Tại sao người ta thả cây thủy sinh trong bể cá?
Trồng cây thủy sinh trong bể cảnh là một trong những cách giúp các bạn trang trí cho bể cảnh nhà mình và cải thiện chất lượng của môi trường nước. Tại sao người ta thả cây thủy sinh trong bể cá? Cùng tham khảo ngay những chia sẻ dưới đây nhé!
Có thể bạn quan tâm:
>>> Trồng cây thủy sinh bằng đất gì?
>>> Làm thế nào để cây thủy sinh phát triển tốt
>>> Nên châm vi sinh khi nào? Cách châm vi sinh đúng cách
Tại sao người ta thả cây thủy sinh trong bể cá? Tác dụng như hệ thống lọc nước
Trong khi bộ lọc treo (hang on back) và bộ lọc thùng (canister) cung cấp lọc cơ học và sinh học tốt, thì các cây thủy sinh cung cấp cách lọc có một không hai. Cây có thể hấp thụ và loại bỏ tất cả các loại chất thải tạo ra bởi thủy sinh vật, thức ăn thừa, vật liệu phân hủy, và thậm chí cả các kim loại nặng.
Ngoài cách lọc độc đáo này, cây thủy sinh bổ sung khoảng trống bề mặt cho các vi khuẩn có lợi phát triển. Điều này cung cấp thêm lọc sinh học cho bể cá cảnh.
Bộ lọc cơ học có thể mất hiệu quả theo thời gian nếu không được làm sạch đúng cách, nhưng các thảm thực vật sẽ tiếp tục quá trình lọc miễn là chúng ngày càng phát triển. Chất lượng của nước trong bể cá sẽ cao hơn nếu có nhiều cây thủy sinh đang phát triển trong đó.
Tăng cường oxi trong môi trường nước
Cây thủy sinh trong bể cũng giống như những loại thực vật khác. Khi có ánh sáng, chúng sẽ hấp thụ CO2 thì thải khí O2 hòa tan trong môi trường nước. Từ đó, góp phần giúp cá trong bể sinh trưởng và phát triển tốt. Mặc dù khi không có ánh sáng, thủy sinh trong bể có thể hấp thu O2 để thải CO2. Tuy nhiên, trên thực tế lượng CO2 do cây thủy sinh thải ra rất ít và không gây ảnh hưởng tiêu cực đến cá.
Tại sao người ta thả cây thủy sinh trong bể cá? Hấp thu chất độc
Một trong những lợi ích quan trọng nhất của cây thủy sinh là khả năng hấp thụ các chất độc hại trong nước. Các chất độc như amoniac, nitrit và nitrat được sinh ra từ quá trình phân hủy của phân cá và thức ăn thừa.
Nếu các chất này tích tụ quá nhiều trong nước, chúng có thể gây hại cho cá, thậm chí dẫn đến cái chết. Cây thủy sinh hoạt động như một bộ lọc tự nhiên, sử dụng các chất này làm nguồn dinh dưỡng, từ đó giảm thiểu nồng độ các chất độc trong nước, giúp duy trì một môi trường an toàn và lành mạnh cho cá.
Cân bằng độ pH
Độ pH của nước là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sức khỏe của cá. Một số loại cây thủy sinh có khả năng tiết ra các chất hữu cơ giúp cân bằng độ pH của nước.
Ví dụ, các loại cây như Anubias và Java Fern thường giúp ổn định pH bằng cách tiết ra các axit hữu cơ nhẹ. Việc duy trì độ pH ổn định giúp cá có môi trường sống phù hợp, giảm thiểu nguy cơ stress và các bệnh tật liên quan.
Cung cấp nơi ẩn nấu cho cá cảnh
Cây thủy sinh tạo ra nhiều không gian ẩn nấp cho cá, đặc biệt là các loài cá nhút nhát hoặc các loài cá nhỏ dễ bị săn đuổi. Những không gian này giúp cá cảm thấy an toàn và giảm căng thẳng. Các loài cá như tetra, rasbora, và các loài cichlid nhỏ thường tìm đến cây thủy sinh để ẩn nấp và nghỉ ngơi. Môi trường sống tự nhiên giúp cá thể hiện hành vi tự nhiên của chúng, từ đó giảm thiểu stress và tăng cường sức khỏe.
Đẩy lùi rêu tảo
Rêu tảo phát triển là một vấn đề phổ biến trong bể cá cảnh và rất khó khăn để đối phó với chúng mà không cần cây thủy sinh. Rêu tảo phát triển do các chất dinh dưỡng dư thừa và ánh sáng trong bể cá cảnh. Để chống lại sự phát triển rêu tảo, cây thủy sinh có thể được sử dụng để cạnh tranh chất dinh dưỡng với chúng. Lợi ích của cây thủy sinh trong bể cảnh là hấp thụ chất dinh dưỡng quan trọng trong môi trường bể cảnh như: Sắt, nitrat, kali… Từ đó, rêu tảo xấu trong bể không có điều kiện để phát triển nữa.
Tại sao người ta thả cây thủy sinh trong bể cá? Trên đây là một số chia sẻ từ Hồ Cá Mini, hy vọng cung cấp đến bạn các thông tin hữu ích.
Xem thêm