Những điều cơ bản dành cho người mới nuôi cá cảnh
Vì hiểu được những khó khăn đó đối với người mới chơi cá, tôi xin cung cấp những bước ban đầu giúp mọi người tiếp cận việc nuôi cá dễ dàng hơn.
Có thể bạn quan tâm:
>>> Cá ngựa vằn đẹp và dễ nuôi cho người mới nuôi cá cảnh
>>> Trang trí phòng làm việc tuyệt đẹp với bể cá mini
>>> Một số lưu ý về thức ăn cho cá mà bạn nên lưu tâm
Ngày nay, thú chơi cá cảnh đã trở thành một món ăn tinh thần không thể thiếu với nhiều người trong hàng trăm năm nay. Việc ngắm các chú cá bơi lội, kiếm ăn mỗi ngày sẽ khiến tâm hồn con người trở nên thanh thản hơn. Thú chơi cá cảnh đã trở thành một loại hình nghệ thuật đặc biệt và lượng kiến thức, kinh nghiệm đúc kết lại để nuôi cá quá lớn. Chính vì vậy đối với những người mới bắt đầu chơi cá cảnh để có kiến thức trong việc chọn loại cá, chọn kích thước bể, cách nuôi cá… quá phức tạp.
1. Chọn loại cá:
Đầu tiên bạn phải biết mình sẽ nuôi cá gì:
- Chọn theo kích thước: cá cảnh loại to (to bằng bàn tay trở lên),cá loại bé (chỉ cỡ 1-2 ngón tay)
- Chọn theo giá tiền: Cá cao cấp giá trên 300 nghìn, có con lên tới 20 triệu. Cá giá trung bình từ 100 – 300 nghìn, cá giá thấp dưới 100 nghìn (người mới chơi cá nên tập nuôi loại này trước, sẽ tiết kiệm chi phí).
Với các loại cá to, do cá đắt tiền nên sẽ có riêng giấy chứng nhận và bạn nên tham khảo ở chủ cửa hàng cá, họ sẽ hướng dẫn tỉ mỉ cho bạn.
Ở đây mình chỉ giới thiệu về cá giá thấp cho người mới tập chơi cá cảnh do cá to đắt tiền rất phong phú về cách chăm sóc và khi mua sẽ được chuyên gia chăm sóc cá hướng dẫn cụ thể (có những nơi làm dịch vụ chăm sóc cá hàng tháng).
2. Bể nuôi:
– Bạn có thể chọn loại bể cá thủy sinh mini, bể cá cảnh để bàn làm việc (có thể nuối từ 2-5 con, bao gồm cá dọn bể).
– Hoặc bạn nuôi trong bể to, có sục oxi, lọc nước đầy đủ (có thể nuôi từ 10-20 con).
– Bạn có thể chọn 2 loại bể: bể thủy sinh (trong cây thật) và bể dùng các vật trang trí nhân tạo.
3. Nước:
– Bạn cần chú ý nguồn nước.
– Ở khu đô thị thường dùng nước máy có Clo, sẽ khiến cá chết. Nếu bạn dùng nước máy, nên phơi nước ra ngoài 1-2 ngày để bay clo, sau đó bạn có thể nuôi cá như bình thường. Nếu nhà bạn dùng nước giếng khoan thì ko cần phơi nước mà dùng trực tiếp.
– Với 1 số loại cá bạn nên cho 1-2 gr muối pha vào nước để cá khỏe hơn.
4. Cách cho cá ăn.
– Không nên cho cá ăn nhiều dễ khiến cá trương bụng mà chết.
– Cho ăn thức ăn khô hoặc thức ăn tự nhiên.
– Chỉ nên cho ăn 2 ngày 1 lần. Nếu là thức ăn khô, chỉ nên cho 3-4 hạt bé/ con cá.
5. Cách thay nước.
– Với các loại bể to đầy đủ phụ kiện, thì bạn ko cần thay nước do có hệ thống lọc.
– Với các loại bể cá cảnh mini (để bàn) , bạn nên thay nước 3-4 ngày/ lần. Tùy theo kích thước bể.
6. Máy sục oxi.
– Với các loại bể to, máy sục oxi thường được thiết kế cố định với bể nên bạn chỉ cần quan tâm tới chất lượng, nếu cần sẽ yêu cầu riêng với nơi bán bể cá.
– Với các loại bể cá cỡ vừa (0,5-1 m) bạn có thể tìm mua các loại máy sục mini giá từ 30-100 nghìn VNĐ.
– Với các loại bể cá thủy sinh mini (kích thước các chiều <30 cm), khuyến cáo không nên dùng sục. Với môi trường nhỏ hẹp, máy sục sẽ gây động cho cá, có thể khiến cá sợ nhảy ra ngoài hoặc môi trường động quá khiến cá chết. Nếu muốn dùng, chỉ nên dùng 10-20 phút/ngày, không nên để liên tục.
Xem thêm