Mẹo nhỏ cho bạn yêu thích nuôi cá cảnh nước ngọt

Bàn làm việc, học tập là nơi rất quan trọng vì đó là nơi hằng ngày mình ở đó, với nhiều người có khi cả 8 tiếng đồng hồ gắn liền với nơi đó. Do vậy cần thiết phải tạo cho bàn làm việc và học tập của mình thật đẹp, gọn gàng và đặc biệt phải hợp phong thủy. Đây chính là lý do vì sao những bể cá mini để bàn là một lựa chọn rất tốt.

Có thể bạn quan tâm:

>>> Hướng dẫn nuôi cá cảnh trong bình thủy sinh nhỏ

>>> Những lưu ý khi sử dụng hồ cá mini

>>> Tại sao nên có một bể cá mini nhỏ ở trong phòng?

Bể cá mini với những con cá vàng bé xíu, ánh đèn led lung linh nhiều màu sắc, tiếng nước chảy róc rách từ chiếc bơm dưới đáy, những đám rong rêu dập dìu, những hòn đá sỏi nhiều hình thù. Bạn có thể tha hồ thoả sức tưởng tượng và thư giãn về một không gian thiên nhiên nhẹ nhàng và bay bổng như vậy.

Bể cá mini để bàn có kích thước gọn, có thể vừa vặn với gần như mọi chiếc bàn làm việc mà không làm bạn cảm thấy chật đi chút nào. Chính vì thế bạn có thể bày biện và trang trí ở nhiều vị trí khác nhau trong gia đình, cơ quan mà vẫn vô cùng tiết kiệm diện tích. Ngoài ra, còn có thêm các loại bể cá sáng tạo tích hợp thêm những chức năng khác như lịch, đồng hồ, báo thức, hộp để bút và các dụng cụ văn phòng khác… Như vậy, không gian của bạn lại càng trở nên gọn gàng và đẹp mắt hơn.

Những lưu ý nhỏ khi nuôi cá cảnh nước ngọt trong bể cá mini.

- Môi trường nước: Khi sử dụng nước máy cần lưu ý khử clo để không ảnh hưởng đến cá của bạn. Khử clo bằng cách đổ nước ra chậu hoặc vật chứa khác bạn có trong vòng 24h hoặc thuốc khử clo có bán tại các cửa hàng cá cảnh trước khi đổ vào bể cá mini để bàn.

 - Nhiệt độ: mỗi loại cá cần có điều kiện môi trường khác nhau nhưng nhiệt độ thích hợp nhất 26-30 độ C.

  -  Chọn bể nuôi cá đúng chuẩn:  chiều dài tối thiểu phải gấp 3 làm chiều dẫn của cá cảnh và chiều rộng thì gấp 2 lần của cá. Tùy vào mật độ nuôi mà bạn chọn bể cá thích hợp với tiêu chuẩn trên tốt nhất là càng rộng càng tốt.

 - Vị trí bể: nên đặt bể cá mini để bàn ở nơi có ít người qua lại sẽ tốt hơn khi đó cá sẽ không bị hoảng sợ và không bị tress.

 - Cách cho cá ăn: Cho cá ăn vừa đủ không nên cho ăn quá nhiều vì thức ăn dư thừa sẽ đóng lại ở bể cá tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển gây bệnh cho cá.


Tin tức liên quan

Lưu ý khi đặt bể cá cảnh tại nơi làm việc
Lưu ý khi đặt bể cá cảnh tại nơi làm việc

574 Lượt xem

Bể cá cảnh không chỉ giúp phòng làm việc đẹp và sinh động hơn mà còn mang lại những lợi ích về mặt phong thủy nếu đặt đúng cách. Để có được điều này, bạn cần chú ý đến các yếu tố như hướng đặt, kích thước, cách chăm sóc...
Thông tin và đặc điểm của loài cá rô Phi
Thông tin và đặc điểm của loài cá rô Phi

