở mức chấp nhận được.
Các phụ kiện trang trí trong bể cá rồng
Sau khi đã setup kích thước hồ nuôi cá rồng và chất lượng nước thì bạn cần để ý đến vật trang trí trong bể nên đặt ở đâu, đặt bao nhiêu là đủ. Cá rồng cần nhiều không gian để bơi lội thoải mái. Điều này có nghĩa là bạn không nên trồng quá nhiều cây trong bể. Chỉ cần sắp xếp ít cây xung quanh phía sau bể đảm bảo phần không gian giữa bể tương đối thoáng.
Nền bể cá nên được phủ bằng sỏi mịn. Sau đó, bạn có thể trồng những cây thủy sinh có rễ khỏe bởi vì cây rễ mảnh sẽ dễ dàng hơn cho cá rồng đào lên. Ngoài thực vật, bạn có thể trang trí thêm đá. Những phụ kiện này sẽ là nơi ẩn náu của cá bất cứ khi nào.
Có nên trồng cây thủy sinh trong bể cá rồng không?
Cây thủy sinh sẽ tiêu thụ các chất thải từ cá rồng, thanh lọc nước bể và chuyển hóa phẩm chất nước bể từ xấu trở nên tốt và tinh khiết hơn, cá rồng sẽ có môi trường sống giống tự nhiên hơn và có vẻ chúng vui hơn và màu sẽ đẹp hơn. Cá rồng bạn sẽ nhờ cây thủy sinh khỏe và đẹp hơn về cả dáng dấp bề ngoại cũng như bên trong cơ thể.
Trên đây là một số kinh nghiệm hữu ích nuôi cá rồng trong bể thủy sinh. Hy vọng bài viết đã cung cấp đến bạn các thông tin hữu ích.
Xem thêm