Bạn đã biết cách diệt ốc hại trong bể thủy sinh chưa?

Ốc hại sinh sôi trong bể thủy sinh và bạn không biết nên “tiêu diệt” chúng như thế nào? Ốc hại sẽ gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ và môi trường sống của cá, cây thủy sinh trong bể. Đừng để ốc hại chiếm hết dinh dưỡng của cá và cây thủy sinh trong bể. Hãy tìm hiểu ngay cách diệt ốc hại trong bể thủy sinh qua những chia sẻ dưới đây nhé! 

Xem thêm :

>> Địa chỉ cung cấp bể thủy sinh giá rẻ TPHCM

>> Kinh nghiệm chăm sóc bể thủy sinh mới setup

>> Bạn đã biết cách diệt rêu hại trong bể thủy sinh chưa?

Diệt ốc hại trong bể thủy sinh - “Tay không bắt giặc”

“Tay không bắt giặc”, cách này khá tốn công nhưng nhiều người chơi thủy sinh thường áp dụng. Thông thường, khi người dùng dọn bể, làm sạch bể thủy sinh thì cũng dùng tay để bắt những con ốc hại. 

Tránh cho cá ăn quá nhiều

Bạn cần lưu ý trong việc cho cá ăn, tránh cho ăn quá nhiều vừa thừa dinh dưỡng vừa tạo cơ hội cho ốc “sinh sôi” nhiều hơn, gia tăng dân số ốc trong bể. Và tất nhiên, với tình hình thừa dinh dưỡng thì sự “bùng nổ dân số” ốc hại sẽ sớm xảy ra. 

Diệt ốc bể thủy sinh bằng cách đặt bẫy ốc

Bạn có thể đặt các loại bẫy ốc trên mạng để tiến hành kế hoạch “gài bẫy” tiêu diệt ốc hại. 

Gợi ý đến bạn 2 cái bẫy ốc đơn giản nhất.

Loại đầu tiên chính là đặt một miếng rau diếp lớn vào bể, kẹp phần thân cứng cáp vào thành, sau đó để qua đêm. Sáng hôm sau, lấy chiếc lá ra, bạn sẽ bất ngờ với số lượng ốc hại bám ở mặt dưới. Tiến hành đặt loại bẫy này vài đêm bạn sẽ loại được kha khá ốc hại trong hồ thủy sinh. 

Loại bẫy thứ 2 là sử dụng vỏ chuối làm bẫy. Bạn dùng vỏ chuối sẫm màu đặt vào bể buổi tối, bật đèn. Sáng hôm sau bạn sẽ thấy ốc hại bám trên vỏ chuối, hãy loại bỏ chúng. 

Diệt ốc hại trong bể thủy sinh - Dùng hóa chất

Bạn có thể áp dụng một số phương pháp diệt ốc hại trong bể thủy sinh sau đây:

  • Muối hồ thủy sinh: Sử dụng muối hồ cá hoặc muối kosher, hòa tan, rửa cây trong nước mặn tầm khoảng 15 giây. Sau đó rửa cây trong nước ngọt trước khi trồng trong bể thủy sinh. 
  • Dùng phèn chua: Phèn chua có thể loại bỏ ốc sên nhưng không có hiệu quả với trứng. 

Thêm một số “sát thủ săn ốc” vào bể thủy sinh

Bạn có thể thả vào bể một số “sát thủ săn ốc” như ốc sên sát thủ, cá vàng, cá nóc đốm xanh…

 

Với những chia sẻ trên đây, hãy bắt tay ngay vào việc diệt ốc hại trong bể thủy sinh để trả lại môi trường sống lý tưởng cho cá và cây thủy sinh trong bể. Tại Hồ Cá Mini, đơn vị còn chia sẻ rất nhiều kinh nghiệm hữu ích dành cho người chơi thủy sinh. Truy cập website https://hocamini.vn/ để bỏ túi nhiều tips hữu ích hoặc tham khảo các sản phẩm hồ thủy sinh tại đây nhé! 


Tin tức liên quan

Khám phá những ưu điểm của bể thủy sinh
Khám phá những ưu điểm của bể thủy sinh

711 Lượt xem

Bể thủy sinh - Một trong những thú chơi tao nhã đang ngày càng được ưa chuộng hiện nay. Nhiều người tìm đến việc chơi thủy sinh không chỉ để trang trí không gian mà còn giúp giảm stress, thư giãn. Vậy ưu điểm của bể thủy sinh là gì bạn có biết? Cùng tìm hiểu ngay qua những chia sẻ từ bài viết dưới đây nhé! 

Đặc Điểm Và Cách Chăm Sóc Cây Cỏ Tranh Thủy Sinh
Đặc Điểm Và Cách Chăm Sóc Cây Cỏ Tranh Thủy Sinh

2012 Lượt xem

Cây cỏ tranh (Blyxa aubertii ) có nguồn gốc từ Châu Á hình dạng hơi giống như cây hẹ nước lá dài và hướng lên mặt nước, cây cỏ tranh dễ chăm sóc và thường được trồng làm hậu cảnh cho hồ thủy sinh tuy nhìn hơi giống cây hẹ nước thế nhưng cây cỏ tranh mọc chủ yếu theo gốc và lá có xu hướng tản ra chứ không dày như cây hẹ nước.

Người chơi thủy sinh nên tham khảo thông tin này trước khi bắt đầu trồng cây thủy sinh
Người chơi thủy sinh nên tham khảo thông tin này trước khi bắt đầu trồng cây thủy sinh

842 Lượt xem

Để chọn cho mình một số cây thủy sinh phù hợp và dễ chăm sóc không khó nếu bạn hiểu biết về thông tin các loại cây mà mình sắp trồng như chế độ chăm sóc, tốc độ phát triển , đặc tính của cây ,… nhưng sẽ vô cùng khó khăn đối với các bạn mới bắt đầu chơi thủy sinh và chưa biết nhiều về cây thủy sinh.

Bể thuỷ sinh có cần sủi oxy không?
Bể thuỷ sinh có cần sủi oxy không?

6597 Lượt xem

Bể thuỷ sinh có cần sủi oxy không? Đây là thắc mắc của rất nhiều người chơi thủy sinh, nhất là những người mới. Liệu sinh vật trong bể thủy sinh có giống chúng ta, cần oxy để “thở” không? Với thắc mắc này, Hồ Cá Mini sẽ cung cấp đến bạn các thông tin hữu ích. Cùng tìm hiểu ngay nhé! 

Làm thế nào để có một hồ thủy sinh với không gian mở
Làm thế nào để có một hồ thủy sinh với không gian mở

1074 Lượt xem

Hồ mở (open aquarium) – loại hồ không có nắp đậy – với đèn treo từ phía trên mở ra không gian mới so với hồ truyền thống và làm nổi bật những loài thực vật có hoa đẹp. Nó có làm phòng thêm ẩm ướt? Lá cây có bị khô đi hay không? Điều gì xảy ra với cá nuôi trong hồ?

Thông Tin Về Cá Lông Vũ Nuôi Thủy Sinh
Thông Tin Về Cá Lông Vũ Nuôi Thủy Sinh

868 Lượt xem

Với hình thù như một chiếc lông, cá lông vũ – cá lông gà có kiểu bơi uốn lượn, uyển chuyển rất ma quái . Bạn sẽ thích cá lông vũ khi gặp lần đầu tiên với kiểu bơi lượn khá đặc biệt này.

Chi phí cho một bể thủy sinh phụ thuộc vào yếu tố nào?
Chi phí cho một bể thủy sinh phụ thuộc vào yếu tố nào?

793 Lượt xem

Bạn đang có ý định thiết kế một bể thủy sinh cho gia đình hoặc văn phòng công ty của mình. Tuy nhiên, bạn chưa biết mức chi phí cần phải bỏ ra để có một bể thủy sinh vừa ý là bao nhiêu. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu xem chi phí cho bể thủy sinh phụ thuộc vào những yếu tố nào để dự trù tài chính một cách hợp lý nhất.

 Thông tin và kỹ thuật trồng cây Thủy Cúc thủy sinh
Thông tin và kỹ thuật trồng cây Thủy Cúc thủy sinh

1290 Lượt xem

Cây Thủy Cúc là loài cây đẹp được trồng hậu cảnh trong hồ thủy sinh. Cây Thủy Cúc rất dễ trồng và phát triển rất nhanh.


Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng