Hướ́ng dẫn cách xử lý nước hồ thủy sinh mới set up

 

Xử lý nước hồ thủy sinh là một trong những việc làm rất quan trọng, đặc biệt đối với bể mới setup. Thời điểm mới vừa setup hồ thuỷ sinh xong rất quan trọng và cần được chăm chút tỉ mỉ. Đặc biệt việc xử lý nước sẽ quyết định đến sự thành bại của bể thuỷ sinh mới.

Có thể bạn quan tâm:

>>> Bể cá để bàn combo dành cho người mới chơi

>>> Mua bể cá mini giá rẻ tại TPHCM

>>> Bể cá mini - Kỳ quan thiên nhiên thu nhỏ trên bàn làm việc của bạn!

Vì sao phải xử lý nước hồ thủy sinh mới setup?

Trước hết, xử lý nước hồ thuỷ sinh đúng cách sẽ giúp loại bỏ chất thải và bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho hồ cá. Với một hệ thống khép kín của hồ thuỷ sinh thì các hoá chất, chất dinh dưỡng sẽ được tích tụ theo thời gian và cần được xử lý, cân bằng. Việc thay nước hồ cá sẽ đảm bảo nguồn dinh dưỡng và chất lượng của nguồn nước được cân bằng.

Bên cạnh đó, thay nước hồ cá thuỷ sinh còn hỗ trợ loại bỏ các chất độc hại như NH4, NO2, NO3,… Nồng độ nitrat cao trong nước sẽ khiến cá bị stress, ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ và dễ sinh bệnh.

Chưa kể, thay xử lý nước hồ cá thuỷ sinh còn giúp loại bỏ thường xuyên các chất hữu cơ phân rã gây ảnh hưởng đến chất lượng nước. Một nguồn nước mới sẽ có tác dụng cân bằng độ pH, ổn định môi trường nước trong hồ, tạo điều kiện tốt nhất để cá sinh trưởng và phát triển.

Hơn hết, nếu như bạn xử lý nước hồ thuỷ sinh đúng cách giúp tạo ra một môi trường nước trong sạch, nồng độ pH ổn định, đảm bảo chiếu sáng tốt,… Đây là điều kiện tốt nhất để hồ thuỷ sinh sạch đẹp, cá và cây thuỷ sinh được phát triển tốt nhất có thể.

Cách xử lý nước hồ thủy sinh mới setup

Với những người lần đầu setup hồ thuỷ sinh thì việc thay nước chưa bao giờ dễ dàng. Thông thường, mọi người thường gặp khó khăn trong lần đầu xử lý nước hồ thủy sinh sau khi setup.

Thời điểm thay nước hồ thủy sinh

Trong 3 – 4 tuần đầu tiên, bạn cần phải thay nước từ 25 – 50% khoảng 1 vài lần trong tuần (tối thiểu 3 lần/tuần). Sau thời gian đó, các bạn có thể thay nước khoảng 30% lượng nước trong bể mỗi tuần một lần. 

Thời điểm ban đầu thay nước rất quan trọng, vì bể mới làm do cốt nền, phân nền làm cho thừa quá nhiều dinh dưỡng bể nếu không thay nước định kỳ sẽ làm môi trường nước không được ổn định và các loại rêu hại, tảo sẽ phát triển rất nhanh.

Số lần thay nước hồ thủy sinh

Số lần thay nước hồ thuỷ sinh sẽ phục thuộc vào tình trạng sinh trưởng của hệ vi sinh vật trong bể. Thay nước quá nhiều hoặc quá ít lần đều không có lợi cho hệ sinh vật trong hồ cá. Bạn có thể tham khảo một số gợi ý về 2 mật độ thay nước sau:

  • Thay nước 1-2 lần/ tuần đều đặn, phù hợp với các hồ thuỷ sinh thông thường

  • Thay nước hàng ngày, hoặc 2 ngày/lần trong một thời gian nhất định nếu như cần diệt rêu dại hoặc các trường hợp đặc thù cần xử lý.

Lưu ý khi thay nước hồ thủy sinh

  • Nhớ khử clo trong nước máy mới nếu nước nhà bạn quá nhiều clo.

  • Khi thay nước nên chú ý nhất là nhiệt độ, nếu nhiệt độ chênh lệch giữa nước mới và nước cũ quá cao thì không nên thay nước, có thể thay buổi sáng vì lúc này nhiệt độ nước trong nhà tương đối mát.

  • Hiểu rõ nước máy của khu vực mình đang ở có chất gì, nồng độ pH bao nhiêu. Ở một số nơi nước máy có hàm lượng Ca rất cao nhưng lại không có Mg, thì khi thay nước mình phải bổ sung những chất còn thiếu.

  • Nhớ hút nước và cặn ở tầng đáy hồ khi thay nước, việc này rất quan trọng

  • Vào nước nhẹ nhàng, tránh làm xáo trộn nền.

  • Thường thì mỗi tuần nên thay 1 lần, mỗi lần 30-40%. Đối với hồ mới setup nên thay nước nhiều hơn như bên trên có đề cập.

Lượng nước cần thay

  • Thay 20% nước đối với các bể nhỏ.

  • Thay 30% nước đối với các bể dài khoảng 60 – 90cm.

  • Thay 80 – 90% nước khi có nhu cầu xử lý rêu hại thay 100% nước khi xảy ra các sự cố đặc biệt cần setup lại hồ ngay lập tức.

Trên đây là kinh nghiệm xử lý nước hồ thủy sinh, hy vọng đã cung cấp đến bạn thông tin hữu ích.


Tin tức liên quan

Cách trải nền hồ thủy sinh đẹp
Cách trải nền hồ thủy sinh đẹp

178 Lượt xem

Khi nói đến thủy sinh, thì chắc chắn một yếu tố không thể thiếu đó là phân nền thủy sinh. Đây không chỉ là một phần quan trọng của hệ thống thủy sinh, mà còn là yếu tố quyết định sự thành công của việc nuôi cây cỏ thủy sinh trong bể cá của bạn. Hồ Cá Mini sẽ hướng dẫn cách trải nền hồ thủy sinh. Cùng tìm hiểu ngay nhé!

Người tuổi 1979 có nuôi được cá cảnh không?
Người tuổi 1979 có nuôi được cá cảnh không?

184 Lượt xem

 

Rất nhiều người băn khoăn người tuổi 1979 có nuôi được cá cảnh không? Trên thực tế, người tuổi Kỷ Mùi 1979 hoàn toàn có thể chơi được cá cảnh. Song để hợp phong thủy, có được nhiều điều may mắn tốt đẹp thì cần phải cân nhắc đến nhiều yếu tố khác nhau.

Kinh nghiệm nuôi cá Neon sinh sản
Kinh nghiệm nuôi cá Neon sinh sản

148 Lượt xem

Cá neon là một trong những loài cá phổ biến nhất trong cộng đồng thủy sinh. Chúng dễ nuôi, hiền lành, có kích thước nhỏ, phù hợp cho hầu hết mọi bể cá. Dù cho cá dễ chăm sóc nhưng nuôi loài cá này sinh sản lại tương đối khó khăn. Đừng lo, Hồ Cá Mini sẽ chia sẻ đến bạn kinh nghiệm nuôi cá Neon sinh sản.

Những bệnh thường gặp ở cá bảy màu (Phần 1)
Những bệnh thường gặp ở cá bảy màu (Phần 1)

141 Lượt xem

Cá bảy màu bỏ ăn, không hoạt động, chết sớm… đây là vấn đề mà nhiều người chơi cá cảnh gặp phải. Vậy vì sao cá chết? Hãy cùng Hồ Cá Mini tìm hiểu những bệnh thường gặp ở cá bảy màu khiến cá nhanh chết, chết sớm.

Nên nuôi cá cảnh nào sống lâu?
Nên nuôi cá cảnh nào sống lâu?

126 Lượt xem

Bạn đang tìm loại cá cảnh có sức sống khỏe mạnh, sống lâu? Nuôi cá cảnh nào sống lâu? Hãy cùng Hồ Cá Mini khám phá ngay nhé! 


Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng