Các bệnh thường gặp ở cá La Hán

Cá La Hán là một trong số các loại cá đẹp và có giá trị cao rất được người nuôi cá cảnh yêu thích. Cùng tìm hiểu các bệnh thường gặp ở cá La Hán giúp cá luôn khỏe mạnh và phát triển tốt.

Có thể bạn quan tâm:

>>> Cá La Hán là gì? Kỹ thuật nuôi cá La Hán

>>> Cá 3 đuôi có thể nuôi chung với cá gì?

>>> Thông tin và kỹ thuật nuôi cá Nóc Da Beo

Cá La Hán là loại cá cảnh rất được người nuôi cá cảnh tại Việt Nam và trên thế giới ưa chuộng bởi có hình dáng đẹp và màu sắc bắt mắt, thân hình lấp lánh nhiều ánh châu và đặc biệt là chiếc đầu gù to lên giống như của một ông tiên trông rất đáng yêu. Là loại cá được lai tạp từ nhiều loại cá khác nhau cùng chung một họ rô phi, cá La Hán có tuổi thọ cao lên tới hơn 10 năm cùng với sức khỏe khá tốt. Tuy nhiên trong quá trình sinh trưởng và phát triển, loài cá này có thể gặp phải một số bệnh do yếu tố môi trường sống hoặc do cơ địa, dưới đây là một số bệnh thường gặp ở cá La Hán hiện nay.

Cá La Hán là loài cá cảnh rất được người nuôi cá yêu thích hiện nay nhờ hình dáng đẹp và vô cùng đáng yêu.

Một số bệnh thường gặp ở cá La Hán và nguyên nhân

Dù được đánh giá là một trong số các loài cá cảnh khỏe mạnh, có sức đề kháng, sức sống và tuổi thọ cao hơn so với nhiều loại cá cảnh khác tuy nhiên đôi khi cá La Hán có thể gặp phải một số bệnh liên quan đến đường tiêu hóa, bệnh về da hay về mắt ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển tự nhiên của cá, thậm chí khiến cho cá bị chết nếu như không phát hiện và có cách điều trị kịp thời. Dưới đây là một số bệnh thường gặp ở cá La Hán, nguyên nhân và biểu hiện cụ thể của từng loại bệnh.

Cá La Hán bị bệnh nấm trắng

Cá La Hán bị bệnh nấm trắng hay bệnh đốm trắng là loại bệnh do ký sinh trùng Inchthyophithirius Multifilis (ICH) gây ra vởi biểu hiện là nấm bám vào các vết thương trên mình cá khiến cho các vết thương đó xuất hiện các sợi tơ màu trắng như sợi bông gòn hoặc các đốm trắng trong suốt xuất hiện trên khắp mình cá.

Bệnh này thường khiến cá ngứa ngáy, khó chịu, thường xuyên cọ vào thành hồ hoặc vật trang trí trong hồ cá cảnh, hồ thủy sinh. Cuối cùng, khi bệnh nặng, toàn thân cá như có một lớp cát trắng bao phủ, vây cá kết dính lại, cá trở nên chậm chạp, lờ đờ, thở gấp, bỏ ăn và có thể bị chết.

Cá La Hán bị mụn

Bên cạnh bệnh nấm trắng thì một bệnh ngoài da khác thường gặp ở cá La Hán đó chính là bị mụn, đây là loại bệnh khá phổ biến và thường xuất hiện trên các vây, đặc biệt là vây bơi của cá. Có rất nhiều nguyên nhân có thể khiến cho cá La Hán bị mụn như do căng thẳng, do quá trình di chuyển cá va quẹt vào thành bể cá, hồ cá thủy sinh gây xước da, do bị cá khác cắn hoặc do nước, môi trường sống không tốt khiến virus xâm nhập tạo ra mụn (lympho).

Cá La Hán bị lòi hậu môn

Một bệnh thường gặp ở cá La Hán khác đó chính là bệnh thoát vị hay sa hậu môn bởi biểu hiện là hậu môn của cá bị lòi ra ngoài trong các lần cá thải phân. Nguyên nhân của bệnh sa hậu môn ở cá La Hán có thể là do cá bị bệnh đường ruột kéo dài hoặc do thức ăn thiếu chất khoáng, vitamin hoặc do nước bể cá cảnh, hồ cá cảnh hoặc hồ thủy sinh quá bẩn ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của cá.

Cá La Hán bị bệnh đường ruột

Bệnh đường ruột ở cá La Hán thường có hai nguyên nhân chính đó là do giun ký sinh hoặc do nhiễm khuẩn. Nếu cá bị bệnh đường ruột do giun ký sinh (thường là giun dẹp và giun tròn) có biểu hiện là phân màu trắng kéo dài, cá chán ăn hoặc có thể kèm theo cả xuất huyết khu vực hậu môn còn nếu do đường ruột nhiễm khuẩn thì cá thường bỏ ăn, nhút nhát, xình bụng hoặc hậu môn, phân kéo thành sợi hoặc có màu trắng như bông, mình cá bị xuống màu hoặc nổi các mảng sậm màu hoặc ửng đỏ giống như bị nấm.

Bệnh đường ruột do nhiễm khuẩn ở cá La Hán là do một số loại vi khuẩn gây ra do cá bị suy giảm hệ miễn dịch hoặc do nguồn thức ăn không đảm bảo, bể nuôi cá bị ô nhiễm.

Cá La Hán bị lồi mắt

Bệnh lồi mắt là một trong số các bệnh thường gặp ở cá La Hán, trong đó triệu chứng nổi bật và có thể nhận thấy nhanh chóng đó chính là mắt cá bị lồi ra ngoài hoặc nếu bị nặng hơn thì mắt cá có thể bị phủ một lớp màng mỏng khiến cho cá La Hán bị đục mắt, không còn nhìn thấy đường bơi, khó khăn trong việc tìm kiếm thức ăn, kiệt sức dần rồi chết. Nguyên nhân gây lồi mắt ở cá La Hán chủ yếu là do môi trường sống không đảm bảo, nước bị ô nhiễm.

Cá La Hán bị lủng đầu

Bệnh thường gặp tiếp theo ở cá La Hán nguy hiểm không kém so với bệnh lồi mắt đó chính là cá La Hán bị lủng đầu. Bệnh này khá phổ biến ở các loài cá cảnh, trong đó có cá La Hán với biểu hiện là có các lỗ mủ màu trắng, vàng hoặc nâu xuất hiện xung quanh khu vực đầu cá. Đây là các vết thương hở khiến cho vi khuẩn gây bệnh từ bên ngoài có thể thừa cơ tấn công khiến cho cá bỏ ăn, gầy ấm, sậm màu, lờ đờ và treo đầu lên mặt nước. Bên cạnh đó, bệnh lủng đầu thường kéo theo biểu hiện của cả bệnh lồi mắt.

Cá La Hán bị nhát

Bệnh nhát là loại bệnh tâm lý phổ biến ở cá La Hán, đặc biệt khi cá lần đầu tiên làm quen với bể, khi chuyển sang bể cá cảnh, hồ cá cảnh mới hoặc vị trí đặt bể cá quá ồn áo khiến cho cá bị hoảng loạn. Bệnh này thường khiến cho cá La Hán thường ép mình vào thành hồ giống như bị mất phương hướng, cá bơi lòng vòng, bơi chúi đầu, thở gấp, màu sắc trở nên nhợt nhạt, lâu lâu giật mình hoặc thậm chí là đâm vào thành hồ, vật trang trí hồ thủy sinh, bể cá cảnh khiến cho vảy bị bong tróc hoặc bị rách.

Cách phòng bệnh và điều trị các bệnh thường gặp ở cá La Hán

Thường xuyên vệ sinh hồ cá, bể cá cùng với đảm bảo chất lượng thức ăn và môi trường sống chính là cách hạn chế các bệnh thường gặp đối với cá La Hán.

Nhìn chung trong quá trình sinh trưởng và phát triển trong các hồ cá cảnh, hồ cá thủy sinh, cá La Hán có thể gặp một số bệnh thường gặp đi cùng với đó là các triệu chứng và nguyên nhân khác nhau. Đầu tiên, chúng ta cần phải tìm hiểu cụ thể xem cá bị bệnh gì, biểu hiện và tình trạng bệnh của cá như thế nào để tìm cách điều trị bệnh cho cá phù hợp. Dưới đây là một số lưu ý, cách phòng bệnh và điều trị các bệnh thường gặp ở cá La Hán.

- Thay nước và vệ sinh hồ cá, bể nuôi cá La Hán bằng hệ thống lọc hồ cá thường xuyên giúp cá có môi trường sống tốt nhất, hạn chế các bệnh về da hay các bệnh liên quan đến đường ruột.

- Hạn chế cho cá ăn các loại thức ăn có nguy cơ gây bệnh cao như ròng ròng, trùn chỉ, cá chép hoặc bằng không nên rửa thật sạch hoặc nuôi cách ly cá mồi một thời gian trước khi cho cá La Hán ăn.

- Cách ly kịp thời cá có dấu hiệu bị bệnh khỏi cá La Hán hoặc các loài cá khác đang nuôi trong bể cá, hồ cá, đặc biệt là đối với các bệnh về da như bệnh nấm trắng, đốm trắng hay cá bị mụn.

- Mùa đông nên sưởi ấm cho cá vào ban đêm, đảm bảo nhiệt độ nước ổn định giúp tăng cường sức khỏe và sức đề kháng cho cá.

- Sử dụng muối ăn, chất sát trùng hoặc các loại thuốc kháng sinh phù hợp để điều trị bệnh cho cá ví dụ như cá bị đường ruột hoặc lủng đầu có thể dùng Metronidazole với liều lượng phù hợp để trị bệnh cho cá La Hán. Đồng thời nên tẩy giun cho cá định kỳ.

- Không nên để hồ cá ở nơi quá ồn ào hoặc nơi có ánh sáng mặt trời sáng chói chiếu thẳng vào bể cá có thể khiến cho cá bị hoảng loạn, căng thẳng.


Tin tức liên quan

Kỹ thuật chăm sóc và nuôi cá betta trên 3 tháng tuổi
Kỹ thuật chăm sóc và nuôi cá betta trên 3 tháng tuổi

1107 Lượt xem

Môi trường tốt nhất để nuôi cá betta là nước mềm, ấm và có độ PH trung tính hoặc nhẹ. Đây là một loại cá yêu nước tĩnh nên chúng không thích hợp cho các bể có chạy oxi hay nước lọc.

Cách thả cá cảnh mới mua về vào hồ cá mini
Cách thả cá cảnh mới mua về vào hồ cá mini

287 Lượt xem

Cá cảnh mới mua về, đừng vội thả ngay vào bể. Đây chính là sai lầm khiến cá của bạn nhanh chết. Bài viết sau đây chính là những kinh nghiệm hữu ích dành cho người mới chơi cá cảnh. Chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn cách thả cá cảnh mới mua về vào bể cá mini. Cùng tham khảo ngay nhé! 

Làm thế nào để chọn bể cá sáng tạo phù hợp?
Làm thế nào để chọn bể cá sáng tạo phù hợp?

740 Lượt xem

Khác với các loại bể cá thông thường, bể cá sáng tạo thường mang những yếu tố khác biệt về hình dáng, màu sắc, kiểu dáng hoặc công năng. Tuy vậy, không phải ai cũng biết cách lựa chọn chính xác được loại bể cá này cho phù hợp với gia đình mình.  Dưới đây là một số yếu tố thường được xem xét khi tạo dựng bể cá sáng tạo.

Nuôi cá cảnh không cần oxy nên chọn loại nào?
Nuôi cá cảnh không cần oxy nên chọn loại nào?

3011 Lượt xem

Đây có lẽ là câu hỏi được khá nhiều bạn trẻ đang có dự định nuôi cá trong bể thủy sinh cỡ nhỏ đang phân vân , việc lắp máy sủi oxy là điều không thể. Vậy nuôi cá cảnh không cần oxy có những giống cá nào ? Mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết đã được chúng tôi tổng hợp dưới đây.

Cách xem tuổi nuôi cá cảnh hợp phong thuỷ
Cách xem tuổi nuôi cá cảnh hợp phong thuỷ

797 Lượt xem

Trong phong thủy, tất cả những yếu tố liên quan đến gia chủ như tuổi tác, mệnh và giới tính,… luôn được đặt lên hàng đầu. Và nuôi cá cảnh cũng không ngoại lệ. Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ hướng dẫn cho các bạn cách xem tuổi nuôi cá cảnh hợp phong thủy để có thể trang bị những kiến thức cần thiết để nuôi cá cảnh.

Thông tin và kỹ thuật nuôi cá tỳ bà
Thông tin và kỹ thuật nuôi cá tỳ bà

1711 Lượt xem

Cái tên cá dọn bể từ lâu đã quá quen thuộc với người chơi cá cảnh trên toàn quốc. Tên thật là Cá Tỳ Bà có thuộc tính dễ nuôi, dễ sống. Bởi tính thích ăn tạp dưới đáy bể, do đó cá được coi là giống cá cảnh có thể làm vệ sinh bể thủy sinh một cách tự nhiên và vô cùng tiết kiệm. Để hiểu hơn về giống cá thú vị này, mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây.

Cách sơ cứu cá cảnh sắp chết
Cách sơ cứu cá cảnh sắp chết

11833 Lượt xem

Nuôi cá cảnh là một thú vui tao nhã đang rất phổ biến hiện nay được rất nhiều người yêu chuộng. Mặc dù vậy, nhiều người chơi cá cảnh lâu cũng rất chán nản khi những chú cá cảnh cứ chết dần trong bể, thậm chí là chết hàng loạt gây tốn kém về kinh tế. Vậy làm thế nào để hạn chế tình trạng đó xảy ra? Bài viết dưới đây sẽ chỉ cho bạn một số cách để sơ cứu cá cảnh sắp chết. Các bạn cùng theo dõi nhé!

Nuôi cá cảnh phong thủy nên nuôi mấy con?
Nuôi cá cảnh phong thủy nên nuôi mấy con?

3305 Lượt xem

Cá cảnh không chỉ là sở thích, cách thể thư giản, giải tỏa căng thẳng sau những giờ làm việc mà nó còn mang lại sự may mắn cho người nuôi. Với ý nghĩa đó mà nuôi cá cảnh phong thủy được rất nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên, để mang lại sự phong thủy thì bạn cần biết cách lựa chọn cá khi nuôi. Vậy nuôi mấy con là thích hợp? Về số lượng cá thì có nhiều cách để lựa chọn, dưới đây là một số gợi ý.


Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng