Cách setup bể cá mini - 9 bước cực đơn giản
Set up bể cá mini là một nghệ thuật, và bạn có muốn trở thành “tay chơi” chuyên nghiệp không? Chỉ với 9 bước cực đơn giản và dễ làm, bạn có thể tự tay mình thiết kế nên một bể cá mini ưng ý. Hồ Cá Mini sẽ chia sẻ đến bạn cách setup bể cá mini. Cùng khám phá ngay nhé!
Xem thêm :
>> Các phụ kiện cần thiết khi làm bể thủy sinh
>> Cách trang trí bể cá mini
>> Đem may mắn vào nhà nhờ bể cá mini phong thủy
Cách setup bể cá mini - Bước 1 - Chuẩn bị các vật liệu cần thiết
-
Bể cá mini: Set up bể cá mini, tất nhiên phải cần có bể cá.
-
Thiết bị lọc nước: Chọn hệ thống lọc nhỏ gọn phù hợp với kích thước bể cá mini. Hệ thống lọc giúp duy trì môi trường nước trong sạch và lành mạnh.
-
Đèn led bể cá mini: Cung cấp nguồn ánh sáng tạo điều kiện cho cây thủy sinh phát triển.
-
Phân nền thủy sinh: Lớp phân nền giàu chất dinh dưỡng để hỗ trợ sự phát triển của cây.
-
Phục kiện trang trí bể cá: Bao gồm đá, sỏi, lũa hoặc gỗ đặt trang trí bể cá, tạo cảnh quan tự nhiên và không gian ẩn náu cho cá.
Bước 2 - Xử lý nguồn nước bể cá mini
Cá cảnh, đặc biệt là những loại cá nhỏ có sức sống và sức đề kháng khá yếu. Vì thế, nguồn nước cần phải luôn đảm bảo “trong sạch” để tạo môi trường sống lý tưởng nhất cho cá.
-
Cần loại bỏ Clo: Nếu nước máy bạn có chứa Clo, hãy sử dụng chất khử clo hoặc các sản phẩm xử lý nước phù hợp để loại bỏ. Clo có thể gây hại cho cá và vi khuẩn có lợi trong hệ thống.
-
Chuẩn bị nước mới: Nếu bạn sử dụng nước từ vòi hoặc nguồn nước chưa được xử lý, hãy xem xét việc sử dụng nước khoáng hoặc nước cất để thay thế. Điều này giúp đạt được môi trường nước tốt hơn cho cá và cây thủy sinh.
Cách setup bể cá mini - Bước 3 - Thiết kế bố cục bể cá mini
-
Lựa chọn vị trí và sắp xếp các vật liệu trang trí sao cho tạo nên một cảnh quan tự nhiên, hài hòa và thu hút.
-
Tạo không gian trống để cá có thể di chuyển thoải mái và có các khu vực ẩn náu cho chúng.
Hướng dẫn setup bể cá mini - Bước 4 - Làm nền, doping cho hồ cá
Nếu bạn có ý định chỉ nuôi cá thì có thể sử dụng cát sông (sỏi), cát lọc hồ bơi hoặc đá bazan làm chất nền. Ưu tiên chọn những viên đá cuội trắng hoặc sỏi có màu sáng để lót bể.
Bước 5 - Trồng cây thủy sinh cho bể cá mini
Tiếp theo cắm từng cây thủy sinh xuống dưới lớp sỏi đã trải một cách nhẹ nhàng. Việc này đòi hỏi khéo léo để đảm bảo cây không bị gãy hay đứt rễ. Tùy thuộc vào ý thích của bạn, bạn có thể tự bài trí và sắp xếp vị trí của các loại cây trong bể cảnh để phù hợp và thẩm mỹ của bể cá mini.
Bước 6 - Trang trí các chi tiết khác
Tiến hành trang trí các phụ kiện, tiểu cảnh trên bề mặt sỏi của bể cá. Những tiểu cảnh này sẽ giúp bể cá mini của bạn trở nên sinh động hơn nhưng lưu ý không chọn tiểu cảnh quá to so với kích thước của hồ cá.
Bước 7 - Đổ nước vào bể cá mini của bạn
Hãy đổ nước một cách nhẹ nhàng vào bể cá mini.
Lưu ý: Tránh tình trạng dòng nước chảy làm hư lớp nền sỏi trên bề mặt đáy bể.
Bước 8 - Lắp đèn led cho bể cá mini
Chọn đèn led có kích thước phù hợp để lắp cho bể cá mini.
Không lựa chọn đèn có công suất lớn. Do cây thủy sinh mọc dưới nước với cường độ ánh sáng tiếp nhận yếu. Nên nếu ánh sáng quá mạnh, nước bị nóng dẫn đến cây sẽ bị thối.
Bước 9: Thêm cá vào bể cá mini
Sau khi bể cá của bạn hoàn thành setup được tầm 1 tuần thì lúc này bạn mới nên thả cá vào bể.
Lý do vì sao? Thả cá sớm cũng gây ảnh hưởng đến hệ môi trường trong bể và cá sẽ bị sốc do môi trường quá mới.
Bể cá mini có thể thả tối đa bốn hoặc năm con cá vào một bể, nhưng hầu hết các bể mini chỉ có một hoặc hai con.
Các loài cá nhỏ phù hợp bể cá mini như cá tuế, cá bảy màu, cá neon xanh, cá ngựa vằn…
Trên đây là cách setup bể cá mini với 9 bước cực đơn giản. Bạn có những chia sẻ nào hữu ích về cách setup bể cá, đừng ngại chia sẻ với mọi người nhé!
Xem thêm