1427 Lượt xem

Cá rô phi sống ở môi trường nước ngọt, sống chủ yếu tại các kênh rạch, ao hồ, sông suối, phân bố nhiều nhất tại vùng nhiệt đới của các nước châu Phi và châu Á. Cá rô phi ăn tạp, dễ nuôi với khả năng sử dụng nhiều loại thức ăn dễ dàng tìm thấy trong tự nhiên.
Cá La Hán là gì? Kỹ thuật nuôi cá La Hán
Cá La Hán là gì? Kỹ thuật nuôi cá La Hán

1334 Lượt xem

Cá La Hán là một loài cá đẹp rất được ưa chuộng trên thị trường hiện nay. Tuy nhiên, loại cá này khá hiếm và có giá thành cao. Giá trị thẩm mỹ của cá La Hán cũng tùy thuộc vào từng loại, từng đặc điểm, kĩ thuật nuôi cũng khác so với những loại bình thường. Cùng tìm hiểu về cá La Hán và kỹ thuật nuôi cá La Hán.
Thông tin về loài cá ngựa vằn nuôi trong bể cá mini
Thông tin về loài cá ngựa vằn nuôi trong bể cá mini

409 Lượt xem

Cá ngựa vằn hiện nay có nhiều loại nhiều màu sắc như cá ngựa vằn đỏ, cá ngựa vằn xanh, cá ngựa vàng… Cá ngựa vằn rất dễ nuôi, được nhiều người chọn nuôi trong bể cá mini, chúng thường bơi thành đàn sát mặt nước rất nhanh nhẹn và đẹp mắt.
Thông tin và kỹ thuật nuôi cá Hạc Đỉnh Hồng
Thông tin và kỹ thuật nuôi cá Hạc Đỉnh Hồng

1725 Lượt xem

Cá Hạc đỉnh hồng – tên Tiếng Anh là Red Oranda được đặt tên theo hình dáng u trên đầu và màu sắc thân của nó. Đây là một loại cá cảnh khá phổ biến ở Việt Nam cũng như các nước châu Á, thường được nuôi trong các bể cá để bàn, bể cá mini. Xuất xứ đầu tiên ở Trung Quốc và được đặt cho một cái tên khá kiếm hiệp: Hạc Đỉnh Hồng.
Kiến thức nuôi tép cảnh bạn cần biết!
Kiến thức nuôi tép cảnh bạn cần biết!

2334 Lượt xem

Không chỉ riêng cá cảnh mà hiện nay tép cảnh hay tôm cảnh nước ngọt cũng được nuôi trong hồ thủy sinh rất nhiều. Tép cảnh có nhiều loại và màu sắc đẹp sẽ khiến người nuôi mê mẩn mỗi khi ngắm nhìn. Tuy nhiên để tạo được một bể tép cảnh như ý muốn thì cần phải nắm vững các bước kỹ thuật nuôi cơ bản.
Cách nuôi cá Dĩa trong hồ thủy sinh
Cách nuôi cá Dĩa trong hồ thủy sinh

1400 Lượt xem

Tại sao cá Dĩa lại có vẻ đẹp kì diệu như vậy? Có lẽ bởi vì chúng là loài cá có tiếng khó nuôi và chỉ thích hợp với những người nuôi cá kinh nghiệm nhất hay vì dáng vẻ vương giả của chúng. Xét cho cùng, chúng thường được mô tả như “Vua các loài cá cảnh”. Bất cứ ai đã từng chiêm ngưỡng một cặp cá dĩa tuyệt đẹp sinh sản đều phải công nhận đấy là một kì quan không thể bỏ lỡ.
Thông tin và kỹ thuật nuôi cá Kỳ Lân
Thông tin và kỹ thuật nuôi cá Kỳ Lân

1498 Lượt xem

Cá Hoàng Tử Châu Phi hay còn gọi là cá Kỳ Lân – Buttikoferi Cichlid sống ở các hệ thống sông ngòi của Tây Phi. Đặc điểm nổi bật dễ nhận biết ở loài cá này là các đường sọc màu đen và trắng chạy từ lưng xuống bụng của cá. Khi còn nhỏ, chúng sống khá hòa bình, nhưng khi trưởng thành, cá Hoàng Tử Châu Phi có tập tính lãnh thổ mạnh mẽ.

Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng