Cách chọn phân nền cho hồ thuỷ sinh

Để tạo được một hồ thủy sinh khỏe đẹp, làm môi trường cân bằng dinh dưỡng cho nhiều loài thực vật, vi sinh vật và cá cảnh sinh sống, cần có một lớp nền đạt chuẩn. Không chỉ đơn thuần là lớp sỏi làm đáy của bể cá thông thường, cách chọn phân nền cho hồ thủy sinh phức tạp và nhiều tiêu chuẩn hơn, chi tiết sẽ có ngay trong bài viết sau.

Có thể bạn quan tâm:

>>> Để làm được hồ thủy sinh nên bắt đầu từ đâu?

>>> Cây thủy sinh giá rẻ dành cho người mới

>>> Cách nuôi cá cảnh trong nhà

Phân nền công nghiệp - khởi đầu “dễ thở” cho người mới chơi hồ thủy sinh

Lớp nền rất quan trọng đối với hồ thủy sinh, là nơi sinh sống của các vi sinh vật tự nhiên trong nước, giúp các loại cây thủy sinh bám rễ phát triển và nhất là cung cấp dinh dưỡng cho môi trường nước. Nếu bạn là người mới lần đầu chơi hồ thủy sinh, để hạn chế việc phải thay nước làm lại lớp nền, bạn nên chọn phân nền cho hồ thủy sinh là phân nền công nghiệp.

Phân nền công nghiệp là sản phẩm đất nền làm sẵn được đóng gói bán trên thị trường. Loại nền này thường có dạng hạt, không tan trong nước, được phối trộn sẵn các chất dinh dưỡng theo một hàm lượng nhất định, phù hợp cho nhiều nhóm hồ thủy sinh khác nhau.

Đây là “ứng viên số một” khi chọn phân nền cho hồ thủy sinh vì độ cân bằng của nền cao, không khuấy đục nước nếu bạn muốn mày mò đổi kiểu xếp đặt hồ. Thêm vào đó, loại nền này cũng ít làm phát sinh rêu, giúp tiết kiệm thời gian và công sức. Tuy nhiên giá thành cao và phải định kỳ 6 tháng phải thay nền là nhược điểm của nền công nghiệp.

Phân nền tự trộn - phương pháp của người chơi hồ thủy sinh giàu kinh nghiệm

Chọn phân nền cho hồ thủy sinh là nền tự trộn luôn mang đến nhiều kinh nghiệm quý giá và công thức trộn chất dinh dưỡng.

Nếu bạn rải lớp phân nền quá mỏng, cây sẽ bị lộ rễ và phát triển không đủ độ do thiếu dinh dưỡng. Ngược lại quá nhiều phân nền sẽ làm mất cân bằng dinh dưỡng trong hồ, mau đóng rêu và giảm nhanh lượng oxy trong nước. Tỷ lệ các thành phần trong nền trộn sẽ thay đổi tùy theo loại cây và giống cá bạn nuôi trồng trong hồ thủy sinh.

Khi mới bắt đầu, bạn không nên chọn hồ cỡ lớn, hồ có kích thước 50x35x35cm hoặc 60x40x40cm là phù hợp. Bạn cần lưu ý độ dày khi chọn phân nền cho hồ thủy sinh, loại bể này thường là 4cm trở lên, nếu cây thủy sinh cần nhiều dinh dưỡng bạn có thể tăng lên 10cm. Các mẹo bón lót, rải lần lượt các lớp nền sẽ giúp cây sống khỏe và lớn tốt theo từng giai đoạn.

Phân nền tự trộn có giá thành rẻ hơn nhiều sô với nền công nghiệp, giàu dinh dưỡng và thời hạn thay nền cũng dài hơn. Nếu bạn là người đam mê hồ thủy sinh, muốn tích lũy nhiều kinh nghiệm cho bản thân thì hãy chọn loại nền này.

Trên đây là cách chọn phân nền cho hồ thủy sinh tùy theo tính cách, mục đích chơi hồ của từng người. Bạn nên trải nghiệm cả hai loại nền để đúc kết được lựa chọn tốt nhất cho bản thân.


Tin tức liên quan

Cây thuỷ sinh dễ trồng nhất
Cây thuỷ sinh dễ trồng nhất

1774 Lượt xem

Với những người mới tập chơi cây thủy sinh, việc chọn loại cây dễ trồng, dễ chăm sóc là một nỗi trăn trở rất lớn. Nhưng hiện tại trên thị trường, một số loại cây thủy sinh dễ trồng được bày bán rất đa dạng.

Cây thủy sinh dễ trồng
Cây thủy sinh dễ trồng

1243 Lượt xem

Bể cá cảnh đẹp không thể thiếu đi những cây thủy sinh thêm chút màu sắc cho bể cá trông bắt mắt hơn. Hơn nữa cây thủy sinh cũng là nơi trú ngụ ẩn nấp cho một số loài cá cảnh.

Nghệ thuật bố cục đá cho hồ thủy sinh
Nghệ thuật bố cục đá cho hồ thủy sinh

1979 Lượt xem

Bố cục đá cho hồ thủy sinh sao cho phù hợp với kích thước bể, phong cách cũng như các phụ kiện khác là không hề dễ dàng. Nó đòi hỏi người chơi cần phải nghiên cứu kỹ càng, có niềm đam mê, bỏ nhiều thời gian và công sức. Chính vì thế, chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn cách lựa chọn và bố trí đá cho hồ thủy sinh đơn giản nhất, có thể vận dụng trong nhiều thiết kế hồ khác nhau. Hãy cùng theo dõi nhé!

Hướng dẫn chế bình CO2 cho hồ thủy sinh
Hướng dẫn chế bình CO2 cho hồ thủy sinh

3303 Lượt xem

Tự làm bình co2 cho bể cá thủy sinh là việc chắc nhiều bạn đã thử, tuy nhiên đâu là cách tối ưu nhất, đơn giản nhất mà hiệu quả lại cao. Bài viết sau sẽ cho bạn câu trả lời.

Thông tin và kỹ thuật trồng cây cỏ Trân Châu Ngọc Trai thủy sinh
Thông tin và kỹ thuật trồng cây cỏ Trân Châu Ngọc Trai thủy sinh

1293 Lượt xem

Là một trong những cây tiền cảnh đẹp và dễ trồng nhưng để chăm sóc nó luôn xanh mướt và không bị rêu hại thì không phải ai cũng biết, nay website xin hướng dẫn các bạn trồng và chăm sóc Trân châu ngọc trai…

Người chơi thủy sinh nên tham khảo thông tin này trước khi bắt đầu trồng cây thủy sinh
Người chơi thủy sinh nên tham khảo thông tin này trước khi bắt đầu trồng cây thủy sinh

996 Lượt xem

Để chọn cho mình một số cây thủy sinh phù hợp và dễ chăm sóc không khó nếu bạn hiểu biết về thông tin các loại cây mà mình sắp trồng như chế độ chăm sóc, tốc độ phát triển , đặc tính của cây ,… nhưng sẽ vô cùng khó khăn đối với các bạn mới bắt đầu chơi thủy sinh và chưa biết nhiều về cây thủy sinh.

Đặt bể thủy sinh trong phòng ngủ có nên không?
Đặt bể thủy sinh trong phòng ngủ có nên không?

1436 Lượt xem

Bạn có thể đặt bể thủy sinh ở nhiều nơi trong nhà như phòng khách, bàn làm việc… Tuy nhiên, không phải thích đặt đâu cũng được. Vị trí đặt bể cá, bể thủy sinh không chỉ phải đảm bảo tính thẩm mỹ mà còn phải hợp phong thủy nữa. Vậy đặt bể thủy sinh trong phòng ngủ có nên không? Cùng tìm câu trả lời cho thắc mắc này nhé! 

Tổng hợp Ốc Cảnh bỏ trong hồ thủy sinh
Tổng hợp Ốc Cảnh bỏ trong hồ thủy sinh

1370 Lượt xem

Thế giới thủy sinh đa dạng với vô vàn chủng loại! Bổ sung một vài chú ốc bé bé xinh xinh như thế này sẽ làm bể của bạn có môi trường gần giống với tự nhiên hơn. Tuy nhiên chỉ một  số loại ốc có chức năng làm cảnh và hữu dụng trong bể thủy sinh.


Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng