Cách diệt rêu tảo hại tận gốc

Bạn thường nghe câu “diệt cỏ phải diệt tận gốc”, và đối với hồ thủy sinh, muốn diệt rêu tảo có hại hiệu quả, bạn cũng cần phải diệt chúng từ gốc. Rêu tảo có hại có hai giai đoạn sống, đó là bào tử và rêu tảo trưởng thành.

Bào tử là giai đoạn sơ sinh của tảo trưởng thành, chúng cần phải “ăn” mới có thể phát triển thành tảo trưởng thành được. Và hiển nhiên, không cho bào tử “ăn” thì tất yếu rêu tảo trưởng thành cũng sẽ không xuất hiện trong hồ thủy sinh của bạn.

Có thể bạn quan tâm:

>>> Cây thủy sinh đem lại lợi ích gì cho cá cảnh?

>>> Đặc điểm cây thủy sinh dương xỉ và cách chăm sóc

>>> Làm vệ sinh cho hồ thủy sinh

THỨC ĂN CỦA BÀO TỬ

Bào tử tảo là một dạng vi sinh vật, chúng ta không thể nhìn thấy bằng mắt thường, vì thế chỉ có một cách là ngừng cung cấp chất dinh dưỡng cho chúng thì chúng mới không thể phát triển thành tảo trưởng thành được. Bảo tử có thể phát triển thành tảo trưởng thành nhờ có nguồn dinh dưỡng NH4 (Ammonium) và năng lượng ánh sáng. Một số bạn có chia sẻ là trùm kín hồ thủy sinh trong một thời gian nhất định sẽ hạn chế được rêu tảo hại, vì không cung cấp ánh sáng cho bào tử phát triển, tuy nhiên có thế kéo theo giết chết luôn cả một số loại thủy sinh, vì chúng cần ánh sáng để phát triển. Phương pháp không cung cấp ánh sáng không khả quan, vì thế chỉ còn cách không cung cấp NH4 thôi.

HẠN CHẾ THỨC ĂN CỦA BÀO TỬ

Lá của những cây già yếu, lá chết hay chất thải từ cá và thức ăn của cá sẽ sinh ra NH4. Vì thế, hồ thủy sinh của bạn cần có một bộ lọc đủ lớn để hạn chế NH4 ở mức thấp nhất, chu trình Ni-tơ của bộ lọc sẽ biến NH4 thành CO3, và bào tử thì không ăn CO3. Ngoài ra,thay nước thường xuyên cũng sẽ giảm được lượng NH4 có trong nước. Như vậy, nguồn cung cấp dinh dưỡng chính để bào tử phát triển thành tảo trưởng thành đã được giải quyết xong.

NẾU RÊU TẢO HẠI ĐÃ BÙNG PHÁT?

Nếu hồ của bạn đã có rêu tảo hại rồi, bên cạnh phương pháp dùng bộ lọc chuyển hóa NH4 thành CO3 trên, bạn còn cách như sau. Hãy cung cấp thêm chất dinh dưỡng để cây thủy sinh phát triển tốt, như vậy cây sẽ không còn lá già, lá chết (nguồn sinh ra NH4), mặt khác, cây trưởng thành sẽ tiêu thụ bớt được lượng NH4 có sẵn trong hồ. Tuy nhiên, cung cấp chất dinh dưỡng như vậy thì rêu tảo trưởng thành cũng có thể phát triển, đừng lo, bạn có thể loại bỏ chúng được dễ dàng, quan trọng là tiêu diệt được các bào tử tảo, không cho chúng phát triển thành rêu tảo trưởng thành.

LƯU Ý

Khi hồ đã có rêu tảo hại phát sinh mà bạn lại giảm lượng dinh dưỡng đi => cây cối thủy sinh sẽ yếu đi => lá cây sẽ bị úa và chết => sinh ra NH4 => NH4 là thức ăn nuôi lớn bảo tử phát triển thành rêu tảo có hại nhiều hơn nữa.


Tin tức liên quan

Hướng dẫn làm đất nền cho bể thủy sinh đơn giản
Hướng dẫn làm đất nền cho bể thủy sinh đơn giản

5913 Lượt xem

Bạn muốn làm đất nền cho bể thủy sinh nhưng chưa có kinh nghiệm? Bạn muốn tự tay mình làm đất nền cho cây thủy sinh phát triển tốt? Đừng lo, bài viết sẽ hướng dẫn ngay cách làm đấy nền đơn giản, dễ thực hiện. Cùng tìm hiểu ngay nhé! 

Cách tạo vi sinh cho hồ thủy sinh
Cách tạo vi sinh cho hồ thủy sinh

1549 Lượt xem

Tất cả các bể cá cảnh thủy sinh đều phải được tạo vi sinh trước khi thả cá vào để đảm bảo môi trường sống cho cá, bất kể là dung tích nào đi chăng nữa vì thế việc tạo vi sinh cho hồ thủy sinh là rất cần thiết.

Một số lưu ý khi làm bể thủy sinh
Một số lưu ý khi làm bể thủy sinh

1428 Lượt xem

Chơi bể thủy sinh là một trong những thú vui khá độc đáo và ấn tượng của không ít người. Đây cũng là cách giúp các bạn nâng cao chất lượng cuộc sống 1 cách tốt nhất. Mặc dù chơi bể thủy sinh không phải là việc làm quá khó.

Chia sẻ kinh nghiệm chơi bể thủy sinh dành cho người mới
Chia sẻ kinh nghiệm chơi bể thủy sinh dành cho người mới

877 Lượt xem

Chơi thủ sinh là một thú vui tao nhã giúp chúng ta có thể sống chậm lại, tận hưởng cuộc sống, gạt bỏ mọi ưu phiền. Tuy nhiên, nhiều người mới chơi chưa có kinh nghiệm chơi bể thủy sinh nên gặp khá nhiều khó khăn. Đừng lo, bài viết sẽ gợi ý ngay đến bạn những kinh nghiệm siêu hữu ích dành cho newbie. Cùng tìm hiểu ngay nhé! 

Nghệ thuật bố cục đá cho hồ thủy sinh
Nghệ thuật bố cục đá cho hồ thủy sinh

1556 Lượt xem

Bố cục đá cho hồ thủy sinh sao cho phù hợp với kích thước bể, phong cách cũng như các phụ kiện khác là không hề dễ dàng. Nó đòi hỏi người chơi cần phải nghiên cứu kỹ càng, có niềm đam mê, bỏ nhiều thời gian và công sức. Chính vì thế, chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn cách lựa chọn và bố trí đá cho hồ thủy sinh đơn giản nhất, có thể vận dụng trong nhiều thiết kế hồ khác nhau. Hãy cùng theo dõi nhé!

Những điều cần biết về bể cá thủy sinh
Những điều cần biết về bể cá thủy sinh

2605 Lượt xem

Bể cá thủy sinh không chiếm nhiều diện tích trong ngôi nhà của bạn. Nhưng nó lại mang đến nhiều lợi ích tốt đẹp cho như: giảm stress, làm đẹp không gian sống… Nếu bạn đang tò mò và hứng thú với cá cảnh, thủy sinh, đừng bỏ lỡ những thông tin hữu ích dưới đây. Chắc chắn bạn đọc sẽ tìm được cho mình một vài kinh nghiệm từ người chơi cá thâm niên chia sẻ.

Trồng cây cỏ nhật thủy sinh
Trồng cây cỏ nhật thủy sinh

962 Lượt xem

Cây cỏ nhật – Blyxa japonica là một cây thủy sinh rất được dân chơi thủy sinh ưa chuộng.

Tổng hợp mẫu bể thuỷ sinh mini đẹp hiện nay
Tổng hợp mẫu bể thuỷ sinh mini đẹp hiện nay

1917 Lượt xem

Bể thủy sinh mini đang là xu hướng mới của dân chơi cá cảnh hiện nay. Thật tuyệt vời khi trên bàn làm việc hoặc bàn học được trang trí một bể thủy sinh mini đẹp với những chú cá sặc sỡ màu, góc làm việc và học tập sẽ trở nên thật gần gũi với thiên nhiên. Bể thủy sinh mini hiện nay cũng rất nhiều loại hình dạng để bạn chọn lựa cho bản thân hay làm quà tặng mọi người.


Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng