Một số lưu ý khi làm bể thủy sinh
Chơi bể thủy sinh là một trong những thú vui khá độc đáo và ấn tượng của không ít người. Đây cũng là cách giúp các bạn nâng cao chất lượng cuộc sống 1 cách tốt nhất. Mặc dù chơi bể thủy sinh không phải là việc làm quá khó.
Tuy nhiên, nó cũng không hề đơn giản như một số người vẫn thường nghĩ, nhất là những người mới chơi. Vì vậy, sau đây hocamini.vn sẽ chia sẻ với bạn 1 số lưu ý khi làm bể thủy sinh để bạn cùng tham khảo như sau:
Có thể bạn quan tâm:
>>> Lợi ích của bể thủy sinh trong cuộc sống
>>> Các chi phí để thiết lập một bể cá mini đầy đủ
>>> Một số loài cá cảnh phong thủy cho người nuôi
Lựa chọn diện tích bể cá phù hợp
Trên thực tế, nếu bạn chọn bể cá có kích thước quá nhỏ mà không có các biện pháp xử lý và chăm sóc đúng đắn, có thể khiến cho môi trường nước dễ bị ô nhiễm. Chính vì vậy, hệ thống sinh thái dễ bị phá vỡ.
Ngược lại, đối với bể cá lớn, người chơi phải có kinh nghiệm trong việc làm nền, trồng cây, nuôi cá. Nếu không, bạn sẽ cảm thấy vô cùng vất vả và áp lực…. Vậy nên, hãy cố gắng lựa chọn diện tích bể cá phù hợp với kinh nghiệm, khả năng nuôi dưỡng của bản thân và không gian văn phòng hoặc ngôi nhà của bạn.
Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý khi làm bể thủy sinh là chiều dài của bể cũng không nên quá cao hoặc quá thấp. Vì nếu bể quá cao, ánh sáng sẽ không thể chiếu được xuống hết gây ảnh hưởng đến việc quang hợp của cây. Ngược lại, nếu bể cá quá thấp sẽ ảnh hưởng đến môi trường sống của hệ sinh thái trong bể.
Lưu ý trong việc thiết kế nền bể
Nếu bạn sử dụng nền bể thủy sinh công nghiệp dạng hạt thì bạn không cần phải quá lo lắng. Chỉ cần bỏ nền vào bể và sắp xếp bố cục là xong. Tuy nhiên, nếu bạn dùng sỏi trộn với phân thủy sinh thì bạn cần phải kỹ càng hơn trong việc thực hiện.
Nên chọn sỏi có kích thước vừa phải. Sỏi quá to hoặc quá nhỏ có thể khiến cho bộ rễ của cây k bám chắc được.
Trung bình, nền hồ có độ dầy khoảng 6 – 8 cm. Tuy nhiên, tùy thuộc vào ý tưởng mà bạn có thể thiết kế cho nền hồ có sự chênh lệch để phù hợp với từng loại cây trồng khác nhau. Đây là một trong những lưu ý khi làm bể thủy sinh rất quan trọng mà bạn cần đặc biệt chú ý.
Không thả cá ngay sau khi hoàn thành bể thủy sinh
Khi vừa đi vào hoạt động, bể thủy sinh của bạn chưa đi vào quỹ đạo ổn định. Đồng thời, trong bể có thể có những chất ảnh hưởng đến sức khỏe của cá. Chính vì vậy, khi thả cá, cá dễ bị chết.
Theo kinh nghiệm của các chuyên gia, sau khi xây dựng hồ xong khoảng 2 – 3 ngày, bạn nên thay nước và thả một số loại cá ăn rêu vào trước. Vì những loại cá này thường có khả năng chịu đựng môi trường mới tốt hơn. Sau đó khoảng ít nhất 2 tuần, bạn mới nên thả cá vào bể.
Không ôm đồm quá nhiều cây trong bể
Trồng quá nhiều cây trong bể sẽ khiến cho việc cân bằng môi trường sinh thái trở nên khó khăn. Ngoài ra, đây cũng là lý do khiến cho rêu xuất hiện nhiều trong hồ nước.
Vậy nên, lưu ý khi làm bể thủy sinh là: Đừng tham lam trong việc sử dụng các loại cây để trồng trong bể thủy sinh. Thay vào đó, bạn nên có những biện pháp cân đối sao cho phù hợp.
Ngoài ra, một số lưu ý khi làm bể thủy sinh mà bạn cần nắm bắt như sau:
- Nắp hồ có thể sẽ khiến cho bạn cảm thấy vô cùng vất vả khi vệ sinh hồ hoặc cắt tỉa cây cảnh bể. Chính vì vậy, cách tốt nhất là bạn không nên để nắp bể thủy sinh.
- Cân nhắc việc sử dụng máy lọc nước trong hồ vì máy lọc có thể làm ảnh hưởng đến dòng chảy của hồ và khiến cho chúng chỉ tập chung được 1 chỗ. Đồng thời, lọc nước có thể gây phát tán oxi trong không khí thay vì tan trong bể.
Trên đây là một số lưu ý khi làm bể thủy sinh. Mong rằng những thông tin mà chúng tôi cung cấp đã giúp bạn có thêm kinh nghiệm trong việc thiết kế bể thủy sinh một cách phù hợp nhất. Nếu bạn còn thắc mắc, hãy chia sẻ với chúng tôi để được tư vấn và chia sẻ những thông tin cần thiết nhất.Một số lưu ý khi làm bể cá mini.
Xem thêm