Hướng dẫn làm bể cá mini thủy sinh đẹp

Một bể thủy sinh với sự kết hợp bể cá với cây thủy sinh sẽ làm cho người chơi thích thú hơn. Bạn cũng muốn có một bể thuỷ sinh sinh động như thế, bạn muốn tự tạo một bể thủy sinh theo ý tưởng của riêng mình. Sau đây Hồ Cá Mini sẽ hướng dẫn làm bể cá mini thủy sinh đẹp. Mời bạn cùng tham khảo ngay bài viết dưới đây nhé!

Có thể bạn quan tâm:

>>> Thông tin về các nguồn thức ăn cho cá cảnh của bạn

>>> Bể cá mini - Kỳ quan thiên nhiên thu nhỏ trên bàn làm việc của bạn

>>> Gợi ý nơi cung cấp bể cá cảnh mini Quận 7

Lựa chọn bể cá

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều các loại bể cá với kích thước, hình dáng và tính năng khác nhau. Rất nhiều loại được tích hợp thêm nhiều công dụng khác nữa như: đồng hồ, hộp đựng bút, đèn,… ngoài việc là môi trường cho những chú cá sinh sống. Nếu nơi bạn đặt bể cá mini không lớn, hãy thử tìm hiểu về các loại bể cá mini treo rất đa dạng về kiểu dáng và vô cùng ấn tượng.

Bạn nên phác thảo sơ qua ý tưởng thiết kế bể thuỷ sinh, rồi chọn bể thích hợp. Nên tìm hiểu kỹ vị trí đặt bể thủy sinh nặng hơn bể cá thông thường do phân, nền, cát, sỏi và các phụ kiện như đèn, quạt…. Một cái hồ 80x40x40cm sẽ nặng khoảng 200-250kg…..do đó nền nhà cũng như chân đế của hồ phải thật chắc chắn.

Trải lớp nền

Trải một lớp phân bón, cát sỏi làm nền dưới đáy hồ. Nền là nơi chứa dưỡng chất cung cấp cho cây, cũng là nơi để trồng cây nên cần có cấu tạo sao cho cây có thể bám rễ và không gây đục nước. Ngoài ra, nền cũng là chỗ ở của vi sinh.

Cho nước vào bể

Dùng túi nylon ngăn vòi nước để không làm đục nước, dòng chảy sẽ không làm hư lớp sỏi nền và làm xí phân lên.

Sắp xếp các viên đá

Các viên đá cũng góp phần tăng vẻ mỹ quan cho bể thủy sinh đồng thời giữ cho cây thủy sinh bám chặt vào đáy bể. Hãy sắp xếp các viên đá theo ý tưởng của bạn sao cho nó tôn lên được giá trị của bể.

Gắn các cây xanh vào bể

Chọn những loại cây mà bạn thích trong số những cây thủy sinh có bán trên thị trường. Tùy vào từng vào đặc điểm của từng loại cây mà ta bài trí ở các vị trí khác nhau trong bể. Ví dụ cây rong Mái chèo và rau Mác là các loại cây rất lý tưởng để trồng để che phía sau và các cạnh của bể. Còn các cây rậm rạp dùng để trồng đầy ở các góc ( trước các cây cao hơn) như rau Dừa, Đình lịch, rau Cần trôi.

Lại có những cây nên trồng ở mặt tiền trông rất thú vị nếu chúng được đặt trước mảnh đá, phải là cây thấp hơn và sinh trưởng chậm hơn, ta có thể chọn cỏ Năng và Thạch xương bồ.Khi trồng cây, vật không thể thiếu là một cái kẹp dùng trong y tế ( loại lớn, dài trên 30cm) dùng để kẹp phần rễ cây và trồng xuống sỏi. Trong môi trường nước, lớp sỏi trở nên nhẹ và rời rạc, không thể dùng tay được.

Đặt bộ lọc

Những lọc bể cá thông thường không thể sử dụng trong bể thủy sinh vì chúng thường được thiết kế phần gòn lọc trên mặt bể, nhưng bể thủy sinh phải để đèn ở đó. Các bộ lọc có thể dùng cho bể  thủy sinh là:

Lọc ngoài: thiết bị lọc hoàn chỉnh nằm rời, hường để dưới phần chân bể, chỉ có 2 ống nước vào ra là nằm trong bể.

Lọc tràn: làm bằng kính, được thiết kế cố định tại một góc bể, lọc nước bề mặt nên xử lý váng vi sinh rất tốt, tuy nhiên nó chiếm một phần lớn thể tích trong bể nên thích hợp cho bể cỡ lớn ( trên 200l).

Lọc thác: công suất nhỏ và yếu, thích hợp cho bể nhỏ ( khoảng 60l hoặc nhỏ hơn).

Gắn đèn led, đèn huỳnh quang

Vì được sử dụng để thay thế cho ánh sáng mặt trời trong thiên nhiên nên loại đèn được sử dụng phổ biến là đèn huỳnh quang day-light, với công suất tương đối từ 0.5 – 1wat/lít nước. Các loại đèn màu xanh, hồng….cho bể cá cảnh thông thường không thể sử dụng cho bể  thủy sinh.

Chỗ đặt bể càng khuất càng tốt vì như thế, chúng ta có thể kiểm soát hoàn toàn ánh sáng cho cây trong bể. Chiều dài của bể không dài hơn chiều dài thực của bòng đèn huỳnh quang thông dụng quá 10cm để có thể bố trí ánh sáng hợp lý hơn, ví dụ như bể dài 35 – 40cm là phù hợp với bóng đèn dài 30cm. Bể cũng cần có chiều rộng ( bề ngang) không quá hẹp để dễ bố trí cây theo hướng xa – gần, cao xa phía trong và thấp dần ở phía trước…. 

Nhiệt độ

Nhiệt độ thích hợp cho bể  thủy sinh thường là dưới 290c là phù hợp. Khi nhiệt độ nước lên cao trên mức này, có thể bỏ nước đá vào bao nilon hoặc dùng gel làm lạnh trong quạt hơi nước ( loại quạt tản nhiệt cho máy tính)…

Ngoài nhiệt độ ra, chúng ta cũng nên chú ý để nồng độ CO2 cần thiết cho cây quang hợp vì lượng CO2 do cá tạo ra mặt thoáng của nước nhận từ không khí là không đủ, nhất là những bể trồng nhiều cây.

Thả cá vào bể thủy sinh

Không nên thả cá vào bể ngay mà nên trồng cây trước khoảng 7-10 ngày sau, khi hệ vi sinh trong bể ổn định sẽ an toàn hơn cho cá và cây. Khi mua cá nên hỏi người bán về loại cá nào không cắn nhau, không ăn cây  thủy sinh.

Mỗi tuần thay 1/4 nước bể

Việc thay nước thường xuyên sẽ đảm bảo môi trường nước trong bể luôn sạch sẽ. Điều này rất cần thiết cho sự phát triển khỏe mạnh của các loại cây thủy sinh và cá sống trong bể.

Với những hướng dẫn làm bể cá mini thủy sinh đẹp trên đây, hy vọng sẽ cung cấp những thông tin hữu ích.


Tin tức liên quan

Bật mí cách nuôi bể cá mini dành cho người mới
Bật mí cách nuôi bể cá mini dành cho người mới

124 Lượt xem

 

Đối với người mới bắt đầu nuôi cá cảnh, đây quả là thú vui vô cùng thú vị. Tuy nhiên, dân mới chơi cá cảnh cũng gặp nhiều khó khăn vì chưa có kinh nghiệm. Dưới đây, Hồ Cá Mini sẽ bật mí đến bạn cách nuôi bể cá mini đơn giản, hiệu quả dành cho người mới. 

Nuôi cá cảnh không cần oxy nên chọn loại nào?
Nuôi cá cảnh không cần oxy nên chọn loại nào?

2701 Lượt xem

Đây có lẽ là câu hỏi được khá nhiều bạn trẻ đang có dự định nuôi cá trong bể thủy sinh cỡ nhỏ đang phân vân , việc lắp máy sủi oxy là điều không thể. Vậy nuôi cá cảnh không cần oxy có những giống cá nào ? Mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết đã được chúng tôi tổng hợp dưới đây.

Cá betta ăn gì? Cách cho cá betta ăn
Cá betta ăn gì? Cách cho cá betta ăn

1016 Lượt xem

Thảo luận về kinh nghiệm, thức ăn dành cho cá betta. Tìm hiểu về thức ăn, môi trường sống để chăm sóc loài cá betta này được tốt nhất...

Các vị trí tốt để đặt bể cá mini phong thủy để bàn
Các vị trí tốt để đặt bể cá mini phong thủy để bàn

487 Lượt xem

Trong phong thủy, bể cá mini đặt trong nhà hay tại nơi làm việc có tính thủy nên cần đặt theo đúng phương vị của hành Thủy. Bể cá đặt đúng vị trí có tác dụng rất lớn để mang lại điểm cát tường cho gia chủ. Do đó, bể cá mini phong thủy nên được đặt ở các vị trí tốt sau đây.

Thông tin và kỹ thuật nuôi cá Đuôi Kéo
Thông tin và kỹ thuật nuôi cá Đuôi Kéo

1130 Lượt xem

Cá Đuôi Kéo có tên khoa học Rasbora trilineata Steindachner một loài cá cảnh trong hồ thủy sinh. Cá Đuôi Kéo dễ nuôi hiền lành và tuổi thọ cao được nhiều cư dân thủy sinh yêu thích. Cá Cá Đuôi Kéo là một loài cá cảnh trong hồ thủy sinh, sinh sản nhanh, tính hiền lành, thân thiện sống thành từng đàn.đặc biệt Cá Đuôi Kéo là loài cá dễ nuôi, thích hợp nuôi cho môi trường thủy sinh. Và có tuổi thọ tương đối cao trong các loài cá nuôi trong hồ thủy sinh.

Lưu ý trước khi mua cá cảnh ngoài tiệm
Lưu ý trước khi mua cá cảnh ngoài tiệm

1535 Lượt xem

Bạn yêu thích cá cảnh. Bạn muốn sắm cho mình một bể cá đẹp trong nhà. Điều đó hoàn toàn dễ thực hiện. Bởi vì, hiện nay, có rất nhiều tiệm bán cá cảnh. Tuy nhiên, điều khó khăn ở đây là cần phải làm những gì khi mua cá cảnh để có thể chọn được những chú cá xinh xắn, khỏe mạnh. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn cho bạn một số cách khi chọn mua cá cảnh.

Những vị trí không nên đặt bể cá cảnh trong nhà
Những vị trí không nên đặt bể cá cảnh trong nhà

638 Lượt xem

Nuôi cá cảnh từ lâu đã trở thành sở thích của nhiều người. Bên cạnh đó, nhiều người nuôi cá cảnh vì hợp phong thủy. Vậy thì vị trí không nên đặt bể cá cảnh là ở đâu trong nhà để tránh gặp những điều xấu?

Lợi ích của Lá Bàng đối với cá cảnh
Lợi ích của Lá Bàng đối với cá cảnh

1571 Lượt xem

Lá bàng có tác dụng làm giảm độ pH của nước nhưng không đáng kể . Lá bàng có chứa violaxanthin, violeoxanthin, lutheinepoxid và thêm hai chất luthein-izomer các chất này rất hữu ích cho cá cảnh nói chung và các loại cá betta nói riêng.


Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng