Thông tin và kỹ thuật nuôi cá Tài Phát
Cá tài phát với màu hồng đặc trưng hay màu trắng bạc quyến rũ chắc chắn sẽ đem lại vận may “phát tài sai lộc” cho gia chủ. Chính vì vậy mà loài cá này được đặc biệt ưa chuộng không kém gì so với cá rồng và cá la hán.
Có thể bạn quan tâm:
>>> Thông tin và kỹ thuật nuôi cá Phi Phụng
>>> Cách chăm sóc cá cảnh dành cho người mới
>>> Kỹ thuật và phương pháp nuôi cá Hà Lan sinh sản
Ý nghĩa phong thủy của cá tài phát
Cái tên cá tài phát làm cho người ta tin tưởng rằng loài cá này có thể đem đến sự “phát tài sai lộc” cho gia chủ. Điều này quả không sai sau khi bạn được chiêm ngưỡng màu hồng đặc trưng hay màu bạc quyến rũ trên cơ thể chúng. Với cá nuôi lâu năm, đầu đã nổi ngọc, chủ ốm nó cũng ốm theo hay bản thân nó có thể báo trước những điều không may mắn, thậm chí dự báo thời tiết rất tốt bằng cách tỏ ra buồn bực, hay nhẩy lên mặt nước, bỏ ăn, hay người ửng đỏ khác thường.
Đặc điểm sinh học của cá tài phát
– Thiết kế bể: chiều dài bể khoảng 150 cm, thể tích bể nuôi là 400 (L)
– Hình thức nuôi: cá này có thể nuôi chung với cá rồng hoặc hồng kỳ tài phát
– Nuôi trong hồ rong: Không
– Yêu cầu ánh sáng: Vừa
– Yêu cầu lọc nước: Ít
– Yêu cầu sục khí: Ít
– Thức ăn: Cá ăn tạp nhiều loại thức ăn khác nhau như rau xanh, côn trùng, giáp xác, cá con đến cám, thức ăn viên hay thức ăn thừa …
Lưu ý:
Cá tài phát là loài dễ nuôi và có thể chịu được môi trường nước nghèo oxy nên không cần sục khí quá nhiều.
Cá tài phát khi nhỏ thường thích ăn các loại rau xanh, khi lớn rồi mới bắt đầu ăn thịt các loài như giáp xác, côn trùng…
Xem thêm