Tép cảnh ăn gì? Tổng hợp thức ăn cho tép cảnh

Tép cảnh ăn gì là một trong số các câu hỏi đang được khá nhiều người nuôi tép cảnh quan tâm ở thời điểm hiện tại. Cùng tìm hiểu một số loại thức ăn cho tép cảnh phổ biến nhất hiện nay.

Có thể bạn quan tâm:

>>> Cho cá cảnh ăn thế nào là đúng?

>>> Hồ cá cảnh trong nhà của các sao Việt

>>> Tác dụng của bể cá trong việc xoa dịu căng thẳng và mệt mỏi

Nuôi tép cảnh là một trong số các thú chơi ngày càng được nhiều người ưa chuộng bên cạnh việc nuôi các loại cá cảnh. Hồ thủy sinh, bể thủy sinh trở nên sống động hơn rất nhiều khi có sự xuất hiện của các đàn tép cảnh nhiều màu sắc đang thỏa sức bởi lội.

Tép cảnh hiện nay có khá nhiều loại khác nhau, phổ biến nhất là tép đỏ (hay còn được gọi là tép RC, tép Cherry hay tép Sakura), bên cạnh đó là một số loại tép cảnh khác như tép vàng, tép Rili, tép ong đỏ, tép ong đen, tép Pumpkin bí đỏ hay tép Blue Pearl (tép xanh dương). Tuy nhiên, một vấn đề mà khá nhiều người nuôi tép cảnh tại Việt Nam băn khoăn hiện nay đó chính là tép cảnh ăn gì hay thức ăn cho tép cảnh là gì, bài viết dưới đây tổng hợp một số loại thức ăn cho tép cảnh phổ biến nhất.

Tép cảnh là loại động vật thủy sinh rất được người chơi hồ thủy sinh yêu thích hiện nay bởi chúng có khá nhiều loại với màu sắc khác nhau.

Tép cảnh ăn gì ?

Tép cảnh là một trong số các loài động vật thủy sinh khá thuận tiện trong việc nuôi và chăm sóc, chúng là loại ăn tạp, không kén ăn và không cần phải có thức ăn đặc biệt. Chính vì vậy, tép cảnh đang được rất nhiều người chơi hồ thủy sinh, bể thủy sinh ưa chuộng hiện nay giúp làm phong phú thêm hệ sinh thái cho các hồ thủy sinh trong nhà. Vậy tép cảnh ăn gì, dưới đây là các loại thức ăn thường được dùng cho tép cảnh.

Tép cảnh là động vật ăn tạp có thể ăn nhiều loại thức ăn khác nhau đồng thời có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt trong các hồ thủy sinh.

Các loại tảo và rêu hại

Các loại tảo và rêu có hại cho hồ thủy sinh chính là nguồn thức ăn tự nhiên và được ưa thích của các loại tép cảnh. Chính vì vậy, tép cảnh thường hay được nuôi chung trong hồ thủy sinh cùng với các loại cá cảnh, ngoài mục đích làm đẹp còn để dọn dẹp vệ sinh nền hồ thủy sinh và tiêu diệt các loại rêu tảo hại rất tốt, thậm chí là tốt hơn cả các loại cá chuyên ăn rêu hại khác.

Các loại thức ăn từ thực vật

Ngoài rêu tảo có hại trong tự nhiên, thì một loại thức ăn cho tép cảnh khác, bạn có thể bổ sung thêm cho tép đó là các loại thức ăn thực vật, rau củ quả như đậu que luộc mềm, dưa leo, dưa chuột, cà rốt cắt lát được trần qua hoặc luộc chín trước khi cho tép ăn. Ngoài ra, khi nuôi tép cảnh, lá bàng khô hoặc lá dâu tằm khô hoặc tươi hay được dùng cho tép ăn để bổ sung thêm chất đề kháng giúp tép khỏe hơn.

Tuy nhiên đối với lá bàng hoặc lá dâu khô, bạn nên luộc qua để bớt vàng nước đồng thời loại bỏ vi khuẩn gây hại trước khi cho tép ăn. Ngoài ra, thỉnh thoảng bạn có thể bổ sung thêm viên tảo làm thức ăn cho tép cảnh.

Các loại thức ăn từ động vật

Bên cạnh thức ăn từ thực vật là nguồn thức ăn ưa thích của tép cảnh thì khi còn băn khoăn tép cảnh ăn gì thì một số loại động vật có thể giúp tép cảnh bổ sung thêm vi chất đồng thời là thức ăn cho tép cảnh sinh trưởng và phát triển trong các hồ thủy sinh. Đối với thức ăn cho tép cảnh từ động vật, bạn có thể sử dụng tôm nhỏ luộc, thịt, tim bò (tăng màu đỏ cực mạnh cho tép RC).

Ngoài ra, một số người nuôi tép cảnh còn cho tép ăn ốc hại chết hay xác tép chết tuy nhiên nên hạn chế bởi có thể làm lan truyền bệnh trong hồ thủy sinh hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe của tép cảnh.

Các loại thực phẩm tổng hợp

Một loại thức ăn cho tép cảnh rất tiện lợi khác đang được nhiều người nuôi tép cảnh sử dụng đó chính là thực phẩm tổng hợp, thực phẩm công nghiệp chế biến đặc biệt cho tép cảnh từ một số nhà cung cấp trên thị trường ví dụ như các sản phẩm ngoại nhập như Shirakura hay Shera hay các loại sản phẩm đặc biệt khác từ Nhật Bản.

Tuy nhiên khi mua các loại thực phẩm tổng hợp cho tép cảnh, bạn cần lưu ý nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm, tránh mua phải hàng giả, hàng nhái.

Các lưu ý khi sử dụng thức ăn cho tép cảnh ?

Khi cho tép cảnh ăn, bạn nên cho ăn 1 ngày 1 lần với lượng vừa đủ, tránh thức ăn dư thừa sinh ra sán gây hại cho tép cảnh. Đồng thời thức ăn dư thừa còn sinh ra độc tố ảnh hưởng đến chất lượng nước và môi trường sống của tép.

Muốn tép cảnh mau lớn, bạn có thể cho tép ăn thức ăn cho tép cảnh nhiều hơn tuy nhiên khi tép cảnh ăn xong cần phải lấy hết thức ăn thừa ra khi tép không ăn hết để tránh bị sán và ảnh hưởng đến nguồn nước. Đồng thời, cứ 1 tuần nên thay 10% nước trong hồ thủy sinh, có thể thay bằng nước máy trực tiếp để đảm bảo sức khỏe và môi trường sống cho tép cảnh.


Tin tức liên quan

Vì sao nước bể cá bị đục?
Vì sao nước bể cá bị đục?

353 Lượt xem

 

Nước bể cá bị đục là một trong những vấn đề thường gặp khi nuôi cá cảnh. Nước bị đục sẽ ảnh hưởng khá nhiều đến sức khỏe của cá. Vậy vì sao nước bể cá bị đục? Câu trả lời nằm trong những chia sẻ dưới đây. 

Cách xem tuổi nuôi cá cảnh
Cách xem tuổi nuôi cá cảnh

2271 Lượt xem

Có thể bạn chưa biết rằng ngoài việc nuôi cá cảnh trong gia đình khiến không gian nhà thêm phần thẩm mĩ. Mà chúng còn ảnh hướng phần nào tới vận mệnh và tài lộc của gia chủ. Thông qua xem tuổi nuôi cá cảnh, gia chủ có thể gặp được may mắn và phát tài lộc nếu nuôi cá cảnh đúng phong thủy. Mời bạn đọc tham khảo bài viết để hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Hồ cá cảnh - Nghệ thuật thu hút tài lộc cho gia chủ
Hồ cá cảnh - Nghệ thuật thu hút tài lộc cho gia chủ

1488 Lượt xem

Không chỉ mang vai trò trang trí, nâng cao thẩm mỹ cho không gian nội thất của ngôi nhà, hồ cá cảnh còn là nơi thể hiện khả năng sáng tạo và phong cách của gia chủ. Nhìn ngắm mỗi bể nuôi khác nhau, bạn sẽ phần nào hiểu được tâm tính, gu thẩm mỹ và sự đam mê của người chơi như thế nào. Không chỉ vậy, đây là là một trong những yếu tố phong thủy, giúp gia chủ thu hút tài lộc và may mắn.

Thông tin và kỹ thuật nuôi cá Neon Đen
Thông tin và kỹ thuật nuôi cá Neon Đen

1825 Lượt xem

Cá neon đen có tên khoa học là Hyphessobrycon herbertaxelrodi, hay người việt nam còn gọi là cá dạ quang là một loài cá cảnh trong hồ thủy sinh, tính hiền lành, thân thiện sống thành từng đàn.đặc biệt Cá neon đen là loài cá dễ nuôi trong môi trường thủy sinh. Cá neon đen có một màu sắc rất là đẹp nên được nhiều người chơi thủy sinh ưa thích.

Điểm danh các hệ thống lọc nước bể cá mini
Điểm danh các hệ thống lọc nước bể cá mini

391 Lượt xem

Lọc bể cá là một phần quan trọng của việc chăm sóc cá cảnh trong bể của bạn. Nó giúp duy trì chất lượng nước tốt, loại bỏ các chất cặn bã như thức ăn thừa và phân cá và cung cấp môi trường sống tốt nhất cho cá cảnh của bạn. Trên thị trường hiện nay có những loại hệ thống lọc nước bể cá mini nào? Tham khảo ngay những chia sẻ dưới đây nhé! 

Địa chỉ bán bể cá mini rẻ đẹp và uy tín tại TPHCM
Địa chỉ bán bể cá mini rẻ đẹp và uy tín tại TPHCM

986 Lượt xem

Bể cá mini là một trong những sản phẩm rất được ưa chuộng trong thời gian gần đây vì những ưu điểm nổi trội mà nó mang lại cho chủ nhân của mình. Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều người e ngại vì không biết đâu là nơi uy tín chuyên kinh doanh bể cá mini rẻ đẹp tại TP. Hồ Chí Minh. Bài viết hôm nay sẽ giới thiệu cho bạn.

Kỹ thuật nuôi cá sặc rằn sinh sản hiệu quả
Kỹ thuật nuôi cá sặc rằn sinh sản hiệu quả

1374 Lượt xem

Đàn cá sặc rằn dùng cho sinh sản có thể được nuôi trong các ao, đìa từ trước hoặc cũng có thể sử dụng cá đã thành thục (có trứng tốt) ở tự nhiên (trong ruộng, rừng tràm). Tuy vậy, cá được nuôi thì chủ động và hiệu quả hơn cá thu từ tự nhiên.

Giới Thiệu Đôi Nét Về Cá Hổ Indo
Giới Thiệu Đôi Nét Về Cá Hổ Indo

3791 Lượt xem

Cá hổ Indo có tên khoa học: Datnioides Microlepis, tên tiếng Anh: “Indonexian tiger fish” và là một trong những chi của dòng cá hổ dũng mãnh. Loài cá này xuất xứ chủ yếu ở lưu vực sông Musi, đảo Sumatra…của Indonexia nên mới có tên là cá hổ Indo cho dễ nhớ và dễ phân biệt với các loài cá khác.


Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng