Tổng hợp các bệnh thường gặp ở cá bình tích
Cá bình tích còn được gọi bằng cái tên yêu kiều là Cá Molly, là loại cá nước ngọt rất được ưa chuộng vì dễ nuôi trong điều kiện thiếu oxi và đa dạng sắc màu. Tuy nhiên, cá bình tích cũng rất dễ mắc các bệnh thường gặp. Hãy cùng tìm hiểu các bệnh thường gặp ở cá bình tích, biểu hiện cũng như cách xử lý.
Có thể bạn quan tâm:
>>> Tổng hợp các bệnh thường gặp ở cá 3 đuôi
>>> Tổng hợp các bệnh thường gặp ở cá thần tiên
>>> Các bệnh thường gặp ở cá betta
1. Bệnh rách mang ở Cá bình tích
Nguyên nhân dẫn đến bệnh là do nhiễm ký sinh trùng hoặc vi khuẩn đến từ cách chăm sóc không đúng, ô nhiễm nguồn nước, bị tổn thương khi giao đấu,… Cá thường có những triệu chứng: sưng mang, mở nắp mang khó khăn, sụn mang lộ ra ngoài khi bị bệnh do nhiễm ký sinh trùng và tua mang có màu trắng khi bị nhiễm vi khuẩn,…
Để xử lý, chúng ta nên sử dụng tinh thể diệt trùng, kết hợp muối ăn với natri cacbonat hoặc đá quặng lục đồng để ngâm rửa cá.
2. Cá bình tích bị phình bụng
Cá phình bụng rất dễ phát hiện vì phần bụng cá sẽ trở nên nhô to, căng phồng bất thường. Tương tự như các bệnh thường gặp ở cá bình tích khác, nguyên nhân gây ra triệu chứng phình bụng ở cá rất đa dạng như bị nhiễm khuẩn gây xuất huyết, nhiễm virus, ký sinh trùng,…
Chúng ta cần phải tìm hiểu xem có phải bệnh do vi khuẩn gây ra hay không, việc phát hiện nguyên nhân gây bệnh là một phần của điều trị và phòng bệnh. Bằng cách ngâm cá trong nước muối, sử dụng các loại thuốc chuyên trị sình bụng,… chúng ta có thể phần nào xử lý được bệnh.
3. Bệnh nấm
Cá bình tích bị nhiễm nấm là một trong những bệnh phổ biến nhất. Nguyên nhân bệnh đến từ chất lượng bể nước kém, vệ sinh bể kém, có cá chết trong bể, cá bị tổn thương hoặc bị lây bệnh từ những cá thể khác ở trong bể. Cần đảm bảo nguồn nước trong bể luôn sạch sẽ, chọn mua cá có nguồn gốc, đảm bảo không có mầm bệnh, dùng sưởi tăng nhiêt độ nước trong bể lên 30 – 32oC hoặc dùng tetracyclin, muối trắng, thuốc trị nấm,… để ngăn ngừa và chữa trị bệnh nấm cho cá.
4. Bọ kí sinh trên cơ thể Cá bình tích
Bọ kí sinh trên cơ thể cá bình tích sẽ hút máu, đồng thời phá hủy da, làm viêm loét, tạo thêm điều kiện cho các sinh vật khác tấn công cá. Với loại bọ kí sinh này, chúng ta có thể dùng thuốc tím 10 – 25g/m3 để tắm cá trong vòng 1h hoặc thuốc Hadaclean theo liều lượng được quy định.
5. Lở loét ở cá bình tích
Với bệnh lở loét, cá bình tích sẽ trở nên chậm chạp, da cá xẫm lại và có các vết ăn mòn hoặc các đốm đỏ phát triển ở đầu và thân. Các vết loét lan rộng dần, có khi ăn sâu đến tận xương. Tuy nhiên, bệnh lở loét có thể phòng tránh bằng cách quản lý môi trường bể cá thường xuyên, chọn giống cá tốt và diệt các loại nấm, ký sinh trùng bằng thuốc chuyên dụng.
Ngoài việc thay nước thường xuyên và cho ăn, mọi người luôn cần phải chú tâm phòng tránh và trị các bệnh thường gặp ở cá bình tích. Bài viết trên đã mách nhỏ cách xử lý và một vài biểu hiện các bệnh thường gặp ở cá bình tích, giúp bạn có thể an tâm chăm sóc những anh/cô bạn nhỏ trong bể cá của mình ngay tại nhà cực kỳ hữu ích. Chúc bạn luôn sở hữu một bể cá bình tích đầy khỏe mạnh và sinh động.
Xem thêm