Tổng hợp cá, ốc, tép cảnh ăn rêu hại trong hồ thủy sinh

Các loài ăn rêu tảo như ốc ăn rêu hay cá ăn rêu thực sự là một lựa chọn tuyệt vời cho bể cá cảnh hay bể thủy sinh giúp bạn kiểm soát và giảm bớt các loại rêu tảo có hại. Chúng sẽ giúp bạn dọn vệ sinh và giữ lại mật độ rêu phù hợp cho bể cá.

Có thể bạn quan tâm:

>>> Cách tạo nền cho bể thủy sinh thêm lung linh

>>> Lợi ích của bể thủy sinh trong cuộc sống

>>> Khi mua cá cảnh cần lưu ý những gì?

Sau đây là một loạt các loài, bao gồm tôm tép, ốc và cá ăn rêu hại. Một vài loài trong số chúng chuyên ăn các loại rêu cố định, như vậy với việc kết hợp của các loài này các bạn có thể đảm bảo rằng hầu hết rêu tảo có mặt trong bể cá nhà bạn có thể được kiểm soát.

Tép Amano

Tép Amano là một loài ăn rêu tảo rất phổ biến và hoạt động tích cực. Chúng là một trong những loài háu ăn, chúng không chỉ ăn rêu tảo, mà còn ăn những cành cây mục đã chết (vụn) và làm sạch các thức ăn thừa dưới đáy bể.

Có kích thước khá nhỏ, trung bình từ 3,5 đến 5 cm tuy vậy đó lại là một kích thước tuyệt vời để chúng hoạt động tốt hơn. Chúng không thể cưỡng lại màu xanh lá cây và màu xanh của rêu tảo. Quá nhiều thức ăn nhân tạo sẽ làm giảm đi hoạt động dọn bể của chúng nên tốt nhất bạn nên nuôi từ 3 chú tép amano trở lên.

Cần thận trọng khi thêm phân bón để trồng cây thủy sinh, tại vì thành phần đồng có trong phân bón có thể gây hại cho những chú tép. Điều này đòi hỏi bạn phải thay đổi nước theo lịch trình từ 30 đến 50 phần trăm để pha loãng độc trong phân bón. Chú ý giảm mức clo xuống ngưỡng an toàn.

Tép Amano tương thích nhất khi nuôi chung với những loại cá nhỏ, hiền lành nhưng hoạt động nhanh nhẹn để không làm mồi cho chúng.

Ốc xoắn dẹt cỡ trung (Ramshorn snails)

Ốc Ramshorn cỡ trung đạt kích thước lên đến 2 cm và có màu nâu hoặc đỏ. Thông thường, chúng không ăn cây thủy sinh nước ngọt, chúng chỉ thích các loại rêu tảo, và thực vật tương tự trên thực đơn của mình.

Chúng tập trung ăn các cây rêu tảo bao phủ trên đá bể, trên kính hồ cá và các đồ trang trí khác. Ốc ramshorn sẽ không bỏ qua mảnh vụn, trứng cá và thức ăn thừa.

Bạn nên theo dõi nồng độ pH của bạn và giữ nước ở mức độ kiềm cứng thuận lợi (trên pH7) để đảm bảo rằng các ốc có đủ canxi để bảo trì vỏ và tăng trưởng.

Hãy lưu ý rằng hầu hết các loài Cichlids (cá họ rô phi) và chạch sẽ ăn ốc Ramshorn.

Ốc Nerite

Các loại ốc Nerite được biết đến với mẫu vỏ đầy màu sắc hấp dẫn của nó. Chúng đạt 3 cm khi phát triển đầy đủ.

Chúng là loài ăn rêu tảo tuyệt vời, có xọc vằn. Chúng có thể ăn tảo rêu có hại bám trên kính, trên lá cây và các loại dương xỉ. Giữ độ pH trên 7 để ốc có thể phát triển khỏe mạnh.

Không nuôi những chú cá cảnh họ rô phi và chạch với ốc nerite vì chúng có thể ăn sạch ốc có trong bể. Bạn nên làm nắp che cho bể cá thật chắc chắc vì những chú ốc này có thể trèo ra ngoài.

Cá tỳ bà que (Twig Catfish)

Cá tỳ bà que là một loài cá đẹp, mảnh khảnh, là loài cá ăn rêu tảo da trơn, còn được gọi với tên khác là Whiptail cá da trơn. Chúng có chiều dài trung bình 10-20 cm với một cơ thể màu nâu, mảnh mai.

Nó ăn hầu hết các loài rêu tảo, nhưng chế độ ăn uống của chúng nên được bổ sung các loại rêu tảo dạng viên nén như tảo Spirulina một vài lần một tuần.

Cá tỳ bà que phát triển mạnh trong nước tối thiểu là 70 lít với nhiều tảng thực vật và gỗ mùn. Chúng có thể sống chung một số loài cá hiền lành khác như cá họ Rashoras, cá Bút chì, cá rìu và dòng cá Tetras.

Tuy nhiên, chúng rất dễ bị tấn công từ Cichlids (cá họ rô phi) và dòng cá có ngạnh, những cuộc chiến có thể gây thương tích hoặc giết chúng. Chúng không thể sống trong môi trường nước quá cứng.

Cá lau kính (Bristlenose Plecos)

Bạn sẽ tìm thấy cá lau kính một trong những loài cá ăn rêu tảo phổ biến nhất và có sẵn trên thị trường. Chúng có hình dáng nhìn rất hài hước, càng lớn đầu và mũi chúng càng dẹp có phần thân mập mạp, chiều dài cơ thể có thể đạt 10-15 cm.

Chúng là loài ăn tạp đòi hỏi rất nhiều loại rêu tảo và lá cây, các loại rêu tảo mọc ở phần đáy bể. Nếu hết các loại rêu tảo để ăn chúng có thể ăn các loại lá mềm trong bể thủy sinh của bạn.

Cần phải làm nền bể với những vật liệu phù hợp và một vài cục đá đen ở đáy hồ, bể để chúng có thể tìm thức ăn vào ban đêm và có chỗ trú ẩn an toan. Giữ nước xao động một chút và nhiều oxy.

Cá bút chì, cá hắc bạc (Crossocheilus oblongus)

Nhiều người nuôi cá cảnh cho rằng cá bút chì là một trong những loại cá phải có trong hồ của họ. Nó được xem là một động viên nhiệt huyết, tay bơi mạnh mẽ và khả năng nhảy cừ khôi, nó đạt chiều dài lên tới 14 cm khi trưởng thành. Chúng là loài cá phàm ăn và chúng không chỉ ăn rêu tảo bám trên bể thủy tinh và đồ trang trí, chúng còn ăn  rau, thực phẩm khô và cả thức ăn tươi sống.

Giun dẹp được cho là món ăn ưa thích của chúng. Chúng không ngại ăn bất kỳ thứ gì mà các loài ăn rêu tảo khác bỏ qua. Loài cá này có sự cạnh tranh về lãnh thổ riêng, vì vậy bạn chỉ nên nuôi từ 1 đến 5 con trong một bể chứa ít nhất 100 lít trở lên.

Chúng cần nhiều oxy trong nước, nhiệt độ sống phù hợp khoảng 25 độ C. Cá bút chì rất nhạy cảm với độ pH vượt quá 7. Chúng cần được nuôi trong bể rộng thông thoáng và có nhiều nhiều chỗ để khám phá với một lượng lớn thức ăn. Bể nuôi cá chuồn xiêm cần có nắp đậy vì chúng có thể nhảy ra ngoài một cách dễ dàng.

Ốc kèn Mã Lai (Malaysia Trumpet Snail)

Những chú ốc nhỏ này không bao giờ lớn hơn 2 cm và sẽ ăn bất cứ thứ gì từ các mảnh vụn hữu cơ cũng như hầu hết các loài rêu tảo. Chúng không gây tổn hại cho các thảm thực vật trong lúc chúng ăn trên bề mặt thủy sinh vào ban đêm, nhưng ban ngày chúng có một cuộc sống ngầm dưới sỏi hoặc dưới lớp nền của bể.

Chúng dành nhiều thời gian đào dưới sỏi và bạn sẽ phải nhìn rất gần để xem được chuyển động của loài ốc này. Bạn nên giữ cho nước hơi kiềm để tạo sự phát triển tốt cho vỏ ốc, giống như động vật giáp xác khác. Những chú ốc này rất nhạy cảm với nước bẩn, ô nhiễm và thường sẽ rút lui bò lên các mặt kính của bể cá đây được cho là sự vận động sinh tồn của chúng. Khi nuôi ốc này bạn nên chú ý tới các loài cá ăn ốc, hạn chế những loài cá này hoặc không nuôi loài ốc này trong bể có cá ăn ốc.


Tin tức liên quan

Lợi ích của cây thủy sinh đối với cá cảnh
Lợi ích của cây thủy sinh đối với cá cảnh

1115 Lượt xem

Trồng cây thủy sinh trong bể cảnh là một trong những cách giúp các bạn trang trí cho bể cảnh nhà mình và cải thiện chất lượng của môi trường nước. Tuy nhiên, vẫn có không ít người do không có sự tìm hiểu nên chưa nhận biết được những lợi ích của cây thủy sinh với bể cá cảnh. Chính vì vậy, sau đây hocamini.vn sẽ giới thiệu với bạn một số thông tin về vấn đề này như sau:

Trồng cỏ Ngưu Mao Chiên thủy sinh (lùn xòe )
Trồng cỏ Ngưu Mao Chiên thủy sinh (lùn xòe )

2252 Lượt xem

Ngưu mao chiên là loại cây thủy sinh tiền cảnh đẹp và tương đối dễ trồng phát triển theo bề ngang ít mọc vương cao. Loài cây này được sử dụng để tạo bố cục của các nghệ sỹ lớn bởi hình dáng đặc trưng tự nhiên của nó! Sau đây chúng tôi xin hướng dẫn cho các bạn cách để tạo nên một thảm Ngưu mao chiên đẹp.

Cách tạo nền cho bể thủy sinh thêm lung linh
Cách tạo nền cho bể thủy sinh thêm lung linh

1620 Lượt xem

Bạn là một người đam mê cá cảnh và đã chọn được những giống cá yêu thích cho bể thủy sinh của mình. Vậy bước tiếp theo bạn cần quan tâm chính là tạo ra một môi trường sống sinh động cho các chú cá cùng với các cây thủy sinh làm nền đẹp. Với các mẹo hay chúng tôi giới thiệu sau đây, bạn hoàn toàn có thể thỏa sức sáng tạo để làm cho mình bể thủy sinh trở nên lung linh nhất.

Địa chỉ mua bể thủy sinh ở Hà Nội uy tín, giá tốt
Địa chỉ mua bể thủy sinh ở Hà Nội uy tín, giá tốt

864 Lượt xem

Tại Hà Nội, nhu cầu tìm mua bể thủy sinh rất cao, đây cũng là thú vui tao nhã giúp giải trí và mang ý nghĩa phong thủy tốt. Vậy đâu là địa chỉ mua bể thủy sinh ở Hà Nội uy tín, giá tốt nhất hiện nay? Câu trả lời nằm ngay trong những chia sẻ từ bài viết dưới đây. Cùng tìm hiểu ngay nhé! 

Thông tin và kỹ thuật trồng cây cỏ thìa thủy sinh
Thông tin và kỹ thuật trồng cây cỏ thìa thủy sinh

3091 Lượt xem

Cây Cỏ Thìa là loài cây đẹp được trồng cây trung cảnh hoặc cây tiền cảnh trong hồ thủy sinh. Cây Cỏ Thìa rất dễ trồng và phát triển rất nhanh.

Cây thủy sinh dễ trồng
Cây thủy sinh dễ trồng

1386 Lượt xem

Bể cá cảnh đẹp không thể thiếu đi những cây thủy sinh thêm chút màu sắc cho bể cá trông bắt mắt hơn. Hơn nữa cây thủy sinh cũng là nơi trú ngụ ẩn nấp cho một số loài cá cảnh.

Đặc điểm cây thủy sinh dương xỉ và cách chăm sóc
Đặc điểm cây thủy sinh dương xỉ và cách chăm sóc

1737 Lượt xem

Cây dương xỉ  có rất nhiều loại sau đây mình sẽ giới thiệu loại dương xỉ trồng thủy sinh trong nước được nhiều dân chơi thủy sinh ưa thích.

Tại sao bể thủy sinh cần có bình CO2?
Tại sao bể thủy sinh cần có bình CO2?

2389 Lượt xem

Tại sao bể thủy sinh cần có bình CO2 là thắc mắc của không ít người mới chơi bể thủy sinh. Trên thực tế, câu hỏi này thực chất xuất phát từ ý nghĩ khí CO2 là khí gây hại cho đời sống của con người và sinh vật nói chung.


Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng