Cách tạo bố cục cho hồ thuỷ sinh

Thú vui chơi cây cảnh, nuôi chim, nuôi cá cảnh đã trở thành niềm vui của hầu hết những người ở tuổi trung niên, đặc biệt đam mê nuôi cá cảnh trong hồ thủy sinh được nhiều những bạn trẻ yêu thích. Để trang trí và tạo hồ thủy sinh thật độc đáo và sáng tạo cho ngôi nhà, hãy đón xem hướng dẫn cách tạo bố cục cho hồ thủy sinh dành cho mọi người.

Có thể bạn quan tâm:

>>> Có nên đặt hồ thủy sinh nơi văn phòng?

>>> 11 điều cần lưu ý khi tạo bố cục cho hồ thủy sinh

>>> Cách tạo vi sinh cho hồ thủy sinh

Kiến thức về cách tạo bố cục cho hồ thủy sinh

Hồ thủy sinh được cấu tạo nên từ rất nhiều vật dụng, cây cảnh khác nhau, người chơi hồ thủy sinh phải biết làm như thế nào để phân chia, sắp xếp bố cục cho hồ thủy sinh hợp lý và thể hiện sự sáng tạo độc đáo. Để làm được điều đó các bạn cần phải có những kiến thức cơ bản để làm nền tảng về sau.

- Nhiều người nghĩ rằng chỉ cần đặt những hòn đá kết hợp với những khúc lũa vào trong hồ sẽ thành hồ thủy sinh, nhưng hiện nay người chơi đã sắp xếp chúng lại theo cách riêng, mới lạ để tạo thành những tác phẩm nghệ thuật thu hút mọi người.

- Khi muốn tạo bố cục cho hồ thủy sinh người chơi phải xác định được muốn tạo hồ thủy sinh theo phong cách như thế nào, có người thích kiểu Nhật hoặc cũng có những người thích kiểu tự nhiên.

- Bạn có thể sử dụng viên đá, trồng loại cây mà bạn thích trong hồ thủy sinh và sắp xếp theo bố cục mẫu mà bạn thích, sau một thời gian bạn có thể phát triển và sáng tạo nên phong cách của riêng mình từ những điều vốn có.

- Duy trì và phát triển những gì đã có trong hồ thủy sinh, chăm sóc cây và cá sinh trưởng tốt để tạo nên tác phẩm nghệ thuật cho riêng mình.

Ý tưởng chi tiết cách tạo bố cục cho hồ thủy sinh

Để thực hiện kế hoạch tạo bố cục cho hồ thủy sinh, bạn cần tham khảo kiến thức và thực hiện theo các trình tự hướng dẫn cụ thể như sau.

Lên ý tưởng bố cục cho hồ thủy sinh

Khi bạn đang lên ý tưởng để làm hồ thủy sinh, bạn hãy tưởng tượng và ghi nhớ về một tác phẩm mà bạn thích, sau đó thực hiện và sắp xếp các phụ kiện theo sự sáng tạo của riêng mình.

Những người mới chơi hồ thủy sinh nếu không thể làm được có thể sao chép lại một trong số tác phẩm yêu thích, sau một thời gian khi bạn đã quen có thể thay đổi và sắp xếp vị trí theo ý thích.

Lựa chọn hậu cảnh bố cục cho hồ thủy sinh

Hậu cảnh đóng vai trò rất quan trọng, ảnh hưởng đến bố cục cho hồ thủy sinh. Vì vậy nếu đặt hồ thủy sinh ở giữa không gian thì không cần sử dụng đến hậu cảnh.

Nếu đặt sát tường nên sử dụng hậu cảnh, sơn hoặc dùng giấy dán màu đen, xanh dương, màu sắc tối sẽ gia tăng sự tương phản và thu hút sự chú ý của người xem vào bố cục của hồ thủy sinh.

Chọn nền và chọn bố cục cho hồ thủy sinh

Lựa chọn nền với sỏi có màu nâu, xám và đen, lưu ý không nên chọn những màu sắc tím, xanh lục và xanh dương.

Có rất nhiều loại bố cục cho hồ thủy sinh để người chơi lựa chọn như dạng lồi, dạng lõm hoặc dạng tam giác…

Chọn phụ kiện cho hồ thủy sinh

Từ ý tưởng bố cục cho hồ thủy sinh đã chọn, hãy lựa chọn những phụ kiện đẹp và phù hợp để trang trí.

Cố gắng tạo bố cục tự nhiên từ nhiều hòn đá, nhiều khúc lũa để tạo nên sự hài hòa và sinh động.

Chọn tiêu điểm chính và cảnh quan cho bố cục hồ thủy sinh

Đừng cố chọn nhiều tiêu điểm chính, nên xác định 1 tiêu điểm chính và chọn viên đá hoặc khúc lũa đẹp để đặt tại tiêu điểm tạo nên điểm nhấn về bố cục cho hồ thủy sinh.

Đối với những người mới chơi, nên lựa chọn những loại cây dễ sống để tạo cảnh quan cho hồ như tản sừng hươu, khi đã có kinh nghiệm có thể kết hợp trồng cây trân châu nhật để làm phong phú hơn.

Những hướng dẫn chi tiết bố cục cho hồ thủy sinh sẽ giúp bạn sáng tạo tác phẩm để trang trí cho ngôi nhà của mình, bên cạnh đó bạn kết hợp với lựa chọn lá cây và màu sắc, loại cá và bảo dưỡng hồ thủy sinh đúng cách, chắc chắn rằng sẽ mang đến hồ thủy sinh rất ấn tượng và chúc các bạn thành công.


Tin tức liên quan

Điểm danh các phong cách bể thủy sinh đẹp, phổ biến hiện nay
Điểm danh các phong cách bể thủy sinh đẹp, phổ biến hiện nay

4247 Lượt xem

Bạn muốn chơi thủy sinh nhưng băn khoăn không biết nên lựa chọn phong cách nào? Những người đam mê thủy sinh và có thú vui tự setup bể được ví như một nhà kiến trúc. Và để tạo nên một tuyệt tác nghệ thuật, hãy tham khảo ngay các phong cách bể thủy sinh đẹp, phổ biến hiện nay nhé! 

Cây thuỷ sinh dễ trồng nhất
Cây thuỷ sinh dễ trồng nhất

1557 Lượt xem

Với những người mới tập chơi cây thủy sinh, việc chọn loại cây dễ trồng, dễ chăm sóc là một nỗi trăn trở rất lớn. Nhưng hiện tại trên thị trường, một số loại cây thủy sinh dễ trồng được bày bán rất đa dạng.

Bể thủy sinh là gì? Bể thủy sinh bao lâu thì thả cá?
Bể thủy sinh là gì? Bể thủy sinh bao lâu thì thả cá?

6696 Lượt xem

Bạn là người mới chơi thủy sinh và có nhiều điều “bỡ ngỡ”? Bạn đang tìm hiểu các thông tin, kinh nghiệm chia sẻ dành cho người mới chơi thủy sinh? Vậy là bạn đang ở “đúng nơi” rồi đấy! Hồ Cá Mini sẽ mang đến cho bạn những chia sẻ hữu ích về hồ thủy sinh. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu bể thủy sinh là gì và bể thủy sinh bao lâu thì thả cá

Gợi ý bố cục bể thủy sinh mini hợp lý nhất
Gợi ý bố cục bể thủy sinh mini hợp lý nhất

1318 Lượt xem

Một chiếc bể thủy sinh mini để bàn học, bàn làm việc sẽ giúp tô điểm không gian và mang lại sự thư giãn cho bạn. Bạn là người mới và đang tìm hiểu bố cục bể thủy sinh mini? Hãy để bài viết gợi ý ngay đến bạn những chia sẻ hữu ích nhất khi setup bể thủy sinh nhé! 

Hướng Dẫn setup Hồ Thủy Sinh
Hướng Dẫn setup Hồ Thủy Sinh

1570 Lượt xem

Sau đây chúng tôi xin giới thiệu các bạn cách làm hồ cá thủy sinh đơn giản rất phù hợp cho các bạn đang tìm hiểu và mới tập chơi. Các bạn chỉ cần theo từng bước đơn giản thì có thể tự tin setup cho mình một hồ cá thủy sinh như mong muốn. Trước khi các bạn bắt tay vào làm thì hãy chắc chắn rằng mình đã chuẩn bị đầy đủ các vật phẩm để khỏi phải mất thời gian và giúp cho việc chăm sóc hồ thủy sinh được tốt hơn.

Cách diệt rêu tảo hại tận gốc
Cách diệt rêu tảo hại tận gốc

694 Lượt xem

Bạn thường nghe câu “diệt cỏ phải diệt tận gốc”, và đối với hồ thủy sinh, muốn diệt rêu tảo có hại hiệu quả, bạn cũng cần phải diệt chúng từ gốc. Rêu tảo có hại có hai giai đoạn sống, đó là bào tử và rêu tảo trưởng thành.

Tổng hợp cá, ốc, tép cảnh ăn rêu hại trong hồ thủy sinh
Tổng hợp cá, ốc, tép cảnh ăn rêu hại trong hồ thủy sinh

2372 Lượt xem

Các loài ăn rêu tảo như ốc ăn rêu hay cá ăn rêu thực sự là một lựa chọn tuyệt vời cho bể cá cảnh hay bể thủy sinh giúp bạn kiểm soát và giảm bớt các loại rêu tảo có hại. Chúng sẽ giúp bạn dọn vệ sinh và giữ lại mật độ rêu phù hợp cho bể cá.

Làm thế nào để có một hồ thủy sinh với không gian mở
Làm thế nào để có một hồ thủy sinh với không gian mở

1073 Lượt xem

Hồ mở (open aquarium) – loại hồ không có nắp đậy – với đèn treo từ phía trên mở ra không gian mới so với hồ truyền thống và làm nổi bật những loài thực vật có hoa đẹp. Nó có làm phòng thêm ẩm ướt? Lá cây có bị khô đi hay không? Điều gì xảy ra với cá nuôi trong hồ?


Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng