Cách trị bệnh nấm và các bệnh ở mang cá cảnh

Bệnh nấm là một bệnh khá phổ biến mà cá cảnh hay mắc phải gây ra khá nhiều phiền toái cho người chơi cá. Trong đó có nhiều bệnh nấm gây tử vong của cá, thiệt hại cho người chơi cá cảnh. Trong bài viết này chúng tôi chia sẻ với các bạn một số thông tin và cách chữa trị căn bệnh này.

Có thể bạn quan tâm:

>>> Kỹ thuật nuôi cá cảnh dành cho người mới

>>> Thông tin và kỹ thuật chăm sóc cá vàng 3 đuôi dành cho người mới

>>> Cách ép và chăm sóc cá betta sinh sản

Nhiễm nấm là một trong những bệnh phổ biến thường thấy ở cá cảnh nhiệt đới. Bởi vì những bào tử của nấm trong bể cá cảnh thường phát triển mạnh vào thời điểm nhiệt độ môi trường xuống thấp và độ ẩm không khí cao cũng là nguyên nhân lây nhiễm nguồn nấm đến bể cá của bạn, những bào tử này sẽ xâm nhập vào cá và gây bệnh cho cá khi cá bị căng thẳng(stress), bị thương hoặc bị bệnh nào đó. Chất lượng nước kém cũng có thể là nguyên nhân làm tăng sự lây nhiễm nấm đối với cá trong bể.

Hầu hết những người nuôi cá đều nhận ra những dấu hiệu nhiễm nấm từ bên ngoài. Đa số cá nhiễm bệnh nấm đều có màu trắng các tế bào nấm này sẽ bám vào da của cá và dần dần lan dần ra các vùng da nân cận nếu không được chữa trị cá sẽ bỏ ăn hoặc ăn không tiêu , stress ….. khi bị nhiễm nấm nặng mà không được điều trị cá sẽ yếu dần và chết. nguồn nước trong bể khi bị nhiễm tế bào nấm bạn có thể dễ dàng thấy nước có màu đục, có những vảy nấm màu nâu học trắng nhìn như rêu bám vào mặt kính thành bể hoặc cây cối trồng trong bể.

Nguyên nhân nhiễm nấm có thể do các nguyên nhân sau

–    Chất lượng nước bể kém.
–    Vệ sinh bể kém.
–    Có cá chết trong bể hay có sự phân hủy nhiều các chất hữu cơ trong bể.
–    Cá bị tổn thương, cá già hoặc cá đang có những bệnh khác.

–    Lây bệnh từ cá nhiễm bệnh mới mua thả vào bể.

Một số loại bệnh nấm phổ biến ở cá

Bệnh nấm bông – bệnh Bông :
Bệnh nấm len bông là một thuật ngữ được dùng để chỉ chung cho những loại nấm lây nhiễm trên da, vây và miệng của cá. Những phần nấm trắng (dạng như bông) thường phát triển ở những khu vực mà cá đã bị lây nhiễm trước, những chỗ có ký sinh trùng tấn công và cả những chỗ cá bị thương. Những loài nấm gây bệnh này thường là loài Saprolegnia và Achyla. Nhiều loài nấm khác cũng có thể gây bệnh này và nhiều khi có thể tìm thấy nhiều loại nấm cùng gây bệnh trên cá.

Bệnh thối mang – Gill rot:

Bệnh này ít gặp, nhưng khi bị bệnh thì rất nguy hiểm cho cá và làm cho cá chết nếu không được điều trị. Khi bị nhiễm loại nấm này, cá có dấu hiệu hô hấp bất thường như thở gấp gáp để lấy không khí. Các tơ mang và lá mang dính lại với nhau bởi chất nhầy và trên đó cũng xuất hiện các đốm.

Cách chữa trị bệnh nấm cho cá

  • Cách tốt nhất để chữa trị bệnh nấm là phòng bệnh cho cá bằng cách:

– Nguồn nước trong hồ nuôi phải luôn sạch sẽ bằng cách cải tạo hệ thống lọc nước để nguồn nước luôn sạch sẽ

– nguồn nước cấp cho bể cá phải đảm bảo sạch sẽ không mầm bệnh

– Cá mới mua về phải thả riêng và khử sạch bệnh trước khi cho vào bể

  • Cách chữa trị :

-Thay sạch nước trong bể cá nhiễm bệnh

– Dùng sưởi tăng nhiệt độ bể cá nên 30 -32 độ C

– Cho xanh methylen ( có bán tại các hiệu thuốc tây ) 3-5 giọt / 20 l nước cho và thay nước liên tục một ngày một lần . Đối với các bể cá lớn               nên bắt cá ra các bể nhỏ hoặc chậu có thể tích từ 20 – 40 l tùy theo cá lớn hay bé cho sủi khí , sưởi và thuốc như trên

-hoặc cũng có thể dùng tetracyclin , muối trắng , thuốc chuyên trị bệnh nấm có bán tại các cửa hàng cá cảnh như  tetra nhật , bio 2 ….

Làm liên tục cá của bạn sẽ sớm khỏi bênh .


Tin tức liên quan

Các bệnh thường gặp ở cá La Hán
Các bệnh thường gặp ở cá La Hán

3568 Lượt xem

Cá La Hán là một trong số các loại cá đẹp và có giá trị cao rất được người nuôi cá cảnh yêu thích. Cùng tìm hiểu các bệnh thường gặp ở cá La Hán giúp cá luôn khỏe mạnh và phát triển tốt.
Thông tin về kỹ thuật nuôi cá đuôi kiếm và sinh sản
Thông tin về kỹ thuật nuôi cá đuôi kiếm và sinh sản

382 Lượt xem

Giống với cá hòa lan, cá bảy màu, cá hồng kim đuôi kiếm, hay cá đuôi kiếm là một loại cá cảnh dễ nuôi trong hồ thủy sinh cho người mới, nhiều người rất thích cá kiếm vì cái đuôi nhọn hoặc dài thướt tha của nó.
Cách nuôi cá Neon không bị chết
Cách nuôi cá Neon không bị chết

712 Lượt xem

Hướng dẫn cách nuôi cá neon không bị chết :  Cá neon là loài cá cảnh đẹp mà ai cũng thích nhưng cá neon là 1 loài cá khó nuôi. Nên khi ta nuôi ta cần phòng bệnh cho cá neon và phải biết cách nuôi cá cho đúng để phòng tránh cá chết 1 cách bất thường.
Bí quyết nuôi cá dĩa nhanh lớn
Bí quyết nuôi cá dĩa nhanh lớn

2642 Lượt xem

Đối với những người có thú vui nuôi cá cảnh, cá dĩa được coi như vua của hồ cá bởi hình dáng đặc sắc cũng như sự đẹp mắt của nó. Tuy nhiên tốc độ sinh trưởng của cá dĩa cũng như sự phát triển của chúng cần được chú ý và thực hiện theo quy trình đúng nhất có thể. Vậy đâu là bí quyết nuôi cá dĩa nhanh lớn?
Cách đặt bể cá cảnh theo thuật phong thủy
Cách đặt bể cá cảnh theo thuật phong thủy

835 Lượt xem

Cách đặt bể cá cảnh theo phong thủy là một trong những thông tin rất quan trọng mà những người yêu cá, thích chơi bể cảnh và tin vào phong thủy mong muốn được tìm hiểu. Bởi bể cá cảnh dù là một trong những vật dụng có ý nghĩa phong thủy.
Tổng hợp các bệnh thường gặp ở cá 3 đuôi
Tổng hợp các bệnh thường gặp ở cá 3 đuôi

1606 Lượt xem

Đối với những người có thú chơi cá cảnh, cá ba đuôi là loại cá không thể thiếu trong bể cá mini vì đây là loại cá có màu sắc vô cùng bắt mắt, dễ dàng chăm sóc và không tốn quá nhiều chi phí. Tuy nhiên, cá 3 đuôi lại rất dễ mắc một số bệnh. Hãy tham khảo các bệnh thường gặp ở cá 3 đuôi dưới đây và tìm hiểu cách phòng tránh cũng như chữa trị chúng.
Có nên xây hồ cá trước nhà không?
Có nên xây hồ cá trước nhà không?

890 Lượt xem

Với những ngôi nhà có thiết kế sang trọng, một chiếc hồ cá trước nhà sẽ là một cách trang trí vô cùng ấn tượng, hay ho mà lại góp phần mang tính giải trí cho gia chủ. Tuy nhiên, nhiều người lại thắc mắc rằng không biết có nên xây hồ cá phía trước nhà không. Bài viết hôm nay sẽ giải đáp được thắc mắc của các bạn và giúp bạn đưa ra được quyết định cho riêng mình.
Tại sao cây thủy sinh lại chết?
Tại sao cây thủy sinh lại chết?

914 Lượt xem

Trong suốt quá trình tư vấn cho khách hàng trong việc chăm sóc hồ cá cảnh và hồ thủy sinh, hocamini.vn thường xuyên nhận được phản ánh và thắc mắc của không ít người chơi hồ thủy sinh về việc: Tại sao cây thủy sinh chết? Đây cũng là hiện tượng phổ biến mà rất nhiều người chơi bể cảnh thường xuyên gặp phải và chưa biết nên khắc phục và xử lý như thế nào? Sau đây, chúng tôi sẽ chia sẻ một số thông tin về vấn đề này như sau:

Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng