Cách phân biệt giới tính Cá La Hán trống và mái

Không riêng gì cá La hán, đối với các giống cá kiểng khác cũng vậy, nhất là cá đá như Lia thia ta, Lia thia Xiêm, ai cũng muốn chọn cho được con cá trống mà nuôi vì vậy ta phải phân biệt được giới tính cá La Hán.

Có thể bạn quan tâm:

>>> Cách phân biệt giới tính cá bình tích

>>> Cách phân biệt giới tính cá betta

>>> Thức ăn tươi tốt nhất cho cá La Hán

Cá La Hán trống có màu sắc đẹp, đẹp từ vây kỳ vĩ đến cả thân mình. Cá La hán trống lại vừa to, vừa khỏe, tính khí lại hung hăng, năng động hơn cá mái nhiều lần nên khi nhìn ngắm thấy sướng con mắt. Ngay con cá La hán trống từ màu sắc đến hình dạng cũng đẹp gấp nhiều lần so với cá mái!

Chính vì đa số người nuôi cá kiểng chỉ thích chọn cho được cá trống mà nuôi nên khi đến với thú nuôi cá La hán việc đầu tiên là ai cũng muốn học hỏi cách phân biệt giới tính cá La hán.

Cá La hán dưới hai tháng tuổi, chiều dài thân mình dưới 3cm, màu sắc còn quá lợt lạt vì các tế bào sắc tố chưa được hình thành, mà các bộ phận khác bên ngoài thân cá cũng mới bắt đầu phát triển nên không ai tài nào phân biệt được giới tính của chúng.

Ngoại trừ những nhà chuyên môn có nhiều kinh nghiệm nuôi cá La hán lâu năm mới có khả năng đoán biết được, nhưng mức chuẩn xác cũng không ai dám vỗ ngực tự nhận là hoàn hảo cả trăm phần trăm. Sự đoán biết này của họ đa phần là do trực giác qua kinh nghiệm tích lũy trong nghề nuôi cá lâu năm ngầm mách bảo, vì vậy dù muốn giải thích cặn kỹ lý lẽ thì họ cũng đành chào thua. Đôi khi vì vậy mà phải chịu mang tiếng xấu với bạn bè và người thân quen là xấu bụng giấu nghề!

Khi cá La hán được ba bốn tháng tuổi, thân cá dài khoảng 6cm đến 8cm, giữa cá trống và cá mái đã lộ ra những đặc điểm khác  biệt, tuy chưa được rõ nét lắm, nhưng cũng có thể giúp ta quan sát các phần sau đây để đoán biết được một cách tương đôi chính xác về giới tính của cá la hán.

Quan sát phần thân cá La hán

Nếu cá còn chung sống trong bầy đàn đông đúc thì cá trống thường lớn hơn cá mái. Sự tăng trưởng nhanh ở cá trống không chỉ giới hạn ở trong giai đoạn còn nhỏ mà cả suốt cuộc đời của nó cũng vậy.

Con cá la hán trống càng nuôi lâu năm thể trạng nó càng lớn, vì nó tăng trưởng không ngừng đến suốt cuộc đời. Với cá trống sở dĩ có khả năng lớn nhanh vì phần lớn năng lượng chúng tiêu thụ được chuyển hóa thành trọng lượng cơ thể. Vì vậy, khi gặp bầy cá La hán sáu bảy tuần tuổi, hễ thấy con nào lớn nhất trong đàn, dù màu sắc còn lợt lạt, nên chọn mua con dó, vì đó là cá trống. Ngược lại cá mái la hán sở dĩ chậm lớn hơn cá trống vì phần lớn năng lượng chúng tiêu thụ được chuyển hóa thành trứng.

Quan sát vây lưng

Vây lưng cá trống vừa dài vừa lởm chởm. Các xương ở vây cá trống nổi màu sáng trông dễ nhận biết. Còn vây lưng cá La hán mái lại vừa nhỏ lại vừa ngắn. Đã có một thời người ta tin rằng trên vây lưng của cá mái có những vệt đen, nhưng điều này không chính xác, nếu đem so cá mái ở các dòng khác, nhất là các thể hệ cá La hán mới được lai tạo sau này.

Quan sát vây ngực

Vây ngực cá trống cứng hơn, trong khi vây ngực cá mái lại mềm mại.

Quan sát vây đuôi

Đuôi cá La hán trống xòe dạng hình tròn, còn đuôi cá mái xòe dạng hình tam giác
 

Quan sát phần ức cá

Ức cá La hán trống nở nang, bụng thon. Còn cá La hán mái vừa nhỏ vừa nhọn, chỉ riêng phần bụng nở nang. Với con cá La hán mơi ba bốn tháng tuổi, chịu khó quan sát giữa cá trống và cá mái bao nhiêu điều đó mà thôi. Và nếu chỉ mới nhận biết được bao nhiêu điều đó cũng chưa thể giúp ta tự phân biệt được giới tính chính xác đâu là cá trống, đâu là cá mái.

Phải chờ khi cá được sau, bảy tháng tuổi, hoặc trễ hơn một đôi tháng nữa, khi cá La hán đã ở tuổi trưởng thành, lứa tuổi mà nhiều cá La hán mái bụng đã rượng trứng, chiều dài từ 10cm trở lên thì việc phân biệt giới tính của chúng dễ dàng hơn.

Với loại cá lớn này chỉ cần quan sát vài bộ phận bên ngoài của cá bằng mắt thường, và nhất là quan sát bộ phân sinh dục sẽ phát hiện được trống mái mà không ngại có sự nhầm lẫn.

Quan sát màu sắc và cái đầu gù của cá La hán

Với cá La hán lớn tháng tuổi này, các tế bào sắc tố đã phát triển đầy đủ nên màu sắc của chúng đã rõ nét. Được biết, các tế bào sắc tố này nằm trên bề mặt da. Màu sắc cá La hán trống trưởng thành thường tươi tắn, đẹp đẽ và châu nhiều hơn cá mái. Đầu gù của cá trống cũng lớn hơn, gồ ghề hơn cá mái.

Quan sát bộ phận sinh dục cá La hán

Cá la hán khi đã trưởng thành, cơ quan sinh dục của chúng đã phát triển hoàn hảo. Vì vậy, chỉ cần quan sát bộ phận sinh dục bên ngoài của cá là biết đích xác giới tính của chúng. Cơ quan sinh dục của cá trống có dạng hình chữ V, còn cơ quan sinh dục của cá mái có dạng hình chữ U. Giữa hình chữ V và chữ U coi vậy mà sự khác biệt đôi khi không được rõ nét lắm, dễ dẫn đến lầm lẫn.

Tốt nhất ta nên bắt cá trên tay rồi quan sát bằng kính lúp cho rõ. Nếu cẩn thận hơn, ta dùng ngón tay ấn nhẹ sẽ thấy bộ phận sinh dụ của cá trông hình ống, nằm hơi chếch về phía trước, còn “ống đẻ” cá cá mái tương đối ngắn, nằm hơi lài theo thân nó.


Tin tức liên quan

Cây thủy sinh giá rẻ dành cho người mới
Cây thủy sinh giá rẻ dành cho người mới

757 Lượt xem

Những người chỉ mới tập trồng cây thủy sinh thì không nên trồng những cây quý và đắt tiền vì tỷ lệ sống sót không cao. Nên trồng cây thủy sinh giá rẻ và dễ trồng.

Nuôi tép cảnh có cần oxy không?
Nuôi tép cảnh có cần oxy không?

5041 Lượt xem

Có rất nhiều người nuôi tép và thắc mắc rằng nuôi tép cảnh có cần phải có oxy không? Bài viết này sẽ cho bạn câu trả lời về điều mà bạn thắc mắc.

Thông tin về cá Mai Quế, cá Mai Vàng, cá Hồng Cam
Thông tin về cá Mai Quế, cá Mai Vàng, cá Hồng Cam

2432 Lượt xem

Cá mai quế có tên khoa học: Aphyocharax. Giống như cá bống, cá mai quế cũng sống trong môi trường nước ngọt, nước trung tính với độ pH từ 6,5- 7,5, nhiệt độ từ 23 – 27 độ C.

Kinh nghiệm bán bể cá mini cho người mới
Kinh nghiệm bán bể cá mini cho người mới

638 Lượt xem

Bể cá cảnh là nơi giúp bạn xua đi mọi cảm giác mệt mỏi, căng thẳng sau giờ làm việc hay học tập vất vả. Một vài chuyên gia cũng đánh giá cao việc hồ cá có tác dụng tốt trong điều chỉnh và cân bằng phong thủy trong gia đình hay văn phòng.

Cá trân châu là gì? Cách nuôi cá trân châu
Cá trân châu là gì? Cách nuôi cá trân châu

4571 Lượt xem

Bạn có phải là người thích nuôi cá cảnh? Bạn đã nuôi những loài cá cảnh nào? Bạn có biết loài cá trân châu không? Bài viết này sẽ giúp cho các bạn biết thêm kiến thức về cá trân châu và cách nuôi cá trân châu để bể cá nhà bạn thêm thành viên mới nhé!

Phòng và trị bệnh thối vây ở cá betta
Phòng và trị bệnh thối vây ở cá betta

818 Lượt xem

Dấu hiệu cá bắt đầu nhiễm bệnh đó là viền vây cá bị mất màu. Ban đầu viền vây cá có màu nâu hay trắng rồi sau đó nhanh chóng lan ra toàn bộ vây. Đôi khi phần vây cá bị nhiễm bệnh có màu hanh đỏ. Nếu bệnh lan tới các tia vây và phần thịt thì nó sẽ trở nên nghiêm trọng và cá có thể bị chết. Nói chung, bệnh này làm hỏng vây của cá. Nó thường mở đường cho cả bệnh nấm.

Cá dĩa là gì? Cách nuôi cá dĩa ít bị chết
Cá dĩa là gì? Cách nuôi cá dĩa ít bị chết

4532 Lượt xem

Đối với dân chơi cá cảnh, cá dĩa không phải là loại cá xa lạ đối với họ. Bởi đây là một trong những loại cá được ca tụng là “vua của hồ cá” "Ngũ Sắc Thần Tiên"  hoặc "Nhất Đại Mỹ Ngư" bởi hình dáng đặc biệt và vẻ đẹp rực rỡ của chúng.

Bể cá mini cho phòng khách thêm sang trọng
Bể cá mini cho phòng khách thêm sang trọng

1183 Lượt xem

Bạn có bao giờ nghĩ rằng, chỉ cần một bể cá mini nhỏ đặt trong phòng khách thôi cũng sẽ khiến cho diện mạo căn phòng của bạn trở nên sang trọng và tinh tế hơn hẳn! Hãy thử  với becamini.vn để có những trải nghiệm tuyệt vời nhất với sản phẩm đầy mới mẻ này.


Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng