Cách phòng bệnh cho cá cảnh

Cá cảnh bị bệnh là điều bạn không bao giờ mong muốn, vì vậy các bạn luôn phải lưu ý phòng ngừa và trang bị kiến thức để trị bệnh cho cá nếu không may nó xảy ra. Giúp cá hết bệnh là một và hạn chế bệnh lây lan làm cá chết hàng loạt là hai. Sau đây, Hocamini.vn sẽ hướng dẫn một số cách phòng ngừa và chữa bệnh cho cá giúp bạn trang bị kiến thức cho mình.

Có thể bạn quan tâm:

>>> Hướng dẫn cách nuôi cá hồng kim

>>> Một số lưu ý để nuôi cá cảnh không bị chết

>>> Thông tin và kỹ thuật nuôi cá hồng két sống lâu

Hiện nay phong trào nuôi cá cảnh khá phổ biến trong các hộ gia đình, cả ở thành phố và nông thôn. Tuy nhiên, đa số người nuôi đều theo cảm hứng, còn sự hiểu biết về sinh lý, sinh hóa, tập tính, dịch bệnh của cá cảnh còn rất mơ hồ. Đã không ít người bị thiệt hại khi nuôi cá cảnh do dịch bệnh gây ra. Kinh nghiệm về phòng ngừa bệnh hại cá cảnh là khá cần thiết.

cach phong benh, chua benh cho ca canh
Làm gì khi cá cảnh mắc bệnh?

Triệu chứng khi cá mắc bệnh

Triệu chứng rõ nhất khi cá bị bệnh được biểu hiện qua màu sắc trên thân cá và cử chỉ hành động. Khi nhiễm bệnh, màu sắc thân cá hơi nhạt đi so với màu cơ bản, màu cá có thể trắng bệch hay đen sẫm, cá bị tuột vảy hay ra nhiều nhớt. Hoạt động bơi lội chậm chạp và tách ra riêng khỏi đàn vào góc bể, cá đơn độc bơi gần mặt nước hay dựa vào thành bể hay góc hồ, phản ứng chậm hay không có phản ứng khi có tiếng động mạnh, cũng có khi cá chuyển động xoay tròn hay nằm ngửa xuống đáy bể. Các vây, mắt, đầu, lỗ hậu môn, bụng có thể xuất huyết, mang có ký sinh trùng hoặc nấm gây thối rữa, giải phẫu thấy phân, ruột, nội tạng bất bình thường.

Những nguyên nhân chính gây bệnh cho cá cảnh

1. Môi trường nước bị ô nhiễm và các yếu tố môi trường không thích hợp

Có thể nói môi trường nước là yếu tố quan trọng hàng đầu. Nước sạch cá sẽ khỏe và sinh trưởng tốt, còn nước dơ sẽ làm cá nhiễm rất nhiều bệnh. Cá cảnh nuôi chỉ thích hợp ở một phạm vi nhất định về tính chất hóa lý của môi trường nước. Vượt quá phạm vi đó, cá sẽ bị phát bệnh ngay.

Nguyên nhân chủ yếu làm thay đổi chất lượng nước là sự phân hủy thức ăn và phân do cá bài tiết ra tạo điều kiện cho phiêu sinh vật, tảo có cơ hội phát triển, từ đó dẫn đến nước bị hủy hoại. Khi hàm lượng chất thải cao, lượng oxy hòa tan trong nước sẽ giảm, pH thay đổi bất lợi cho cá. Nhiệt độ nước thay đổi đột ngột vượt quá giới hạn cũng là tác nhân gây bệnh cho cá.

2. Thức ăn và cách cho cá ăn không thích hợp

Chất lượng thức ăn cho cá không được bảo đảm tốt, thức ăn bị thiu, thối rữa biến chất hay thành phần dinh dưỡng trong khẩu phần thức ăn không đủ, cho ăn không đúng kỹ thuật cũng gây bất lợi cho cá.

3. Do nguyên nhân chủ quan

Bắt cá, ép cá đẻ, thay nước… do bất cẩn có thể làm cho cá bị tuột vảy, gây thương tích cho cá. Tại những vị trí hồ bị dơ, vi khuẩn gây hại cho cá sẽ “đóng ổ” chờ để khi có cơ hội tấn công cá.

4. Những nguồn bệnh từ bên ngoài

– Từ thức ăn: artemia, trùn chỉ, cung quăng… từ nơi bán mang về mà chưa xử lý lại cũng có thể gây bệnh cho cá, vì đây là những loại thức ăn mang nhiều mầm bệnh tiềm ẩn trong thân.

– Từ những loài thực vật thủy sinh trong nước: bèo, rong cỏ có trong nguồn nước cho vào hồ nuôi cá có thể mang những mầm bệnh do cá hồ khác hay nơi nào đó bám vào.

– Từ dụng cụ cho bể cá trước đó đã vô tình dùng cho bể cá bệnh mà không tẩy rửa diệt khuẩn kỹ.

– Từ cá mới mua về có thể mang mầm bệnh mà không qua xử lý đã thả ngay vào bể cá cũ nuôi chung.

Phương pháp phòng bệnh cho cá cảnh

1. Duy trì chất lượng nước tốt và ổn định nhiệt độ:

Nước dùng để nuôi cá phải là nước sạch và cần qua xử lý để có độ pH, nhiệt độ thích hợp cho cá. Nước trước khi thả cá cần được phơi dưới nắng mặt trời. Nếu sử dụng nước máy thì phải phơi nắng trên một ngày, dùng nước giếng phải phơi từ 12 giờ trở lên.

Mật độ nuôi phải vừa phải, không thả quá nhiều cá thể và nhiều loài trong một bể nuôi. Thường xuyên làm vệ sinh hồ và nhất là đáy hồ, không để phân cá tồn trữ quá lâu trong bể vì đây là tác nhân chính gây ra bệnh cho cá.

Khi thay hay thêm nước mới thì nước mới phải có chỉ số nhiệt độ, pH… giống hay gần giống với nước trong bể, biên độ nhiệt giữa ngày và đêm không vượt quá 5 độ C.

2. Chất lượng thức ăn và cách cho ăn:

Thức ăn cũng rất quan trọng với cá, thức ăn tốt chẳng những đảm bảo cho cá tăng trưởng và phát dục tốt mà còn tác động đến màu sắc trên thân cá, làm cá thêm tươi tắn, thêm sinh khí. Thức ăn cho cá cảnh phải tươi sống, tốt, hợp vệ sinh, đủ chất đạm, chất béo, vitamin… Không nên cho cá ăn thức ăn thối rữa, kém phẩm chất. Thức ăn tươi vớt từ cống rãnh trước khi cho cá ăn cần rửa sạch.

Lượng thức ăn cần căn cứ vào mật độ, trọng lượng, cỡ cá, tình hình bắt mồi và sinh trưởng của cá mà định lượng, định giờ cho cá ăn. Không nên cho ăn tùy tiện nhiều bữa hay ít bữa trong một ngày. Cũng cần theo thời tiết, mùa mà xác định lượng thức ăn và hàm lượng thức ăn.

3. Tránh gây thương tích cho cá:

Khi thả cá hay bắt cá cần nhẹ nhàng, dùng vợt mềm xúc cá, tránh sây sát, tuột vảy, hư vây làm chảy máu cá.

4. Vệ sinh hồ nuôi:

Trước khi thả cá vào bể cần phải sát trùng bể nuôi bằng cách phơi nắng cho khô đáy bể. Với bể xi măng thì dùng vôi sống hay vôi bột quết trong và ngoài bể. Với ao đất tùy theo kích thước và độ sâu mà rải vào lượng vôi thích hợp, có thể rải vôi bột với lượng 10 kg trên 100 mét vuông. Sử dụng clorur vôi vãi xuống ao hồ xây bằng xi măng với nồng độ 20 ppm ngâm trong một tuần, rửa sạch bể trước khi thả cá. Với dụng cụ phải diệt khuẩn, rửa sạch trước khi dùng, có thể dùng muối hột với nồng độ 3% hay clorin nồng độ 200 – 220 ppm ngâm trong vòng 48 giờ rồi phơi khô.

Trước khi thả cá cần diệt khuẩn bằng cách ngâm cá trong dung dịch nước muối 3 phần ngàn hay dung dịch KMnO4 nồng độ 10 ppm (10 mg cho 1 lít nước) trong 10 – 15 phút.

Xử lý cá bệnh

Khi phát hiện cá bệnh lập tức vớt ra riêng, cách ly, để tránh lây nhiễm với những con còn khỏe và sớm xác định bệnh để có biện pháp chữa trị kịp thời, đề phòng bệnh truyền nhiễm. Khi cá khỏe trở lại không nên thả ngay vào đàn cũ mà phải nuôi riêng và quan sát trong một khoảng thời gian 2 – 3 ngày, vì sau khi chữa khỏi một số cá vẫn còn mang mầm bệnh trong mình.

Các biện pháp điều trị bệnh cho cá:

– Tắm cá trong dung dịch thuốc là phương pháp chữa bệnh thường dùng nhất.

– Trộn thuốc với thức ăn: khi cá bệnh nhưng vẫn còn khả năng bắt mồi, ta có thể trộn thuốc vào thức ăn cho cá ăn cả thuốc lẫn mồi.

– Chích thuốc: một số loại cá quý có kích thước lớn có thể nhẹ nhàng bắt lên và tiêm thuốc cho cá vào xoang bụng.

– Thay đổi nước: làm sạch nước bể cá, thay đổi nhiệt độ hay độ pH của nước để tiêu diệt ký sinh. Ví dụ như đối với bệnh đốm trắng, ta có thể tăng nhiệt độ và muối tới mức giới hạn để chữa cho cá và thay ra một lượng nước nhất định. Chú ý không để biến động pH và nhiệt độ quá nhiều.

Kỹ thuật dùng muối ăn phòng và chữa bệnh cho cá cảnh

Muối ăn là một chất dùng trị liệu tốt : Từ lâu đời, muối ăn là một vật liệu sẵn có dùng trong trị liệu mọi lúc. Muối diệt các loại ký sinh trùng (KST) như Costia, Trichodina và Chilodonella rất tốt khi chúng bám ở bề mặt hoặc trong nước. Muối cũng giúp sát trùng vết loét bề mặt (da, vây, mang) cá cảnh do vi khuẩn gây bệnh. Muối là vật liệu an toàn nhất dùng trong trị liệu nếu được giám sát thời gian cẩn thận. Nó có thể dùng lâu dài mà không gây hại cho cá cảnh .

Muoi la than duoc trong viec chua benh cho ca canh

Muối là thần dược chữa trị bệnh cho các loại cá cảnh

Muối diệt KST: Tác dụng giết KST của muối ăn là do áp lực thẩm thấu.

Liều điều trị: Ngâm thời gian lâu: 1-3 gam muối trong 1 lít nước [(1-3 ppt – 0.5%). Liều thấp này thường áp dụng cho hồ cá koi  ( cá chép Nhật ) cũng như để phòng ngừa một cách căn bản. Người ta cũng thấy là nó có tác dụng phòng ngừa các bệnh KST khá tốt. Xử lý các vết lóet do nhiễm khuẩn cũng khá tốt nếu tăng muối lên 5 gam/lít.

Cách tắm muối trị KST nước ngọt và các bệnh về mang do vi khuẩn. 10-30 gam / lít (10 – 30 ppt – 1-3%) khỏang 30 phút. Liều cao hơn chỉ nên kéo dài trong 1 phút. Người ta thường dùng 20 gam / lít trong 20 phút.

Những điều nên làm và không làm

– Chắc chắn muối đã hòa tan hết để ngừa cá bị "sát muối”.

– Sục khí bể cá  một lát.

– Lấy cá ra ngay nếu thấy cá có vẻ "quá sức”.

– Dùng muối ăn. không dùng muối có I-ốt.

Tóm lại : Khi nuôi mà không có điều kiện kiểm tra cá, nước đầy đủ thì muối ăn là lựa chọn đầu tiên cứu chữa bệnh cho cá . Nếu không có kết quả, mới lựa chọn các cách khác.

Cách pha các nồng độ như sau:

– ppm = mg/lít ví dụ: 5 ppm = 5 mg / lít

– mg / lít x 3.785 = mg / gall (US) ví dụ: 5 mg / lít = 18.9 mg / gall

– mg/ lít x 4.546 = mg / gall 5 mg / lít = 22.7 mg / gall

– 1 ounce = 28.35 gam

– Dung dịch 1% = 10 ml trong 1 lít = 10 gam trong 1 lít = 38 gam trong 1 gall

Bài này đã tổng hợp các cách phòng ngừa, trị bệnh tốt nhất cho cá cảnh, các loại thuốc trị bệnh cho cá, phân bón cho cây thủy sinh. Các bài sau sẽ cập nhật cách trị bệnh cho các loài cá cảnh cụ thể. Chúc bạn luôn có một bể cá khỏe mạnh và ít bệnh tật.


Tin tức liên quan

Số lượng cá cảnh nên nuôi trong bể cá
Số lượng cá cảnh nên nuôi trong bể cá

3118 Lượt xem

Số lượng cá cảnh nên nuôi trong bể cá là bao nhiêu? Đây là câu hỏi của khá nhiều người chơi cá cảnh đang thắc mắc. Việc lựa chọn số lượng cá cảnh nuôi giúp cá có cơ hội , môi trường sinh sản khỏe mạnh. Bên cạnh đó, theo phong thủy, số lượng cá cảnh cũng là đối tượng điều hòa âm dương, mang lại nguồn năng lượng cho gia chủ. Để trả lời câu hỏi trên hãy cùng đọc tiếp bài viết dưới đây.

Cần mua bể cá cảnh ở Bình Dương? Đặt hàng online tại Hồ Cá Mini
Cần mua bể cá cảnh ở Bình Dương? Đặt hàng online tại Hồ Cá Mini

106 Lượt xem

Nhu cầu chơi cá cảnh hiện nay ngày càng phổ biến, đây cũng là thú vui vô cùng tao nhã, mang lại nhiều lợi ích, không chỉ về tinh thần mà còn về phong thủy. Tại Bình Dương, bạn có thể tìm được rất nhiều đơn vị cung cấp bể cá. Tuy nhiên, cần tìm được đơn vị uy tín để đảm bảo nguồn gốc, chất lượng sản phẩm. Bạn cần mua bể cá cảnh ở Bình Dương? Hãy tham khảo ngay sản phẩm của Hồ Cá Mini.

Cách nuôi cá cảnh đơn giản, nhàn tênh
Cách nuôi cá cảnh đơn giản, nhàn tênh

104 Lượt xem

 

Nuôi cá cảnh là thú vui tao nhã, tuy nhiên đây không phải là một việc đơn giản. Nếu không có kiến thức, những chú cá có thể bị bệnh và tuổi thọ ngắn, không sống lâu được. Dưới đây, Hồ Cá Mini sẽ chia sẻ đến bạn cách nuôi cá cảnh đơn giản, nhàn tênh.

Hướng đặt bể cá cảnh cho người mệnh thổ
Hướng đặt bể cá cảnh cho người mệnh thổ

664 Lượt xem

Nhiều người cho rằng người mệnh Thổ không thể nuôi cá cảnh vì sẽ gây ra mất mát và không tốt cho phong thủy. Nhận định này hoàn toàn sai lầm. Gia chủ mệnh thổ hoàn toàn có thể nuôi cá cảnh hiệu quả, mang lại may mắn nếu biết hướng đặt bể cá cảnh phù hợp mà chúng tôi sắp nêu ra dưới đây.

Cá Ping Pong Bụng Bự
Cá Ping Pong Bụng Bự

3603 Lượt xem

Cá Ping Pong hay còn được gọi với cái tên cá vàng Ngọc Trai là loài cá cảnh đẹp với cái bụng phình to do sự đột biến về cấu trúc cơ thể tạo nên sự dễ thương có một không hai của giống cá vàng quý này.

Cách nuôi cá vàng không bị chết
Cách nuôi cá vàng không bị chết

1143 Lượt xem

Làm sao nuôi cá vàng không bị chết? Câu hỏi này có lẽ được nhiều bạn yêu cá đặt ra. Các bạn có thể tham khảo thêm một vài thông tin qua bài viết dưới đây để có thể rút ra một vài kinh nghiệm cho việc nuôi cá trong thực tế của mình.

Địa điểm bán bể cá treo tường mini tại TPHCM
Địa điểm bán bể cá treo tường mini tại TPHCM

765 Lượt xem

Chơi cá cảnh mang lại rất nhiều ưu điểm cho người chơi, rất dễ dàng để tìm kiếm một điểm bán bể cá mini treo tường bất kì. Tuy nhiên để tìm được địa điểm uy tín thì bạn nên xem qua bài viết này.

Mẫu bể cá mini lý tưởng tặng bạn bè người thân
Mẫu bể cá mini lý tưởng tặng bạn bè người thân

1150 Lượt xem

Bể cá mini hiện nay được thiết kế khá nhỏ gọn và khoa học phù hợp cho không gian nhỏ hẹp của văn phòng hay để bàn tại gia đình. Với kiểu dáng bắt mắt và độc đáo, các mẫu bể cá mini đang được nhiều bạn trẻ lựa chọn làm quà tặng mang lại nhiều ý nghĩa. Cùng tham khảo những mẫu bể cá lý tưởng dưới đây để lựa chọn được món quà thích hợp nhất nhé.


Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng