Đặc điểm và cách chăm sóc cá Dĩa

Cá dĩa (hay cá đĩa) là một trong những loài cá cảnh nước ngọt được ưa chuộng nhất vì giá cả hợp lý, phù hợp với mọi đối tượng. Cá dĩa tuy rẻ mà đẹp, tuy nhiên kỹ thuật nuôi được đánh là phức tạp hơn so với đa số các giống cá cảnh khác. Bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giới thiệu các đặc điểm và cách nuôi cá dĩa chi tiết.

Có thể bạn quan tâm:

>>> Thông tin về loài cá ngựa vằn nuôi trong bể cá mini

>>> Thông tin về kỹ thuật nuôi cá Neon trong bể cá mini

>>> Giới thiệu loài cá chuột cảnh

Đặc điểm nổi bật của cá dĩa

Cá dĩa là loài cá kiểng ở vùng nhiệt đới có nguồn gốc ở Nam Mỹ, sống ở dòng sông Amazon, du nhập vào nước ta khoảng nửa thế kỷ nay. Cá dĩa trưởng thành có hình dạng tròn, mang và miệng nhỏ, có màu sắc rất sặc sỡ, khiến người xem khó mà rời mắt.

Cá dĩa có rất nhiều giống khác nhau, được phân loại dựa theo màu sắc và hoa văn trên cơ thể. Những chú cá dĩa có hoa văn như những chùm bông màu xanh người ta gọi là cá bông xanh, cá có màu đỏ tươi gọi là cá đỏ, hoặc những chú có hoa văn như con beo gọi là cá da beo, những con có mắt đỏ được gọi là cá albino…

Tốc độ sinh trưởng của cá dĩa khá chậm, khi gần được 1 năm tuổi (7 – 9 tháng) chúng mới đạt được cân nặng và tính dục của giai đoạn trưởng thành (chiều dài cơ thể lúc này là khoảng 5 – 10cm). Cá dĩa đẻ trứng sau 1 – 1,5 tuổi.

Cách nuôi cá dĩa đúng tiêu chuẩn

Tuy nhỏ nhắn, nhưng nuôi cá dĩa thế nào cho đúng không phải ai cũng biết. Nó là loài cá cảnh nước ngọt có yêu cầu khá khắt khe nhất về môi trường bên trong và ngoài bể nuôi.

Những người đã và đang có ý định nuôi cá dĩa nên chú ý những vấn đề sau:

Bể nuôi cá dĩa

Cá dĩa loài cá cảnh cực kỳ nhạy cảm với âm thanh, ánh sáng, nhiệt độ. Do đó, cần đặt bể nuôi ở nơi yên tĩnh, tránh quá nhiều ánh sáng.

Khi mua bể về đừng cho cá vào ngay, 1 tuần trước đó phải xử lý bể nuôi: ngâm với nước sạch từ 2 – 4 ngày, phơi bể cho thật khô khoảng 3 – 4 ngày. Khi nào đảm bảo chúng thật khô và sạch thì mới bắt đầu đổ nước và thả cả. Nên gắn thêm bình sục khí vào bể để tăng oxy cho cá.

Môi trường nước

Cần phải chuẩn bị dụng cụ hoặc thiết bị chuyên dụng để lọc nước (có thể dùng cát, sỏi, than hoạt tính …), sao cho nước trong bể nuôi phải đạt chỉ tiêu độ trong từ 1,5 – 4,5m. Độ mặn trong nước không được cao: 10 – 50 ms.

Nhiệt độ phải luôn đảm bảo ở mức thích hợp nhất

  • Đối với cá dĩa bột mới sinh: t0 = 27 – 300C
  • Đối với cá dĩa 7 – 9 tháng tuổi: t0 = 25 – 270C
  • Thường xuyên đo nhiệt độ nước để điều chỉnh kịp thời nếu nhiệt độ thay đổi

Đảm bảo độ pH nằm trong giới hạn cho phép

  • Cá dĩa mới nở: pH = 6,5 – 6,7
  • Cá dĩa trưởng thành: pH = 6 – 6,8
  • Cá dĩa mái nuôi để ươm giống: pH = 5,5 – 6,5
  • Trường hợp nước không đủ độ pH thì dùng bình sục khí để tăng cường chỉ tiêu này.

Độ dH phải luôn ở mức phù hợp:

  • Cá dĩa mới nở: dH  = 5 – 10
  • Cá dĩa trưởng thành: dH = 10 – 15
  • Cá dĩa mái nuôi để ươm giống: dH = 5 – 6

Chọn và thả dĩa giống

  • Đối với những con đã trưởng thành, chọn màu ưng ý, nhìn nhanh nhẹn, không dị tật gì trên cơ thể, mua từ những nơi uy tín.
  • Đối với những con mới sinh, nếu không biết nguồn gốc con bố mẹ thì có thể nhìn vào sự linh hoạt bên ngoài của cá, nhìn khỏe mạnh, bơi nhanh nhẹn, không đứng im một chỗ.
  • Khi mua cá về nên cho cá vào một chậu nước có pha sẵn formal khoảng 10 – 15 phút để sát trùng cơ thể của cá. Sau đó thả cả bịch cá vào bể (đừng mở vội) để cá làm quen với môi trường nước, sau đó chứng 20 – 30 phút thì thả cá hoàn toàn vào bể.

Nên cho cá dĩa ăn gì theo từng giai đoạn

  • Giai đoạn 1: 1 tháng tuổi có thể cho chúng ăn nhuyễn thể và giáp xác nhỏ
  • Giai đoạn 2: 1 – 3 tháng tuổi thì bắt đầu tập ăn côn trùng như trùn, bọ gậy
  • Giai đoạn 3: > 3 tháng tuổi thì cho ăn nhiều loại như trùn, bọ gậy, nhộng, thịt động vật tươi sống …

Mỗi ngày cho ăn khoảng 2 – 4 lần, không nên cho ăn vào giờ chiều và tối. Đừng cho chúng ăn quá no, thừa thức ăn vì vừa không tốt cho tiêu hóa vừa ảnh hưởng để chất lượng môi trường nước. Lượng thức ăn bao nhiều thì chủ nuôi tự điều chỉnh sau khi giám sát cho chúng ăn vài lần.

Lưu ý: Nên thay nước cho cá thường xuyên, nên thay mỗi ngày nếu cá từ 0 – 3 tháng (không thay hết nước, giữ lại khoảng ¼ thể tích bể). Đối với cá trưởng thành thì thay mỗi ngày nên thay từ 1 – 2 lần (mực nước giữ lại có thể là từ ¼ – ¾). Nếu số lượng nuôi ít có thể số lần thay ít hơn chừng nửa tháng thay 1 lần.


Tin tức liên quan

Cách nuôi cá Dĩa trong hồ thủy sinh
Cách nuôi cá Dĩa trong hồ thủy sinh

1391 Lượt xem

Tại sao cá Dĩa lại có vẻ đẹp kì diệu như vậy? Có lẽ bởi vì chúng là loài cá có tiếng khó nuôi và chỉ thích hợp với những người nuôi cá kinh nghiệm nhất hay vì dáng vẻ vương giả của chúng. Xét cho cùng, chúng thường được mô tả như “Vua các loài cá cảnh”. Bất cứ ai đã từng chiêm ngưỡng một cặp cá dĩa tuyệt đẹp sinh sản đều phải công nhận đấy là một kì quan không thể bỏ lỡ.
Lưu ý khi đặt bể cá cảnh tại nơi làm việc
Lưu ý khi đặt bể cá cảnh tại nơi làm việc

571 Lượt xem

Bể cá cảnh không chỉ giúp phòng làm việc đẹp và sinh động hơn mà còn mang lại những lợi ích về mặt phong thủy nếu đặt đúng cách. Để có được điều này, bạn cần chú ý đến các yếu tố như hướng đặt, kích thước, cách chăm sóc...
Chia sẻ kinh nghiệm nuôi tép kiểng
Chia sẻ kinh nghiệm nuôi tép kiểng

1005 Lượt xem

Nuôi tép kiểng là một trong những thú vui của nhiều người bởi chúng khá đặc biệt, khác hẳn với tép thông thường. Tuy nhiên, loại tép này nuôi không hề dễ dàng chút nào và chúng rất nhanh chết nếu không được chăm sóc đúng cách. Hãy cùng tìm hiểu bài viết sau để biết thêm về các kinh nghiệm nuôi tép kiểng.
Cá betta không sung nên làm gì?
Cá betta không sung nên làm gì?

561 Lượt xem

Cá betta - những chiến binh hau chiến, vốn rất sung sức và khỏe mạnh. Tuy nhiên đột nhiên đến một ngày bạn thấy những chú betta của mình không sung nữa bạn sẽ làm gì? Bài viết này sẽ mách bạn cá betta không sung nên làm gì.
Cách ép cá bình tích
Cách ép cá bình tích

748 Lượt xem

Bạn đang nuôi cá và mong muốn bầy cá của mình sinh sản nhanh? Bạn không biết cách giúp cá Bình Tích mau đẻ? Đừng lo lắng vì bài viết sau đây sẽ giúp bạn biết cách ép cá bình tích sao cho nhanh đẻ nhất.
Hướng đặt bể cá cảnh cho người mệnh hoả
Hướng đặt bể cá cảnh cho người mệnh hoả

1099 Lượt xem

Theo phong thủy dân gian cho biết việc hướng đặt bể cá cảnh nếu thấy tài vận thay đổi hưng vượng thì duy trì còn ngược lại thì nên dừng. Tuy nhiên những người mệnh hòa thường khắc với thủy, vậy nếu người mệnh hỏa muốn nuôi cá cảnh thì phải làm như nào ? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu sâu hơn về phong thủy trong bài viết dưới đây.
Cách setup hồ thủy sinh dạng ống thủy tinh trụ tròn
Cách setup hồ thủy sinh dạng ống thủy tinh trụ tròn

1156 Lượt xem

Hồ thủy sinh dạng ống thủy tinh trụ tròn mang lại một không gian tươi mát cho căn nhà của bạn. Bỏ ngoài kia những bộn bề mệt mỏi, trở về nhà được thỏa sức ngắm nhìn những chiếc bình xinh xinh quả là tuyệt vời. Cách làm một cái hồ dạng này không khó, chỉ cần một vài dụng cụ đơn giản là bạn có thể tự tay mình setup nên một không gian xanh lý tưởng.
Kỹ thuật nuôi cá sặc rằn sinh sản hiệu quả
Kỹ thuật nuôi cá sặc rằn sinh sản hiệu quả

832 Lượt xem

Đàn cá sặc rằn dùng cho sinh sản có thể được nuôi trong các ao, đìa từ trước hoặc cũng có thể sử dụng cá đã thành thục (có trứng tốt) ở tự nhiên (trong ruộng, rừng tràm). Tuy vậy, cá được nuôi thì chủ động và hiệu quả hơn cá thu từ tự nhiên.

Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng