Cách tạo vi sinh cho hồ thủy sinh

Tất cả các bể cá cảnh thủy sinh đều phải được tạo vi sinh trước khi thả cá vào để đảm bảo môi trường sống cho cá, bất kể là dung tích nào đi chăng nữa vì thế việc tạo vi sinh cho hồ thủy sinh là rất cần thiết.

Có thể bạn quan tâm:

>>> Tổng hợp cá, ốc, tép cảnh ăn rêu hại trong hồ thủy sinh

>>> Những lưu ý khi nuôi cá cảnh dành cho người mới

>>> Cách tạo nền cho bể thủy sinh thêm lung linh

Chúng ta không thể tạo vi sinh nếu không có một hệ thống lọc đủ để xử lý các chất thải độc hại và loại bỏ chúng đi, việc tạo chu trình vi sinh cho bể thủy sinh không phải chỉ cần bạn đổ nước vào và chờ vài tuần, việc tạo vi sinh đúng cách vô cùng quan trọng, vì môi trường hồ là môi trường nước tù khác xa với những môi trường mà những chú cá cảnh sống trong tự nhiên.

Trong môi trường tự nhiên cá không bao giừo lo lắng amonia hay Nitrit đây là hai chất độc hại gây chết cá ngay cho dù là hàm lượng thấp, vì dòng nước luôn chảy và dung tích nước là lớn hơn rất nhiều so với môi trường bể nuôi. Tạo vi sinh cho hồ đúng cách sẽ giúp bạn hạn chế việc cá chết không mong muốn cũng như duy trì sự sống trong môi trường nhân tạo của chúng.

Có hai chủng vi sinh chính trong chu trình chuyển hóa nitơ bạn cần chú ý đó là Nitrosomonas có nhiệp vụ chuyển hóa NH3 thành NO2 và một số chúng khác như Nitrobacter có nhiệm vụ oxy hóa nitrit thành nitrat (NO3-) Việc chuyển hóa nitrit thành nitrat là một quá tình quan trọng vì sự tích tụ của nitrit dư thừa sẽ gây ngộ độc cho tép dẫn đến hiện tượng cá chết.

Sự có mặt của oxy trong môi trường nước có thể gây ức chế quá trình khử nitrat, chính vì vậy việc lựa chọn vật liệu lọc phù hợp có thể đảm bảo hoàn thành chu trình chuyển hóa nitơ là hết sức quan trọng đối với hồ cá. Có hai loại vật liệu được các chuyên gia khuyên dùng đó là Eheim Subtrast Pro và Seachem Matrix đây là 2 loại vật liệu có bề mặt lớn cho vi sinh hiếu khí và những lỗ rỗng nhỏ đến mức dòng nước không thể xuyên qua, nơi trú ngụ cho những vi sinh kỵ khí.

Quá trình tuần hòa cycle: là sự kích hoạt hệ vi sinh hoàn chỉnh cho một hệ thống lọc mới, dòng chảy tạo ra oxy, vi sinh hiếu khí cần chúng để phát triển mạnh nên hãy lưu ý đến dòng chảy của lọc.

Cách tạo vi sinh cho hồ cá : Để bắt đầu khởi tạo vi sinh, chúng ta phải tạo ra NH3 trong 1 hồ nước mới, không có NH3 chu kỳ khởi tạo vi sinh sẽ bị khiếm khuyết, sau khi sét đồ bằng mọi cách hãy tạo ra Ammonia nhanh nhất bằng cách nhỏ thức ăn có nguồn gốc động vật, lá cây mục rữa hoặc thả cá thuộc dạng đi vệ sinh nhiều hay dễ chế.

Đừng quá lo lắng là nước hồ của bạn bị dơ, vì mục tiêu đầu tiên là làm dơ nước sau đó sủi oxy mạnh, vì điều đó sẽ kích thích vi sinh hiếu khí phát triển, bạn cũng có thể châm thêm nước đen để kích thích hệ vi sinh phát triển hơn.

Sau khi có NH3 bạn có thể bổ sung vi sinh và dùng bộ đo NO2, NO3 để kiểm tra quá tình cycle đến đâu, trong suốt quá trình cần kiểm tra chỉ tiêu này đến khi nào chúng về mức 0 tức là mức đẹp nhất thì quá trình cycle cũng kết thúc.

Việc vi sinh cho hồ cá rất quan trọng để tạo một môi trường sạch cho cá giúp cá có sức khỏe tốt không bị bệnh tật trong quá trình nuôi. Đây cũng là điều mà người chơi cá cảnh cần học hỏi.


Tin tức liên quan

Những loại lọc nước cơ bản dành cho hồ thủy sinh
Những loại lọc nước cơ bản dành cho hồ thủy sinh

900 Lượt xem

Như các bạn chơi hồ cá thủy sinh đã biết, thì việc chọn lựa lắp đặt một hệ thống lọc cực kỳ quan trọng. Việc hồ cá của bạn có đảm bảo sạch đẹp và các sinh vật, thủy sinh có sống được tốt hay không đều phụ thuộc phần lớn vào hệ thống lọc. Vì vậy hãy chọn một bộ lọc hồ cá phù hợp.
Gợi ý bố cục bể thủy sinh mini hợp lý nhất
Gợi ý bố cục bể thủy sinh mini hợp lý nhất

996 Lượt xem

Một chiếc bể thủy sinh mini để bàn học, bàn làm việc sẽ giúp tô điểm không gian và mang lại sự thư giãn cho bạn. Bạn là người mới và đang tìm hiểu bố cục bể thủy sinh mini? Hãy để bài viết gợi ý ngay đến bạn những chia sẻ hữu ích nhất khi setup bể thủy sinh nhé! 
Bạn đã biết cách diệt ốc hại trong bể thủy sinh chưa?
Bạn đã biết cách diệt ốc hại trong bể thủy sinh chưa?

4036 Lượt xem

Ốc hại sinh sôi trong bể thủy sinh và bạn không biết nên “tiêu diệt” chúng như thế nào? Ốc hại sẽ gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ và môi trường sống của cá, cây thủy sinh trong bể. Đừng để ốc hại chiếm hết dinh dưỡng của cá và cây thủy sinh trong bể. Hãy tìm hiểu ngay cách diệt ốc hại trong bể thủy sinh qua những chia sẻ dưới đây nhé! 
Những tác dụng tuyệt vời của hồ thủy sinh bạn có biết?
Những tác dụng tuyệt vời của hồ thủy sinh bạn có biết?

756 Lượt xem

Những tác dụng tuyệt vời của hồ thủy sinh bạn có biết hết chưa? Nó không chỉ mang lại cho gia đình khoảng không gian nổi bật với bố cục sinh động và bắt mắt. Mà còn có tác dụng phong thủy, giúp lưu giữ tài lộc, may mắn cho gia chủ. Không chỉ vậy, thời gian chăm sóc cây cảnh và sinh vật trong hồ cũng là cách thư giãn, giải trí sau giờ làm việc, học tập căng thẳng.
Cây thủy sinh có giá bao nhiêu?
Cây thủy sinh có giá bao nhiêu?

713 Lượt xem

Cây thủy sinh luôn là một yếu tố không thể thiếu cho bể cá cảnh, bởi nó góp phần làm cho bể cá thêm xinh đẹp hơn. Cây thủy sinh cung cấp chỗ ẩn nấp cho các loài cá cảnh. Cùng tôi tìm hiểu xem cây thủy sinh giá bao nhiêu nhé!
Tổng hợp mẫu bể thuỷ sinh mini đẹp hiện nay
Tổng hợp mẫu bể thuỷ sinh mini đẹp hiện nay

1492 Lượt xem

Bể thủy sinh mini đang là xu hướng mới của dân chơi cá cảnh hiện nay. Thật tuyệt vời khi trên bàn làm việc hoặc bàn học được trang trí một bể thủy sinh mini đẹp với những chú cá sặc sỡ màu, góc làm việc và học tập sẽ trở nên thật gần gũi với thiên nhiên. Bể thủy sinh mini hiện nay cũng rất nhiều loại hình dạng để bạn chọn lựa cho bản thân hay làm quà tặng mọi người.
Tổng hợp Ốc Cảnh bỏ trong hồ thủy sinh
Tổng hợp Ốc Cảnh bỏ trong hồ thủy sinh

852 Lượt xem

Thế giới thủy sinh đa dạng với vô vàn chủng loại! Bổ sung một vài chú ốc bé bé xinh xinh như thế này sẽ làm bể của bạn có môi trường gần giống với tự nhiên hơn. Tuy nhiên chỉ một  số loại ốc có chức năng làm cảnh và hữu dụng trong bể thủy sinh.
Cách diệt rêu tảo hại tận gốc
Cách diệt rêu tảo hại tận gốc

475 Lượt xem

Bạn thường nghe câu “diệt cỏ phải diệt tận gốc”, và đối với hồ thủy sinh, muốn diệt rêu tảo có hại hiệu quả, bạn cũng cần phải diệt chúng từ gốc. Rêu tảo có hại có hai giai đoạn sống, đó là bào tử và rêu tảo trưởng thành.

Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng