Bất ngờ thấy cá cảnh đẻ thì ta nên làm gì?

Nếu một ngày thức dậy đến thăm hồ cá, bạn ngạc nhiên khi thấy cá cảnh đẻ trứng hoặc đẻ con, thì cần phải làm gì? Sau đây là “chiến lược sơ bộ” giúp bạn ứng phó kịp thời và có cách chăm sóc tốt nhất cho cá mẹ và cá con.

Có thể bạn quan tâm:

>>> Cách sơ cứu cá cảnh sắp chết

>>> Sau bao lâu thì mới nên cho cá ăn?

>>> Dấu hiệu cá cảnh bị thiếu oxy

Bước 1 - Xác định rõ chủng loại cá cảnh đẻ con hay đẻ trứng

Nếu bạn là người mới chơi cá cảnh hoặc lần đầu tiên nhìn thấy cá cảnh đẻ, thì trước hết bạn cần xác định chủng loại cá cảnh đang nuôi. Vì mỗi loài cá nước mặn, cá nước ngọt có đặc điểm sinh sản khác nhau, có loại đẻ thai trứng, có loại đẻ con. Biết được chính xác chủng loại cá sẽ giúp bạn hiểu được tập tính sinh sản của chúng và làm đúng bước tiếp theo, hạn chế việc làm chết cá con và cặp cá bố mẹ.

Đối với các loài cá cảnh đẻ trứng, có thể cá sẽ giấu trứng dưới đáy bể, trong các bụi rong, tiểu cảnh… Hoặc có loài có xu hướng cá mẹ hoặc cá cha ăn luôn trứng nên cần tách riêng, tránh làm giảm thiểu số cá con. Mỗi loài có một thói quen đẻ trứng khác nhau, bạn cần biết thông tin để có hỗ trợ kịp thời cho cá.

Bước 2 - Kiểm tra chất lượng nước trong bể

Chất lượng nước thiếu oxi, bị bẩn, nhiễm nhiều kim loại nặng hoặc quá nhiều rong lá là nguyên nhân hàng đầu gây tổn hại cho cá cảnh đẻ.

Nếu có máy đo chuyên nghiệp, bạn cần kiểm tra phẩm chất nước trong bể cá hiện tại. Sau đó tiến hành lọc nước, đặt máy sục oxi và giữ cho chất lượng nước ở mức trung tính. Nếu cần thiết có thể chuyển cả đàn cá sang bể cá sạch có chất lượng nước tốt hơn.

Nếu không có máy lọc nước, bạn cần lấy nước sạch, để thoáng cho bay hơi bớt chất khử khuẩn và bắt đầu thả cá cảnh đẻ vào.

Bước 3 - Chuẩn bị chế độ nuôi dưỡng cho cá cha - mẹ và cá con

Cá cha - mẹ sau khi đẻ sẽ đòi hỏi có nguồn dinh dưỡng ổn định và nhiều hơn. Vì hầu hết các cặp cá này đều nhường thức ăn cho con, nên trong trường hợp đặc thù, để đảm bảo sức khỏe và sức sống của cá cảnh đẻ, bạn có thể tách riêng để thuận tiện nuôi dưỡng.

Đối với cá con, bạn cần chọn thức ăn phù hợp với giai đoạn đầu phát triển, vì có loài từ trứng nở ra cần bổ sung dưỡng chất dạng tinh, nhưng có loài đẻ ra đã là cá con hoàn thiện nên cần nuôi bằng loại thức ăn riêng.

Bước 4 - Sẵn sàng chiến đấu cùng kế hoạch “nuôi bộ” nếu cần

Nếu quan sát thấy cá cha - mẹ không có tiềm năng tự nuôi con, có động thái ăn trứng hoặc nuốt con, bạn có thể tiến hành “nuôi bộ” để đảm bảo số lượng của đàn cá cảnh đẻ.

Cách nuôi chủ động này giúp cặp cá cha - mẹ nhanh hồi phục sức khỏe và sẵn sàng cho mùa sinh sản tiếp theo nhanh hơn. Đối với cá cảnh đẻ, nhất là cá con, bạn có thể làm biscotte từ hổn hợp lòng đẻ trứng và bột bánh mì, bột gạo rang - thức ăn giàu dinh dưỡng và cá con rất thích.

Trên đây là các bước “ứng chiến” khi bạn bất ngờ thấy cá cảnh đẻ. Tốt nhất bạn vẫn nên theo dõi cá cảnh trước khi đẻ để có kế hoạch chăm sóc cụ thể, rõ ràng, đảm bảo sức khỏe cho đàn cá.


Tin tức liên quan

Hướng dẫn nuôi cá cảnh trong bình thủy sinh nhỏ
Hướng dẫn nuôi cá cảnh trong bình thủy sinh nhỏ

431 Lượt xem

Chia sẻ bí quyết nuôi cá cảnh và trồng cây thủy sinh trong bể cá mini. Giúp bạn thiết kế 1 bình cá thủy sinh đẹp như ý
Cách trị bệnh sình bụng ở cá betta
Cách trị bệnh sình bụng ở cá betta

1610 Lượt xem

Cá bị sình bụng có phần bụng căng phồng. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này. Đôi khi, bệnh này không lây nhiễm nhưng cá bị bệnh nên được cách ly và điều trị thích hợp. Nếu nói một cách chính xác thì sình bụng là một triệu chứng chứ không phải là một bệnh. Có rất nhiều nguyên nhân từ mãn tính đến cấp tính.
Bố cục hồ thủy sinh Khe Núi Đá
Bố cục hồ thủy sinh Khe Núi Đá

1313 Lượt xem

Hồ 60cm A Brief Crack of Light của thành viên diễn đàn UKAPS – The_Iceman.
Quy trình tạo nên một bể cá cảnh để bàn cuốn hút, hấp dẫn
Quy trình tạo nên một bể cá cảnh để bàn cuốn hút, hấp dẫn

425 Lượt xem

Thú chơi cá cảnh nước ngọt đã có lịch sử hàng trăm năm nay khi mà người xưa luôn cho rằng nuôi cá chính là cách để “di dưỡng tinh thần”, làm cho tâm hồn được thanh tịnh. Chính vì thế, việc tạo nên một bể cá cảnh để bàn cho riêng mình đã là một yêu cầu không thể thiếu của những gia chủ đam mê thú “chơi cá cảnh”. Nếu bạn đang có ý định này, hãy tham khảo những bước dưới đây để có được quy trình tạo nên một bể cá cảnh để bàn cuốn hút và đẹp mắt nhất!
Hướng dẫn cách làm hồ thủy sinh nuôi tép cảnh cho người mới
Hướng dẫn cách làm hồ thủy sinh nuôi tép cảnh cho người mới

1804 Lượt xem

Nếu bạn nào đã có thời gian chơi thủy sinh thì việc làm một hồ tép cảnh thủy sinh cũng tương tự như làm hồ thủy sinh (nhiều người còn thấy dễ hơn) trừ 1 số yếu tố cần chú ý kĩ. Ở đây tôi xin hướng dẫn cách làm một hồ tép cảnh thuộc danh mục cấp độ dễ nuôi và không sử dụng lọc đáy, khoáng cục, máy làm mát.
Cách chăm sóc cá La Hán
Cách chăm sóc cá La Hán

1185 Lượt xem

Nuôi cá cảnh là trào lưu mới của nhiều bạn trẻ hiện nay, có rất nhiều loại cá cảnh dễ nuôi và dễ chăm sóc, nhưng cá La Hán là giống cá được lựa chọn vì lạ và độc đáo. Cá Ha Hán dễ nuôi và lớn nhanh, tuy nhiên nếu không chăm sóc đúng cách thì sẽ không đem lại hiệu quả như mong muốn, cùng xem bí quyết nuôi cá La Hán đúng chuẩn.
Lợi ích bất ngờ từ bể cá mini để bàn
Lợi ích bất ngờ từ bể cá mini để bàn

366 Lượt xem

Hiện nay nhiều gia đình đã không xa lạ gì với những bể cá mini để bàn. Dù chỉ chiếm một phần nhỏ trong căn phòng hoặc ngôi nhà bạn nhưng loại bể này lại mang được nhiều lợi ích về mặt tinh thần, sức khỏe trong gia đình bạn. Vậy bạn đã hiểu hết những lợi ích bất ngờ này chưa? Cùng tìm hiểu nhé.
Thông Tin và Kỹ Thuật Nuôi Cá Hồng Két Sống Lâu
Thông Tin và Kỹ Thuật Nuôi Cá Hồng Két Sống Lâu

1342 Lượt xem

Sở hữu một thân hình bầu bĩnh dễ thương với nhiều màu sắc và chủng loại khác nhau, cá hồng két thường rất nhanh có thể làm xiêu lòng bao dân chơi cá cảnh. Không những vậy, chúng còn được xếp vào Top loài cá may mắn và tài lộc nhất hiện nay.

Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng